4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2.3 Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống
Muốn bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống thì không thể nhận biết các giá trị văn hoá một cách chung chung mà phải xác định được các giá trị văn hoá cụ thể của đời sống vật chất và tinh thần. Trước hết đó là tiếng mẹ đẻ - một đặc trưng cơ bản, nét độc đáo trong văn hoá, là tinh thần và tâm hồn dân tộc. Các giá trị văn hoá dân tộc có thể nhận biết qua tri thức tích luỹ lâu đời của con người thích ứng, hoà điệu với môi trường, tạo ra cuộc sống vật chất và tinh thần của dân tộc. Những kết quả đạt được qua việc ăn, mặc, ở, các vật dụng phục vụ sinh hoạt,... chính là kết quả vật hoá của các tri thức đó. Các giá trị văn hoá dân tộc còn thể hiện qua các hình thức khác nhau trong đời sống tinh thần của dân tộc. Đó là văn học dân gian (truyện kể...), là các hình thức diễn xướng dân gian (dân ca...), các hình thức tín ngưỡng, lễ hội, nghi lễ - phong tục... Tất cả các giá trị văn hoá đó phải được bảo tồn và phát huy trong đời sống dân tộc. Cụ thể cần làm tốt các nội dung sau đây :
- Tuyên truyền, giới thiệu các giá trị văn hoá của người Mã Liềng thông qua sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng. Đấy là công việc hết sức cần thiết để đồng bào Kinh và đồng bào Mã Liềng hiểu biết lẫn nhau, xích lại gần nhau, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau.
thức văn hoá quý giá mà lớp trẻ, thế hệ sau phải hấp thụ qua trường lớp trước khi bước vào cuộc sống để tiếp tục sáng tạo và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của ông cha để lại.
- Một trong những biện pháp cụ thể nhưng cũng rất cơ bản là bảo tồn tiếng nói. Bởi vì, như trên đã nói, bàn đến vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc mà không bắt đầu từ tiếng nói thì rõ ràng là mất đi một phương tiện có ưu thế gần như tuyệt đối.
- Đưa nội dung văn hoá vào các chương trình phát triển của vùng miền núi - dân tộc.
Tuy nhiên, với xã hội công nghiệp hoá và hiện đại hoá ngày nay không phải giá trị văn hoá nào cũng thích hợp cũng có thể phát huy tác dụng để thúc đẩy sự phát triển xã hội. Có nhiều giá trị làm cản trở sự phát triển, vì nó đã lỗi thời, không phù hợp với xã hội mới. Bởi thế, nói phát huy các giá trị văn hoá truyền thống thì trước tiên phải xuất phát từ yêu cầu của sự phát triển ngày nay mà xem xét lựa chọn.
4.2.4 Thiết lập và củng cố các tổ chức chính trị - xã hội, đề cao vai trò cán bộ cơ sở
* Thiết lập và củng cố các tổ chức chính trị - xã hội cơ sở
Hiện nay cũng như ở mọi miền của đất nước, tổ chức Đảng, chính quyền và đoàn thể quần chúng ở cơ sở có vai trò và ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện dân chủ và làm chủ của quần chúng, trong việc điều hành và quản lý xã hội, phát huy vai trò chủ động sáng tạo của nhân dân, giữ gìn trật tự và an toàn xã hội, phát triển kinh tế - xã hội.
Đối với các bản của người Mã Liềng thì các tổ chức cấp cơ sở này càng có vai trò đặc biệt. Trước nhất, đó là địa bàn miền núi vùng sâu, vùng xa giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, việc quản lý và điều hành từ cấp tỉnh, huyện xuống xã, bản gặp trở ngại, bởi vậy đòi hỏi cấp cơ sở phải chủ
động sáng tạo, nắm vững chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước áp dụng vào thực tế địa phương mình. Cụ thể :
- Tuyên truyền, vận động để dân bản thấy được quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia các tổ chức quần chúng: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên....
- Các tổ chức Đảng, chính quyền và đoàn thể tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ của mình vận động dân bản thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Phát hiện và xử lý nghiêm đối với các hành vi lợi dụng dân bản để mua bán, trao đổi hàng không đúng với giá trị và đổi rượu, thuốc...
- Tăng cường việc giám sát, kiểm tra của chính quyền và các đoàn thể đối với các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn.
* Đề cao vai trò của cán bộ cơ sở
Cán bộ cơ sở (Trưởng bản, cán bộ phát triển bản làng như cán bộ khuyến nông - khuyến lâm, thầy cô giáo, cán bộ y tế bản...) là những người trực tiếp với dân bản, biến quá trình tham gia bị động hiện nay của người dân sang quá trình tham gia chủ động tích cực trong các hoạt động phát triển. Do vậy cần làm tốt các công việc sau đây:
- Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở, đây không chỉ là vấn đề cấp bách mà còn là vấn đề có tính chiến lược và lâu dài.
- Xây dựng chế độ chính sách đảm bảo các điều kiện cần thiết cả về vật chất và tinh thần cho đội ngũ cán bộ cơ sở. Thường xuyên tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ này được nâng cao trình độ, tiếp cận với sự tiến bộ của xã hội, biết vận dụng kiến thức vào thực tế ở bản.
- Cán bộ cơ sở phải xây dựng được mối quan hệ mật thiết với dân bản, trên cơ sở tôn trọng văn hoá dân tộc (phong tục, tập quán, tín ngưỡng...), chăm lo đến đời sống của dân, mang hiểu biết cho dân bản, là chỗ dựa tin cậy của dân bản để giải quyết những khó khăn, gắn quyền lợi của họ với sự phát
triển của bản làng bằng cơ chế chính sách.
* Mở rộng giao lưu với cộng đồng xung quanh
Mặc dù đã có nhiều thay đổi nhưng nhìn chung xã hội Mã Liềng đang vận hành theo cơ chế tự quản bằng các luật tục “đóng kín”. Tâm lý bản đóng kín là một trở lực cho việc hoà hợp bản vào với cộng đồng địa phương. Bởi vậy, trên cơ sở phát triển kinh tế, cần phải thúc đẩy quá trình “mở cửa” và hoà nhập vào với cộng đồng địa phương.
- Huy động dân bản cùng tham gia và có trách nhiệm với các hoạt động ở địa phương: Giao thông nông thôn, thuỷ lợi nội đồng, các ngày mít tinh, lễ hội tại địa phương.
- Vận động cộng đồng địa phương giúp đỡ dân bản trong sản xuất cũng như trong đời sống thường ngày.