3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.2 Phát triển dân số và phân bố dân cư
Năm 1966, nhóm người Mã Liềng ở Cửa Ba - Bản Quạt có 7 hộ với 30 người. Khi đưa về định cư ở bản Giàng IIơax Hương Vĩnh đưa tổng số người ở Bản này lên 70 người với 17 hộ. Năm 1976 nhóm người ở Cửa Ba - Bản Quạt trở về bản Rào Tre có 10 hộ với 36 người; Nhóm ở lại bản Giàng có 12 hộ với 46 người. Như vậy, sau 10 năm thực hiện định canh - định cư, người Mã Liềng tăng được 12 nhân khẩu, bình quân mỗi năm tăng 1,2 người.
Theo số liệu của Ban miền núi - Di dân Hà Tĩnh năm 1995, người Mã Liềng có 32 hộ với 124 người. Trong đó bản Rào Tre có 22 hộ với 94 người và bản Giàng II có 9 hộ với 30 người. Cũng theo số liệu của Ban miền núi - Di dân năm 1997 người Mã Liềng có 17 hộ với 93 người ở bản Rào Tre và 9 hộ với 33 người ở bản Giàng; Năm 2000 có 30 hộ với 127 người trong đó ở bản Rào Tre có 22 hộ với 95 người và bản Giàng có 8 hộ với 32 người. Hiện nay người Mã Liềng có 41 hộ với 149 khẩu phân bố ở bản Rào Tre 30 hộ với 118 người và ở bản Giàng 11 hộ với 31 người. Số liệu về dân số của người Mã Liềng qua các năm được phản ánh ở bảng 7.
Bảng 3.1 Số liệu về dân số của người Mã Liềng (1966-2010)
TT Năm Dân số
(người) Ghi chú ( xuất xứ tài liệu )
1 1966 70 Theo lời kể của ông Nguyễn Văn Hiến - Cán bộ
khuyến nông khuyến lâm thời kỳ đó
2 1976 82 Theo lời kể của ông Nguyễn Văn Hiến - Cán bộ
khuyến nông khuyến lâm thời kỳ đó
3 1995 124 Ban miền núi - Di dân và Cục thống kê Hà Tĩnh
4 1997 126 Ban miền núi - Di dân Hà Tĩnh
5 2000 127 Ban miền núi - Di dân Hà Tĩnh
6 2010 149 Điều tra thực tế
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2009)
Nếu biểu thị các số liệu trên theo đồ thị ta thấy dân số người Mã Liềng tăng theo thời gian.
Đồ thị 3.1 Dân số người Mã Liềng qua các năm
Một số ý kiến dựa vào số liệu thống kê tỷ lệ trẻ sơ sinh bị chết hàng năm là 30% đã đưa ra kết luận rằng người Mã Liềng đang giảm dân số và đang đứng trước nguy cơ diệt vong. Tuy nhiên dù tỷ lệ chết ở trẻ sơ sinh cao nhưng tỷ lệ chết trong tổng số dân cư không cao hơn tỷ lệ tăng tự nhiên và tăng cơ học. Do đó không thể có quá trình suy giảm dân số ở tộc người này.
Bảng 3.2 Bình quân nhân khẩu trong một hộ
Tên bản Số hộ
(hộ)
Số khẩu
(người)
Nhân khẩu bình quân
(người/hộ)
Rào Tre 30 118 3,9
Giàng 11 31 2,8
Tổng số 41 149 3,6
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra
Nhìn vào biểu ta thấy bình quân số nhân khẩu bình quân hộ của người Mã Liềng tương đối thấp. Điều đó không phải đồng bào thực hiện sinh đẻ có kế hoạch mà do đời sống kinh tế quá nghèo nàn, tỷ lệ hữu sinh vô dưỡng cao, tuổi thọ trung bình thấp. Vì thế về cơ cấu lứa tuổi, rõ ràng người Mã Liềng
thuộc tộc người có dân số trẻ, số người từ 0 đến 14 tuổi chiếm 48,76% nhưng số người từ 60 tuổi trở lên chỉ chiếm 2,48%.
Tộc người nghèo đói này có sự phân bố dân cư lẻ tẻ, chia cắt. Với dân số gần 150 người, có mặt tại 2 bản thuộc hai xã miền núi cao, địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn. Điều đó vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả của một đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội quá thấp kém của tộc Mã Liềng. Đặc biệt các điểm tụ cư của người Mã Liềng quá nhỏ, nếu tính bình quân trong một hộ là 4,8 khẩu thì trung bình một điểm tụ cư (một bản) của tộc người này chỉ có 20 hộ với 75 người.
Số lượng này còn giảm sút, bởi vì hiện nay một số hộ ở Bản Giàng vẫn tiếp tục bỏ bản ra đi với người đồng tộc ở bản Ma Ca, Bản Pụng bên Lào. Hơn nữa do đặc điểm cư trú, người Mã Liềng sống biệt lập trong các vùng núi cao, bản của họ xa nơi cư trú của người Kinh nên không có trường hợp hôn nhân ngoại tộc. Do đó khi đến tuổi lập gia đình, người Mã Liềng phải đi các bản đồng tộc ở Quảng Bình hoặc ở Lào tìm chồng, tìm vợ và không ít trường hợp họ không về bản cũ. Điều này góp phần làm cho dân số trong những năm gần đây tương đối ổn định.