2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.2.3 Kinh nghiệm phát triển kinh tế xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số trong nước và quốc tế
số trong nước và quốc tế
* Một số kinh nghiệm quốc tế
Ở phần lớn các nước công nghiệp hoá và đang phát triển, các nhóm dân tộc thiểu số nghèo hơn dân tộc đa số, tuy mức độ có khác nhau. Hai nhóm chính sách được sử dụng rộng rãi để giúp nhóm dân tộc thiểu số thu hẹp chênh lệch về hiệu quả thu nhập từ các nhóm nguồn lực là:
+ Luật tạo cơ hội ngang bằng, nhằm tránh trường hợp người có khả năng chuyên môn và kinh nghiệm tương đương lại phải nhận mức lương thấp hơn, có cơ hội tiếp cận làm việc và các dịch vụ của Chính phủ ít hơn xuất phát từ dân tộc, giới tính, tôn giáo hoặc xu hướng tình dục của họ. Ví dụ như sau cách mạng năm 1959 ở Cuba, luật tạo cơ hội ngang bằng đã được thực hiện song song với các chính sách kinh tế và xã hội toàn diện, kết quả là đến thập niên 80 đã gần như xoá bỏ chênh lệch mức sống giữa người da trắng và da đen. Gần đây hơn, Hiến pháp 1998 của E-cu-a-đo đã đảm bảo quyền đất đai công của người dân bản địa, quyền có giáo dục bằng ngôn ngữ người bản địa và quyền được tham gia quyết định việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Dù Luật tạo cơ hội ngang bằng được áp dụng rộng rãi ở các nước đã nêu, các nước đang phát triển và công nghiệp hoá, nhiều nghiên cứu cũng đã cho thấy
chênh lệch về lương và mức sống vẫn còn phổ biến.
+ Các chương trình hành động tích cực, nhằm giành quyền ưu tiên cho thành viên của các nhóm chịu thiệt thòi. Ví dụ như ở Ấn Độ, từ năm 1950 một số suất học cao học, việc làm trong Chính phủ và ghế trong thượng nghị viện được giành riêng cho thành viên thuộc một số bộ tộc. Tương tự, chính sách kinh tế mới của Malaysia năm 1971 cũng đã đặt ra chỉ tiêu định lượng về chủ sở hữu công ty của người Mã Lai bản địa và việc làm của họ trong các ngành. Các chương trình hành động tích cực cũng được sử dụng tại Châu Phi và Mỹ song thường gây tranh cãi và bị chỉ trích là đã trợ giúp cho các thành viên khá giả của một số nhóm dân tộc được hỗ trợ, gây ra sự bất bình từ phía các nhóm dân tộc khác và ảnh hưởng đến sự khuyến khích tài năng và đóng góp thực sự.
Kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy rằng thực hiện phối kết hợp các chương trình hành động ở một số ngành là cần thiết để giảm thiệt thòi cho các dân tộc thiểu số. Các tổ chức, diễn đàn và tổ chức Phi Chính phủ hoạt động vì quyền lợi của nhóm dân tộc thiểu số hoặc do những người thuộc nhóm dân tộc thiểu số trực tiếp thực hiện có vai trò quan trọng trong thực hiện luật và xoá bỏ rào cản văn hoá và tư tưởng giữa các nhóm dân tộc. Ví dụ như Băng- la-desh và Indonesia, Philippine và Thái Lan, các tổ chức của người dân bản địa đã tạo điều kiện cho dân tộc thiểu số có tiếng nói có ảnh hưởng hơn. Có thể nói các tổ chức này giúp cải thiện cả nguồn lực cũng như hiệu quả thu nhập từ các nguồn lực của dân tộc thiểu số.
* Kinh nghiệm trong nước
Sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng
nhau, no đói giúp nhau” [20].
Đã hơn 30 năm kể từ ngày thống nhất đất nước và hơn 20 năm kể từ khi thực hiện công cuộc Đổi mới kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh chóng đã đóng vai trò quan trọng trong xóa đói giảm nghèo và cải thiện mức sống của người dân trên nhiều phương diện. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tác động của quá trình tăng trưởng kinh tế đến mức sống của các nhóm dân tộc là không đồng đều. Chi tiêu của người Kinh tăng lên nhanh hơn so với mức trung bình ở nông thôn, còn chi tiêu của các nhóm dân tộc thiểu số thấp hơn và tăng chậm hơn. Chênh lệch chi tiêu giữa người Kinh và dân tộc thiểu số là đáng kể và khoảng cách này có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Một phần của chênh lệch này là do nguồn lực hạn chế của đồng bào hoặc do các đặc tính của xã nơi họ sinh sống. Điều này cho thấy các giải pháp cải thiện cơ sở hạ tầng cấp xã và cải thiện nguồn lực của đồng bào dân tộc thiểu số dù quan trọng nhưng sẽ không đủ để xoá bỏ chênh lệch chi tiêu nói trên.
Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến đồng bào dân tộc thiểu số, có rất nhiều chính sách và chương trình được thiết kế và thực hiện nhằm hố trợ cho sự phát triển của đồng bào. Những chương trình và chính sách này chú trọng giải quyết nhiều vấn đề kinh tế-xã hội có liên quan đến sự phát triển của dân tộc thiểu số và hướng vào thực hiện nhiều mục tiêu. Một số chương trình (như hợp phần cơ sở hạ tầng thuộc Chương trình 135 và 143, hợp phần nước thuộc Chương trình 134) tập trung vào xây dựng hạ tầng cơ sở cơ bản ở các vùng đặc biệt khó khăn. Nhà nước cũng áp dụng trợ cấp về giá và cước vận chuyển cho các xã khó khăn và ở vùng xa. Các chương trình và chính sách khác như hợp phần khuyến nông thuộc Chương trình 143, hợp phần đào tạo thuộc Chương trình 135, miễn giảm viện phí và nhà ở thuộc Chương trình 134) đã hỗ trợ kỹ thuật canh tác, tay nghề, chăm sóc sức khoẻ, phổ cập kiến thức và nhà ở cho các hộ thuộc dân tộc thiểu số hoặc hộ nghèo. Loại chương trình thứ
3, điển hình là Chương trình hỗ trợ Các hộ dân tộc thiểu số có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và một số sáng kiến ở các tỉnh nhằm hỗ trợ cho các nhóm dân tộc thiểu số, thường là các dân tộc có ít người và mức sống rất thấp. Theo thời gian, do tăng trưởng kinh tế nhìn chung giúp nâng cao mức sống của người dân, dường như đã có sự chuyển hướng từ hỗ trợ theo địa bàn sang các chính sách và chương trình được định hướng trực tiếp vào các nhóm đồng bào dân tộc thiểu số và các nhóm người nghèo khác. Bên cạnh việc hỗ trợ các xã nghèo ở vùng xa, còn tăng cường các giải pháp hỗ trợ trực tiếp nhóm đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn. Cũng cần có các chính sách và chương trình nâng cao hiệu quả thu nhập từ các nguồn lực của đồng bào các dân tộc thiểu số. Chênh lệch hiệu quả thu nhập từ các nguồn lực giữa đồng bào Kinh và đồng bào dân tộc thiểu số cho thấy những khó khăn liên quan đến văn hoá, ngôn ngữ, địa lý và thị trường nên đồng bào các dân tộc thiểu số đã không tận dụng hết được những cơ hội mà sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của nền kinh tế mang lại. Do vậy các chính sách giúp tăng hiệu quả thu nhập từ các nguồn lực của đồng bào dân tộc thiểu số có vai trò càng ngày càng quan trọng. Một số ưu tiên trước mắt có thể là:
+ Mở rộng các chương trình khuyến nông, dịch vụ thị trường tập trung vào khuyến khích ở rộng và nâng cao hiệu quả canh tác tại các vùng trung du và miền nui;
+ Nâng cao chất lượng giáo dục dành cho con em đồng bào dân tộc thiểu số;
+ Cải thiện khả năng tiếp cận với việc làm có thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số;
+ Bồi dưỡng khả năng sử dụng tiếng Việt cho đồng bào dân tộc thiểu số.
sự tham gia và tận dụng cơ hội từ tăng trưởng kinh tế của đồng bào dân tộc trở nên hết sức cấp thiết. Và các giải pháp này chắc chắn sẽ giúp thực hiện được ý nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công bằng và tương hỗ lẫn nhau giữa các dân tộc anh em.