Phát triển xã hội nâng cao dân trí và sức khoẻ cho người dân

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế giải pháp phát triển kinh tế - xã hội đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi tỉnh hà tĩnh (Trang 86 - 88)

4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.2Phát triển xã hội nâng cao dân trí và sức khoẻ cho người dân

Đồng thời với việc phát triển kinh tế là tiến bộ xã hội nhằm nâng cao trình độ dân trí cho cộng đồng Mã Liềng, thoát dần tập tục du canh đói nghèo tăm tối sinh ra trì trệ bảo thủ. Rồi chính sự trì trệ bảo thủ đến lượt nó lại càng kéo dài tình trạng du canh trong cái vòng luẩn quẩn như không có đường ra. Chú ý nâng cao dân trí là chú ý đến nhân tố con người, vì con người luôn luôn vừa là đối tượng phục vụ, vừa là nguồn lực của mọi sự cải biến. Và qua đó tạo ra một lớp người mới thực hiện đổi mới bản làng. Cụ thể cần làm tốt các nội dung cơ bản sau đây :

* Đảm bảo cho các thành viên của cộng đồng hiểu cách tổ chức, phân công lao động, hiểu kỷ thuật trồng trọt, chăn nuôi

- Cử cán bộ khuyến nông - khuyến lâm thực hiện cùng ăn, cùng ở, cùng làm với dân bản. Hướng dẫn dân bản kỷ thuật cày, bừa, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản sản phẩm kỷ thuật chăn nuôi phòng trừ dịch bệnh.

- Tổ chức tập huấn thao diển kỷ thuật trong cộng đồng.

- Xây dựng một số mô hình "kiểu mẫu" trong bản để dân bản tận mắt học hỏi.

- Tổ chức tham quan, học hỏi kinh nghiệm các mô hình làm ăn tốt trong xã, trong huyện, trong tỉnh. Mở rộng giao lưu để tăng tính tự tin, tự lập của người dân.

* Đảm bảo cho các thành viên của cộng đồng hiểu được cách thức phòng và chữa một số loại bệnh thông thường như sốt rét, ỉa chảy, bướu cổ....

- Vận động thực hiện lối sống ăn ở vệ sinh, kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc và bảo vệ bà mẹ trẻ em.

- Xây dựng mạng lưới y tế thôn bản, vận động đồng bào khi đau ốm phải đi khám và chữa bệnh. Thực hiện chế độ phát thuốc cho không đối với một số bệnh phổ biến.

- Thường xuyên cử cán bộ y tế huyện, xã xuống bản, ngoài việc khám chữa bệnh ra, một vấn đề quan trọng là hướng dẫn bà con các biện pháp vệ sinh phòng bệnh (Tranh tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh).

- Thành lập cán bộ vệ sinh thôn bản không được hưởng lương nhưng cần có một số quyền lợi vật chất và có nghiã vụ nhất định.

- Tuyên truyền vận động thực hiện các biện pháp sinh đẻ có kế hoạch trước hết cho chị em ở lứa tuổi sinh đẻ.

- Tuyên truyền và vận động công tác nuôi dưỡng trẻ em, phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em.

* Nâng cao nhận thức về giáo dục cho dân bản. Khuyến khích số học sinh ở độ tuổi đến trường

- Xây dựng lớp học tại bản.

- Thử nghiệm loại hình thức bán trú cho học sinh tại bản, có hỗ trợ về ăn mặc, giấy bút, sách vở...

- Bổ sung các nội dung thích hợp (kiến thức địa phương truyền thống, sinh hoạt ăn ở, nếp sống vệ sinh, hiểu biết về y tế, văn hoá, xã hội, môi trường sinh thái, kỷ thuật trồng trọt, chăn nuôi...) trong chương trình giảng dạy nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế vừa dạy chữ vừa dạy người.

- Tạo điều kiện cho các em học sinh được đi tham quan ở trong tỉnh, ngoài tỉnh để tăng cường sự hiểu biết về đất nước và con người Việt nam.

- Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên về các kiến thức cần thiết trong dịp hè.

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên tham quan vào các chương trình phát triển bản làng dưới các hình thức ngoại khoá.

- Lựa chọn học sinh lớp cao đi học tại trường " Nội trú miền núi " ở huyện, tiến tới thực hiện cử tuyển con em dân bản đi học các trường chuyên nghiệp: Sự phạm, y tế kỷ thuật nông nghiệp để về phục vụ dân bản.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ kinh tế giải pháp phát triển kinh tế - xã hội đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi tỉnh hà tĩnh (Trang 86 - 88)