Hàm CHOOSE()

Một phần của tài liệu giáo trình tin học văn phòng - kỹ thuật soạn thảo văn bản (Trang 97 - 101)

+ Chức năng: dùng để lấy ra một giá trị trong danh sách các giá trị được chỉ định

+ Cú pháp: = Choose(<bt số>,<danh sách giá trị>)

Trong đó: <bt số> là vị trí cần lấy giá trị trong danh sách các giá trị. Ví dụ: giả sử bạn có bảng tính: nếu trong ô C5, bạn nhập công thức:

A B = Choose(2,B1,B2,B3,B4)

1 Bàn Bạn sẽ nhận được giá trị là: Ghế

danh sách

3 Tủ các giá trị sẽ bị báo lỗi. Cụ thể là bạn đưa vào công

4 Bàn là Thức =Choose(2,B1:B4) thì không hợp lệ.

5. Hàm MATCH()

+ Chức năng: đưa ra vị trí tìm thấy (hoặc gần đúng nếu không tìm thấy) của giá trị cần tìm thấy trong <vùng tìm kiếm>.

+ Cú pháp: = MATCH(<giá trị tìm kiếm>,<vùng tìm kiếm>,<dạng>) Trong đó:

<giá trị tìm kiếm> là giá trị dạng số hoặc ký tự được dùng để tìm kiếm trong <vùng tìm kiếm>

<dạng> xác định cách thức tìm kiếm và phải là một trong 3 giá trị 1, 0 và -1 (đay là giá trị ngầm định nếu bạn không chỉ thị tham số này).

6.Hàm INDEX()

a. Dạng tìm kiếm theo tham chiếu

+ Cú pháp: =INDEX(<vùng tìm kiếm>,<dòng>,<cột>)

+ Chức năng: đưa ra giá trị của một ô trong <vùng tìm kiếm> được xác định bởi <dòng> và <cột>

b. Dạng tìm kiếm theo dãy

+ Cú pháp: =INDEX(<dãy>,<dòng>,<cột>)

+ Chức năng: đưa ra giá trị của một ô trong <vùng tìm kiếm> được xác định bởi <dòng> và <cột>

Ví dụ: giả sử ta có bảng tính sau: nếu bạn nhập công thức =INDEX(A2:E5,1,1) sẽ cho kết quả: Lê Tuấn Đông

A B C D E

1 TT Họ tên Loại Số công Tiền

2 1 Lê Tuấn Đông A 28 560000 3 2 Trần Anh Toàn C 25 125000 4 3 Trần Thị Lan D 17 85000

5 4 Nguyễn Thanh Tú

B 27 270000

=INDEX({10,20,30,40,50,60}) sẽ cho kết quả: 20

Ví dụ áp dụng các hàm Match() và Index(): giả sử ta có bảng tính như trang sau: A B C D E F G 1 Danh mục vật tư 2 Mã VT Tên VT ĐV tính Đơn giá 3 V001 Cassette Chiếc 300,00 0 4 V002 Bia Hà nội 6,000 5 V003 Bàn là 100,00 0 6 Danh sách vật tư 7 Ngày Mã VT Tên VT ĐV tính Đơn giá 8 1/8/98 V001 9 2/8/98 V002

Dựa vào Mã vật tư, bạn hãy đưa các thông tin tương ứng của từng loại vật tư như: Tên vật tư, Đơn vị tính, Đơn giá; trong Danh mục vật tư vào Danh sách nhập vật tư.

Tại ô C8 (trong cột Tên vật tư), các bạn nhập công thức: =INDEX(B3:E5,Match(B8,B3:E5,0),2). Bạn sẽ nhận được kết quả là: Cassette. Trong đó hàm Match(B8,B3:E5,0) cho kết quả là 1, bởi vì tìm thấy giá trị của ô B8 (V001) nằm ở trong dòng 1 của vùng B3:B5 và như vậy, công thức trở thành:

= Index(B3:B5,1,2); kết quả nhận được là ô trên dòng 1 cột 2 của vùng B3:B5, đây chính là ô C3 như nói ở trên. Tương tự như vậy, bạn sao chép công thức này sang các ô còn lại của cột Tên vật tư. Đối với cột Đơn vị tính, bạn nhập công thức: =Index(B3:E5,Match(B8,B3:E5,0),3).

Trong công thức trên, số 3 để chỉ việc xác định ô cần lấy giá trị trên ô thứ ba của vùng B3:B5, đây chính là cột ĐV tính.

4.3.7. Một số hàm để phân tích tài chính

Excel cung cấp rất nhiều hàm nhưng chỉ đề cập đến ba hàm tài chính hay được sử dụng nhất là PMT, FV và RATE. Sử dụng các hàm này bạn có thể tính được số nợ phải trả, giá trị đầu tư trong tương lai và lãi suất của đầu tư.

1. Hàm PMT()

+ Chức năng: Hàm PMT tính thanh toán định kỳ cần thiết để trả dần nợ vay sau số kỳ hạn đã định.

+ Cú pháp: =PMT(rate, number of periods, present value, future value, type)

Trong đó: rate: mức lãi suất, number of periods: thời hạn phải trả,

present value: giá trị hiện tại, future value: giá trị tương lai, type: thanh toán đầu kỳ nếu type=1, nếu type=0 thanh toán cuối kỳ).

+ Ví dụ: bạn vay một khoản nợ là 10000$ trong 3 năm với lãi suất là 9% năm. Số nợ phải trả hàng tháng là bao nhiêu?

Đưa con trỏ chuột vào ô bảng tính và gõ: = PMT(9%/12,36,10000) kết quả sẽ trả về (-318.00$)

2. Hàm FV()

+ Chức năng : tính giá trị tại thời điểm thanh toán trong tương lai.

+ Cú pháp: =FV(rate, number of periods, payment, present value,type)

Trong đó: rate: mức lãi suất, number of periods: thời hạn đầu tư,

payment: mức đầu tư cho mỗi khoảng thời gian (cho 1 năm, hoặc 1 tháng), present value: giá trị hiện tại,type: thanh toán đầu kỳ nếu type=1, nếu type=0 thanh toán cuối kỳ).

+ Ví dụ: bạn gửi số tiền ban đầu là 2000$ với lãi suất 10% năm. Sau 30 năm bạn sẽ có một số tiền là bao nhiêu?

3. Hàm NPER()

+ Chức năng : tính số kỳ cần thiết tương lai. + Cú pháp: =NPER(rate, pmt, pv, fv,type)

Trong đó: rate: mức lãi suất, pmt: sô tiền trả cho mỗi kỳ, pv: giá trị

hiện tại, fv: giá trị tương lai, type: thanh toán đầu kỳ nếu type=1, nếu type=0 thanh toán cuối kỳ).

+ Ví dụ: giả sử bạn vay một khoản tiền là 100000 với lãi suất 8% năm. Bạn có thể trả dần 1000 trong một tháng và bạn muốn biết trong thời gian bao nhiêu tháng?

Đưa con trỏ chuột vào ô bảng tính và gõ: = Nper((8/12)%,-1000,100000) kết quả sẽ trả về 165.34

4. Rate()

+ Chức năng : Hàm rate() cho phép bạn xác định mức lợi nhuận của một khoản đầu tư phát sinh thanh toán định kỳ hoặc thanh toán gộp.

+ Cú pháp: =RATE(number of periods, payment, present value, future value, type, guess)

Trong đó: number of periods: thời hạn đầu tư, payment: mức thanh

toán cho hàng năm hoặc hàng tháng), present value: mức đầu tư ban đầu, guess: đối số tuỳ ý cho Excel điểm khởi đầu để tính toán lãi suất, nếu bạn bỏ qua Excel bắt đầu ở 0.1 (10%)).

+ Ví dụ: Giả sử bạn đang xem xét khoản đầu tư sẽ mang lại cho bạn món thanh toán hàng năm là 1000$ trong 5 năm, khoản đầu tư này tốn 3000$. Để xác định mức lợi nhuận hàng năm trên khoản đầu tư, bạn gõ vào công thức: =RATE(5,1000,-3000) trả về giá trị 20% mức lợi nhuận trên khoản đầu tư này.

Một phần của tài liệu giáo trình tin học văn phòng - kỹ thuật soạn thảo văn bản (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w