Hàm COUNTIF()

Một phần của tài liệu giáo trình tin học văn phòng - kỹ thuật soạn thảo văn bản (Trang 93 - 97)

+ Chức năng: đếm từng ô không trống thoả mãn tiêu chuẩn đã định. + Cú pháp: =COUNTIF(<Phạm vi chứa tiêu chuẩn>,<tiêu chuẩn>)

Ví dụ: COUNTIF( B1:B6,”>=7”) đếm tất các ô từ B1:B7 có điểm >=7

3. Hàm RANK()

+ Chức năng: tìm thứ bậc của trị số trong một phạm vi.

+ Cú pháp: = RANK(<giá trị số>, <phạm vi dãy số>,<0,1> )

- số 0 ( hoặc không ghi): thứ bậc được tính theo giá trị số giảm dần. - số 1: thứ bậc được tính theo giá trị số tăng dần.

4. Hàm SUMIF()

+ Chức năng: cộng những ô thoả mãn điều kiện nào đó. + Cú pháp: = SUMIF(<cột 1>,<điều kiện>,<cột 2>)

Trong đó: <cột 1> là tham chiếu tới một dãy ô được kiểm tra theo một <điều

kiện> nào đó đã cho trước, <cột 2> là tham chiếu tới một dãy ô chứa giá trị tổng, <điều kiện> có thể là một số, một biểu thức, hay một chuỗi văn bản xác định ô nào đó cần tính tổng nhưng phải đặt trong nháy kép và cùng kiểu dữ liệu với kiểu dữ liệu trong, <cột 1>.

Ví dụ: Giả sử, bạn có bảng tính sau, sau đó bạn hãy tính tiền thưởng của đơn vị A. Tại ô E6, bạn nhập công thức =SumIf(C2:C5,”=A”,E2:E5), tương tự như vậy ta tính được cho đơn vị B, C.

A B C D E 1 TT Họ tên Đơn vị Số công Tiền thưởng 2 1 Lê Tuấn Đông A 28 560000 3 2 Trần Anh Toàn C 25 125000 4 3 Trần Thị Lan A 17 85000 5 4 Nguyễn Thanh Tú B 27 270000 6

4.3.6. Hàm tìm kiếm & tham chiếu1. Hàm VLOOKUP() 1. Hàm VLOOKUP()

+ Chức năng: Thực hiện việc tìm kiếm trị x trên cột chỉ mục (cột đầu tiên) của bảng tham chiếu và cho kết quả tương ứng trong cột tham chiếu chỉ định.

+ Cú pháp:

VLOOKUP( x, Bảng t/c, cột tham chiếu, cách dò)

x : giá trị tìm kiếm có thể là một chuỗi hoặc một số hoặc toạ độ ô chứa

dữ liệu số hay chuỗi hoặc biểu thức có kết quả là một giá trị hay chuỗi.

Bảng: Là một khối các ô, thường gồm nhiều hàng và nhiều cột. Cột bên

trái luôn luôn chứa các trị để dò tìm, các cột khác chứa các trị tương ứng để tham chiếu.

Cột tham chiếu: Là thứ tự của cột ( tính từ trái của bảng trở qua), cột

đầu tiên của bảng là cột 1.

Cách dò: Là số 0 hoặc số 1, ngầm định là 1.

- Nếu cách dò là 1:

. Danh sách ở cột bên trái của bảng phải xếp theo thứ tự tăng dần. . Nếu trị dò x nhỏ hơn phần tử đầu tiên trong danh sách, làm cho trị là #N/A ( bất khả thi )

. Nếu trị dò lớn hơn phần tử cuối cùng trong danh sách, xem như tìm thấy ở phần tử cuối cùng.

. Nếu trị dò x đúng khớp với một phần tử trong danh sách ( không phân biệt chữ hoa hay thường nếu là chuỗi ), đương nhiên tìm thấy ở tại phần tử đó và cho trị là trị của ô nằm trong cột tham chiếu cùng hàng với phần tử này.

- Nếu cách dò là 0:

. Danh sách ở cột bên trái của bảng không cần thiết phải xếp theo thứ tự.

. Nếu trị dò x không đúng khớp với bất kỳ phần tử nào trong danh sách ( không phân biệt chữ hoa hay thường nếu là chuỗi ) hàm cho trị là #N/A ( bất khả thi )

. Chỉ khi nào trị dò x đúng khớp với một phần tử trong danh sách ( không phân biệt chữ hoa hay chữ thường nếu là chuỗi ), mới cho trị là trị của ô nằm trong cột tham chiếu cùng hàng với phần tử này.

Ví dụ: Tính lương cho ba loại công lao động khác nhau, biết rằng, số

tiền cho từng loại công lao động là: loại A: 20000 đồng/ công, loại B: 10000 đồng/công, loại C: 5000đồng/công. Tiền lương được tính theo công thức: Tiền lương = số công × số tiền một công.

Ta thực hiện như sau:

- Tạo bảng gồm 2 cột, cột A chỉ các loại công lao động (A,B,C) và cột B chỉ số tiền công tương ứng.

- Chọn ô E6, lập công thức: = VLOOKUP(C6,$A$1:$B$3,2,1)*D6 Copy công thức này xuống các ô E7, E8,…

Ta có kết quả: A B C D E 1 A 20000 2 B 10000 3 C 5000 4

5 TT Họ tên Loại Số công Tiền

6 1 Lê Tuấn Đông A 28 560000 7 2 Trần Anh Toàn C 25 125000 8 3 Trần Thị Lan D 17 85000 9 4 Nguyễn Thanh Tú B 27 270000

 Chú ý, trong công thức ta dùng địa chỉ tuyệt đối $A$1:$B$3 để đảm bảo địa chỉ này không bị thay đổi trong quá trình Copy.

2. Hàm HLOOKUP()

+ Chức năng: Thực hiện việc tìm kiếm x trên dòng chỉ mục (dòng đầu tiên) của bảng tham chiếu và cho kết quả tương ứng trong dòng tham chiếu chỉ định.

+ Hlookup(x, Bảng t/c, Hàng tham chiếu, Cách dò)

Mọi nguyên tắc hoạt động của hàm HLOOKUP này giống như hàm VLOOKUP, chỉ khác là hàm VLOOKUP dò tìm ở cột bên trái, tham chiếu số liệu ở các cột bên phải, còn hàm HLOOKUP dò tìm ở hàng trên cùng, tham chiếu số liệu ở các hàng phía dưới..

Một phần của tài liệu giáo trình tin học văn phòng - kỹ thuật soạn thảo văn bản (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w