Công tác nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý nhằm kết hợp hoạt động của đơn vị (Trang 37 - 40)

Kết luận Chƣơng

2.1.6. Công tác nghiên cứu khoa học

Đẩy mạnh NCKH và phát triển công nghệ là một chương trình công tác lớn của Trường ĐHKHTN vì đó là nhiệm vụ chính trị gắn chặt với công tác đào tạo, là điều kiện để tồn tại, phát triển và nâng cao uy tín, vị thế của Nhà trường trong xã hội.

NCKH cơ bản là thế mạnh truyền thống và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với một trường đào tạo cán bộ khoa học cơ bản như Trường ĐHKHTN. NCKH cơ bản không những góp phần phát triển chính lĩnh vực khoa học cơ bản, nâng cao

trình độ cán bộ giảng dạy mà còn tác động trực tiếp đến chất lượng đào tạo. Đề tài NCKH cơ bản phân bố theo các ngành như sau: Toán - Cơ - Tin học: 18%, Vật lý: 12%, Hoá học: 22%, Sinh học: 26%, Khoa học Trái đất: 22%. Kinh phí của các đề tài NCKH cơ bản trong chương trình KHTN chiếm khoảng 35 - 40% tổng kinh phí NCKH của Trường [24].

Điều tra cơ bản phục vụ công tác quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường. Nhiều đề tài, dự án khoa học thuộc các lĩnh vực Sinh học, Địa lý, KT - TV - HDH, Môi trường, Địa chất và Hoá học tập trung và hướng điều tra cơ bản, nghiên cứu sự phân hoá lãnh thổ tự nhiên, đánh giá tổng hợp các nguồn lực tự nhiên và kinh tế - xã hội, quy hoạch lãnh thổ, xây dựng các mô hình kinh tế sinh thái thích hợp, nhằm xoá đói, giảm nghèo cho các vùng và các địa phương. Nhiều đề tài đi theo hướng nghiên cứu sử dụng và khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đánh giá tác động và mức độ ô nhiễm, giảm thiểu tai biến thiên nhiên, nhằm bảo vệ môi trường, tính đa dạng sinh học và phát triển bền vững. Số đề tài theo hướng này chiếm 52% tổng số đề tài. Đây cũng là một thế mạnh của Trường ĐHKHTN vì Nhà trường có đội ngũ cán bộ trình độ cao và khá đồng bộ về lĩnh vực này.

Một phần không nhỏ các đề tài NCKH đi theo hướng nghiên cứu ứng dụng, triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm. Nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học cơ bản vào giải quyết những vấn đề thực tiễn như: nghiên cứu chế tạo vật liệu làm sensor, vật liệu từ tính cao cấp và ứng dụng, vữa chống thấm cho bê tông, nghiên cứu hoạt chất sinh học của một số cây thuốc để làm thuốc chữa bệnh, từ vỏ tôm phế thải tách chiết một số chất có hoạt tính sinh học cao kích thích sự nẩy mầm của cây trồng; nghiên cứu ứng dụng các mô hình và các phần mềm tiên tiến vào giải quyết các vấn đề thực tiễn như: mô hình số trị dự báo bão, mô hình cấu trúc 3 chiều thuỷ động lực học biển Đông .... Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đã mở ra nhiều dự án sản xuất thử - thử nghiệm như: hoàn thiện công nghệ sản xuất màng lọc thuốc tiêm, dịch truyền; sản xuất thử một số loại chủng nấm có tác dụng dinh dưỡng và chữa bệnh cao. Các đề tài, dự án loại này thường

nằm trong các Chương trình Khoa học công nghệ cấp Nhà nước, các đề tài độc lập cấp nhà nước, đề tài trọng điểm và đặc biệt cấp ĐHQGHN với kinh phí chiếm 38% tổng kinh phí NCKH và tập trung ở các lĩnh vực Vật lý, Hoá học, Sinh học, KT - TV - HDH. Ngoài ra, nhiều đề tài khoa học, nhiều hợp đồng chuyển giao công nghệ với các địa phương trong lĩnh vực Địa chất, Địa lý, Môi trường, Sinh học đã được ký kết và thực hiện có hiệu quả.

Công tác NCKH và triển khai các đề tài sản xuất thử, thử nghiệm đã được mở rộng cả về số lượng và chất lượng, góp phần quan trọng vào công tác đào tạo sau đại học và đưa kết quả nghiên cứu khoa học vào đời sống kinh tế - xã hội.

TT Loại đề tài Số lƣợng (Đề tài)

1. Đề tài cấp Nhà nước 19

2. Đề tài nghiên cứu cơ bản 401

3. Đề tài độc lập cấp nhà nước 13

4. Nhiệm vụ Bảo vệ môi trường cấp Nhà nước 05

5. Hợp tác theo Nghị định thư với nước ngoài 02

6. Đề tài trọng điểm ĐHQG quản lý 07

7. Đề tài đặc biệt cấp ĐHQG 24

8. Đề tài cấp ĐHQG 183

9. Đề tài cấp Trường 139

10. Đề tài hợp đồng hợp tác nghiên cứu khoa học 25

11. Dự án sản xuất thử - thử nghiệm cấp ĐHQG 04

12. Dự án sản xuất thử - thử nghiệm cấp Nhà nước 02

13. Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên 895

Bảng 2.2: Bảng tổng hợp số lượng đề tài thực hiện từ 2000 - 2003 (Nguồn cung cấp Phòng Khoa học Công nghệ - Trường ĐHKHTN)

Từ các kết quả nghiên cứu và triển khai ứng dụng trong thực tiễn, Trường

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý nhằm kết hợp hoạt động của đơn vị (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)