Tính cấp thiết của việc kết hợp hoạt động của đơn vị đào tạo và đơn vị NCKH trong trường đại học

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý nhằm kết hợp hoạt động của đơn vị (Trang 26 - 30)

NCKH trong trường đại học

Từ khi ra đời, giáo dục đại học đã giữ vai trò chủ đạo trong toàn bộ hệ thống giáo dục vì nó tác động trực tiếp đến trình độ phát triển KH & CN của mỗi quốc gia. Cuộc cách mạng công nghệ và xu thế xây dựng nền kinh tế tri thức ở nhiều quốc gia trong vài thập kỷ lại đây càng nêu cao vai trò của giáo dục đại học. Chiến lược lấy giáo dục đại học làm đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội đã được nhiều quốc gia áp dụng để giành vị trí dẫn đầu trên các lĩnh vực khoa học, công nghệ then chốt hiện đại.

Những nước xung quanh chúng ta như Thái Lan, Singapo, Hàn Quốc, ... đã có nền giáo dục đại học và hệ thống cơ quan NCKH tiên tiến vượt trước nước ta một khoảng cách khá xa chính vì đã học tập được kinh nghiệm của các nước có nền khoa học rất phát triển trên thế giới. Mỹ là nước có nền giáo dục đại học và hệ thống cơ quan NCKH tiên tiến, thành công nhất trên thế giới hiện nay mà ngay cả nhiều nước phát triển của Châu Âu cũng phải công nhận và đang học tập. Mô hình tổ chức các trường đại học lớn ở Mỹ là mô hình là trường tổng hợp đa ngành, bao gồm các viện, các trung tâm thực hành và sản xuất, các công ty kinh doanh. Đó là môi trường vừa nảy sinh, nuôi dưỡng các ý tưởng phát minh khoa học, là nơi ứng dụng đầu tiên những phát minh vào sản xuất, tạo ra của cải vật phục vụ xã hội và là nguồn cung cấp tri thức mới cho giảng dạy.

Đào tạo đại học và sau đại học mà không gắn với NCKH sẽ đi theo đường mòn, không thể có chất lượng cao. Chính vì vậy mà ở các nước phát triển, hệ thống

đào tạo đại học và sau đại học cũng chính là một phần của hệ thống các tổ chức NCKH. Các thành tựu nghiên cứu mới luôn được đưa vào trong quá trình đào tạo, từ đó chương trình được đổi mới, cập nhật không ngừng. "Như ở Mỹ, Đại học Califonia mỗi năm loại bỏ khỏi chương trình đào tạo khoảng 5.000 môn học và giáo trình, tất nhiên họ phải có số lượng tương đương đưa vào thay thế. Để làm được việc này, họ sử dụng rất nhiều kết quả của các đề tài NCKH ở nhiều lĩnh vực khác nhau: khoa học cơ bản, thị trường lao động, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội .... Bằng cách tổ chức như thế, sinh viên của họ ra trường không phải học thêm bất cứ thứ gì mà vẫn thích nghi được với thị trường lao động đa dạng. Trong khi đó, chương trình đào tạo đại học ở nước ta ít có môn học mới, còn các môn đang giảng dạy thì nội dung đã quá cũ. Đây là hệ quả của việc đào tạo và nghiên cứu khoa học ở các trường đại học không gắn với nhau" [7, 17].

"Trước đây ta xây dựng đại học theo mô hình của Liên Xô, nền đại học ấy tuy nay không còn phù hợp với giai đoạn phát triển mới của đất nước, nhưng đó là một hệ thống có logic nội tại của nó. Thời gian qua ta sửa từng mặt, từng mảng mà không nhằm cả hệ thống, rốt cuộc biến nó thành ra đầu Ngô mình Sở. Điển hình là những sự lúng túng trong các vấn đề học vị, chức danh GS, PGS xây dựng các đại học quốc gia, đại học sư phạm, đến nay vẫn chưa có thể nói đã ổn cả. Cho nên, cứ bùng nhùng vướng víu, còn luyến tiếc những giá trị cũ sẽ thất bại. Muốn hội nhập thành công, cần có thái độ thực tế hơn: hãy nhìn ra bên ngoài, xem các nước đang làm gì, hãy chọn lấy một mô hình tốt hơn được thừa nhận rộng rãi trên thế giới, không phải để sao chép máy móc, mà lấy đó làm căn cứ để hiện đại hoá các đại học nước đại học của ta. Theo nhận thức chung trên thế giới, mô hình đó là giáo dục Hoa Kỳ, một hệ thống đã hình thành và phát triển gắn chặt với nhu cầu của kinh tế tri thức cho nên tương đối phù hợp nhất với xã hội hiện đại. Ngay cả ở Châu Âu và Nhật Bản, khi nói đến hiện đại hoá đại học, mục tiêu nhằm tới cũng là một nền đại học tương đồng với Hoa Kỳ. Các nước ASEAN cũng đi theo hướng đó. Không lẽ gì chúng ta muốn hội nhập mà lại tự tách ra khỏi xu thế chung. Vì vậy, cần dứt khoát định hướng việc hiện đại hoá giáo dục đại học theo xu thế chung đó của thế

giới và thời đại. Chỉ thế mới có thể tranh thủ được kinh nghiệm của họ, nhanh chóng thanh toán sự tụt hậu và hội nhập thành công." [22]

Từ những trích dẫn trên, chúng tôi có thể rút ra một số vấn đề về tính cấp thiết:

- Giáo dục có một vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống con người. Ngày nay giáo dục đã trở thành một hệ thống được tổ chức rộng khắp ở mọi quốc gia, được tiến hành trên những cơ sở khoa học vững chắc. Giáo dục không chỉ là sản phẩm cả xã hội mã đã trở thành nhân tố tích cực, một động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội loài người. Điều này sễ nhận thấy trong xã hội hiện đại, khi mà các quốc gia đang đua tranh nhau về kinh tế, mà thực chất đang đua tranh nhau về khoa học và công nghệ. Bản chất của khoa học và công nghệ là trí tuệ của con người. Giáo dục hiện đại giúp các quốc gia giành thắng lợi trong cuộc đua tranh đó. Phát triển giáo dục trở thành quốc sách hàng đầu, được thể hiện trong chiến lược phát triển đất nước, trong chính sách của mỗi quốc gia.

Những thập kỉ cuối của thế kỉ XX toàn nhân loại đã đƣợc chứng kiến sự phát triển không ngừng và tiến bộ nhƣ vũ bão của KH & CN, đặc biệt là tin học và công nghệ thông tin. Có thể nói thế giới đã bắt đầu bƣớc vào một cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới - cách mạng khoa học công nghệ tin học trên tất cả các lĩnh vực. Thành quả bƣớc đầu của nó đã giúp cho tốc độ phát triển về kiến thức khoa học, trình độ công nghệ, năng lực sản xuất, kinh doanh, trình độ quản lí của xã hội loài ngƣời phát triển vô cùng nhanh chóng. Trên thế giới đã xuất hiện mầm mống của một nền kinh tế mới - kinh tế tri thức, nền kinh tế mà những ngƣời xây dựng và phát triển nó phải có trình độ học vấn cao và luôn luôn thích ứng nhanh với tốc độ và những yêu cầu mà hàng ngày, hàng giờ nền kinh tế mới này đòi hỏi. Để có thể xây dựng và phát triển đƣợc nền kinh tế tri thức trên chính đất nƣớc mình, hoặc ít nhất cũng có thể chủ động tiếp thu đƣợc những thành quả của nó trong xu thế toàn cầu hoá; tất cả các nƣớc trên thế giới dù phát triền hay chƣa phát triển, dù giàu hay nghèo,... tất cả đều hƣớng tới và đặt mục tiêu trƣớc hết cho mình là phải phát triển giáo dục. Với riêng nƣớc ta, rõ ràng đây là một là một thách thức, nhƣng đồng thời cũng là một cơ hội lớn mà ngành Giáo dục & Đào tạo cần nhanh chóng nắm bắt để

phát triển. Giáo dục là chìa khoá cơ bản để có thể thực hiện đƣợc chủ trƣơng đi tắt, đón đầu trong phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng và Chính phủ đã đề ra.

- Bước vào thế kỷ 21, nền giáo dục đại học nước ta đứng trước những thách thức hết sức to lớn. Xu hướng toàn cầu hóa là một tất yếu. Nền giáo dục đại học nước ta phải đổi mới mạnh mẽ để phát triển, đào tạo được một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảm bảo cho nền kinh tế nước ta hội nhập được với các nền kinh tế khu vực và thế giới, nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong hệ thống kinh tế toàn cầu. Trước những tiến bộ ngày càng to lớn của khoa học và những biến đổi nhanh chóng của công nghệ, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật phải có khả năng học tập, tìm tòi để thích ứng được với những thay đổi về việc làm, về điều kiện và môi trường làm việc. Do đó nền giáo dục đại học của ta phải bảo đảm cho mọi người dân khi có năng lực và nguyện vọng đều được học đại học. Bản thân nền giáo dục đại học của ta phải phát triển để hội nhập được với nền giáo dục đại học của khu vực và quốc tế. Muốn vậy chất lượng đào tạo của ta phải đạt được những chuẩn mực quốc tế, mô hình đào tạo của ta phải dễ dàng liên thông được với các mô hình đào tạo của khu vực và thế giới.

Việt Nam là một nước đang phát triển ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Bước vào thế kỷ XXI, cùng với những đổi mới của nền kinh tế - xã hội, hệ thống giáo dục Việt Nam đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ trên nhiều mặt. Trong bối cảnh phát triển hướng đến tương lai với việc thực hiện quá trình quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, giáo dục Việt Nam có những thuận lợi và thời cơ phát triển mới, đồng thời đứng trước những thách thức to lớn. Nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển mới theo hướng công nghiệp, hoá hiện đại hoá trong bối cảnh phát triển sôi động của thế giới trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, khoa học và công nghệ. Những sự phát triển đó đang đặt ra cho tất cả các nước, bất kể giầu hay nghèo, ở châu lục nào, là nước phát triển hay đang phát triển ... những cơ hội phát triển chưa từng có nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức to

lớn. Những vấn đề về dân số, môi trường, về an ninh và hợp tác quốc tế, về tài chính và giáo dục - đào tạo, khoa học, công nghệ ... trở thành những vấn đề mang tính toàn cầu. Đó là cơ hội và cũng là thách thức. Trong bối cảnh đó, quốc gia nào có chiến lược phát triển đúng đắn, kết hợp những yếu tố bên trong như tài nguyên, lao động ... với những yếu tố bên ngoài, những vận hội mà thời đại tạo ra, lợi dụng được nó để phát triển, quốc gia đó sẽ vượt lên được và tiến xa hơn. Song ngược lại sẽ tụt hậu và ngày càng tụt hậu xa hơn trên các mặt.

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý nhằm kết hợp hoạt động của đơn vị (Trang 26 - 30)