Biện pháp 1: Từng bước xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý linh hoạt hơn đối với các đơn vị đào tạo và các đơn vị NCKH

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý nhằm kết hợp hoạt động của đơn vị (Trang 67 - 69)

- Phòng Thí nghiệm trọng điểm Enzym Protein do Khoa Sinh học đầu thầu thành công năm 2003, theo quy định xủa Nhà nước có các chức năng sau:

3.2.1.Biện pháp 1: Từng bước xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý linh hoạt hơn đối với các đơn vị đào tạo và các đơn vị NCKH

hơn đối với các đơn vị đào tạo và các đơn vị NCKH

Cơ cấu tổ chức quản lý và phương thức phân công nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý nói chung, quản lí đào tạo nói riêng, có tác động đến quá trình hoạt động của hệ thống quản lý và hiển nhiên tác động đến hiệu quả vận hành của tổ chức.

Theo Quyết định số 600/TCCB ngày 01/10/2001 của Giám đốc ĐHQGHN ban hành Quy định về Tổ chức và Hoạt động của ĐHQGHN, "Khoa thuộc trường đại học là đơn vị hành chính có trách nhiệm quản lý cán bộ của đơn vị mình và tổ chức thực hiện đào tạo, quản lý sinh viên của một hoặc một số ngành học, đồng thời triển khai thực hiện công tác nghiên cứu khoa học trong đơn vị. Việc tổ chức đơn vị học thuật dưới khoa (bộ môn) và bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo đơn vị đó do Hiệu trưởng trường đại học quyết định.''[10, 37]

Trong Quyết định trên, ĐHQGHN đã quy định đơn vị học thuật dưới khoa không là cấp hành chính bắt buộc phải có. Tuy nhiên, cũng giống như mô hình các đại học khác ở Việt Nam, các đơn vị đào tạo (các khoa) trong Trường ĐHKHTN được tổ chức theo các bộ môn chuyên ngành khá hẹp. Mỗi bộ môn đảm trách một số môn học được giảng dạy bởi các giảng viên trong bộ môn. Các phòng thí nghiệm được quản lý độc lập bởi các bộ môn riêng biệt. Các cán bộ giảng dạy th- ường chỉ đảm trách số ít môn theo hướng rất hẹp, qui định bởi bộ môn. Sinh viên đ- ược hướng theo chuyên ngành vào khoảng 2 năm cuối, theo chương trình vận hành bởi bộ môn quản lí phụ trách. Theo đánh giá của tác giả Nguyễn Hữu Phúc: "Mô hình này hướng đến việc chuyên ngành hoá kiến thức sinh viên trong suốt quá trình đào tạo, song song với tính chất phân cắt các môn học (trong thực tế th- ường có liên quan chặt chẽ với nhau) về các bộ môn quản ngành, có sự phân cắt rất rõ ràng giữa các môn học cơ sở và chuyên ngành. Điều này dẫn đến hạn chế trong tầm nhìn, kiến thức của cán bộ giảng dạy trong việc tiếp cận các môn học gần gũi. Tính liên ngành trong việc vận hành chương trình đào tạo thường kém, sự liên thông (nếu có) thường rất ít giữa các ngành học. Mô hình này hướng

đến mục tiêu trọng tâm là giảng dạy do đó không thích hợp cho việc kết hợp nhiệm vụ giảng dạy với NCKH." [31]

Trong Hội nghị Tổng kết công tác NCKH 2000-2002 của ĐHQGHN, tổ chức tại Ba vì nhiều ý kiến ủng hộ khi Ban Khoa học công nghệ của ĐHQGHN đề xuất thay bộ môn thành các nhóm nghiên cứu chuyên ngành, trả lại phần quản lí hành chính sư phạm cho khoa thực hiện. Lập luận cũng có những nét tương đồng với những điều chúng tôi trích dẫn ở trên.

Theo chúng tôi, để thích ứng với sự phát triển rất nhanh của KH & CN và những thách thức của nền kinh tế thị trường, mô hình các bộ môn chuyên ngành khá hẹp tại các trường đại học tỏ ra không còn thích hợp. Tính chuyên sâu trong các môn học được phân công giảng dạy làm cho khả năng của giảng viên bị hạn chế, vị thế quan hệ học thuật và liên kết NCKH không cao, đặc biệt đối với các khoa học thực nghiệm, trong khi NCKH đòi hỏi các kiến thức liên ngành. Sự chia cắt giữa các bộ môn khác chuyên ngành và việc tuyển dụng cán bộ theo biên chế cứng nhắc làm cho khả năng của các giảng viên không được phát huy, việc sử dụng các phòng thí nghiệm, trang thiết bị nghiên cứu trong các đại học mang tính phân tán, không hiệu quả. Để phát triển, Trường ĐHKHTN cần hướng đến việc kết hợp các bộ môn gần chuyên môn với nhau và xoá đi ranh giới chia cắt giữa chuyên ngành đang tồn tại.

Như vậy theo đề xuất của chúng tôi sẽ dần chuyển đổi cơ cấu tổ chức bộ môn sang hình thức nhóm nghiên cứu - đào tạo với cơ chế mở, liên kết. Cấp bộ môn sẽ được "cải biến" không còn là một cấp quản lí nữa mà trở thành một "đội công tác" (teamwork), đặc biệt đối với các ngành khoa học thực nghiệm. Hay nói một cách khác: thay dần mô hình quản lý bộ môn bằng nhóm (đội) nghiên cứu - đào tạo và tận dụng vai trò mô hình các phòng thí nghiệm liên ngành (PTNLN) để tổ chức đào tạo gắn với NCKH, đặc biệt đối với đào tạo sau đại học ở các ngành khoa học thực nghiệm.

Từ năm 2003, Trường ĐHKHTN đã thành lập một số PTNLN tuy nhiên khi triển khai hoạt động về cơ bản vẫn như một bộ môn. Như việc bổ nhiệm các

Trưởng PTNLN lại áp dụng quy định về tuổi quản lý như của Chủ nhiệm bộ môn, tuyển các biên chế mới, chưa có chính sách cụ thể cho xây dựng các nhóm NCKH, mời các công tác viên là các chuyên gia ở các cơ quan bên ngoài .... Để phát huy vai trò của các PTNLN, theo nghiên cứu của chúng tôi, cũng như mô hình một số trường đaị học nghiên cứu trên thế giới, Trường ĐHKHTN có thể làm quen dần việc áp dụng cơ cấu mới hay nóí một cách khác có thể tham khảo, áp dụng biện pháp mà chúng tôi trình bày trong luận văn này.

* Thành lập các phòng thí nghiệm liên ngành

- Mô hình PTNLN là mô hình mở và linh hoạt hơn mô hình bộ môn. PTNLN mang cả hai chức năng NCKH và đào tạo mà chủ yếu là đào tạo chuyên ngành và đào tạo sau đại học. Các phòng thí nghiệm được xây dựng theo định hướng phát triển khoa học của các lĩnh vực và gắn với việc giải quyết các vấn đề thực tiễn của đất nước. Mô hình này không những gắn đào tạo với NCKH mà còn gắn cả với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngoài ra, mô hình này còn thuận lợi cho sự kết hợp hoạt động giữa các đơn vị, đấu thầu các dự án, đề tài lớn ....

+ Đứng đầu PTNLN thƣờng là một một nhà khoa học có uy tín về lĩnh vực chuyên môn đó và không giới hạn độ tuổi.

+ Các cán bộ có học hàm, học vị đứng đầu các hướng nghiên cứu có thể là cán bộ của Trường nhưng cũng có thể là cán bộ của các cơ quan khác được mời làm cộng tác viên của PTNLN.

+ Các cán bộ thuộc các hƣớng nghiên cứu, có thể là các cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cúu, cán bộ trẻ trong đơn vị, có thể là NCS hoặc HVCH.

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý nhằm kết hợp hoạt động của đơn vị (Trang 67 - 69)