Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý nhằm kết hợp hoạt động của đơn vị (Trang 61 - 66)

- Phòng Thí nghiệm trọng điểm Enzym Protein do Khoa Sinh học đầu thầu thành công năm 2003, theo quy định xủa Nhà nước có các chức năng sau:

2.4.3.Đánh giá chung

Thực trạng kết hợp giữa đơn vị đào tạo và đơn vị NCKH trong Trường ĐHKHTN đã nổi lên những mạnh mặt, đồng thời bộc lộ những điểm yếu trước thực tiễn phát triển của Trường ĐHKHTN. Sự kết hợp của hai đơn vị này cũng đứng trước những thời cơ thuận lợi cùng như đứng trước những thách thức to lớn.

- Trường ĐHKHTN là trường đại học dẫn đầu cả nước về thành tích đào tạo cán bộ khoa học cơ bản, là nơi cung cấp cán bộ giảng dạy về khoa học cơ bản cho các trường đại học, cao đẳng và cán bộ khoa học cho các viện nghiên cứu. Đồng thời Trường cùng là đơn vị dẫn đầu về thành tích nghiên cứu khoa học cơ bản trong cả nước. Chính truyền thống về đào tạo và NCKH chất lượng cao của Nhà trường là điều kiện cần cho sự gắn kết hoạt động của đơn vị đào tạo và đơn vị NCKH.

- Các đơn vị nghiên cứu trực thuộc khoa cũng là một bộ phận của khoa nên việc gắn kết với các bộ môn rất thuận lợi. Còn tiền thân của các đơn vị NCKH cấp Trường cũng là một bộ phận của các đơn vị đào tạo nên đã có sự kết hợp hoạt động giữa hai đơn vị từ trước.

- Phòng Thí nghiệm trọng điểm là mô hình được Nhà nước ưu tiên đầu tư trang bị máy móc đồng bộ, hiện đại đạt trình độ các nước trong khu vực và quốc tế với đội ngũ chuyên gia giỏi, được cấp một phần kinh phí hoạt động.

- Hầu hết cán bộ kiêm nhiệm của các đơn vị nghiên cứu là cán bộ của các đơn vị đào tạo.

- Một số khó khăn mà các đơn vị đào tạo đang gặp phải lại là những thuận lợi mà đơn vị NCKH đang có và ngược lại.

- Để thực hiện mục tiêu của Trường ĐHKHTN đến năm 2015 là xây dựng Trường trở thành một trường đại học nghiên cứu tiên tiến, Trường ĐHKHTN tìm các biện pháp để nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động của các trung tâm.

2.4.3.2. Mặt yếu

- Theo quy định, trung tâm NCKH trong trường đại học là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên nên việc phải tìm đủ kinh phí để duy trì hoạt động là khó khăn lớn đối với các đơn vị nghiên cứu. Còn Phòng Thí nghiệm trọng điểm cũng là đơn vị phải tự đảm bảo một phần nguồn kinh phí hoạt động.

- Trường ĐHKHTN đã có quy định về sự kết hợp hoạt động giữa đơn vị đào tạo và đơn vị NCKH nhưng những quy định này khá chung chung và chưa đưa ra

những cơ chế cụ thể về dùng chung thiết bị, phân chia tài chính trong hoạt động đào tạo ....

- Sự kết hợp hoạt động của hai đơn vị phụ thuộc rất lớn vào tinh thần hợp tác giữa thủ trưởng hai đơn vị, giữa các thành viên của hai đơn vị mà đây lại là yếu tố con người.

- Tuy sự ra đời của các đơn vị nghiên cứu đều xuất phát từ những yêu cầu thực tế nhưng nhìn chung chưa có sự quy hoạch chiến lược từ Nhà nước và các bộ, ngành liên quan.

2.4.3.3. Thời cơ

Thế kỷ 21 gắn với một thời đại mới, thời đại của nền kinh tế trí thức, của khoa học - công nghệ cao. Khắp nơi trên thế giới, các trường đại học tiên tiến đang hướng tới việc xây dựng và hoàn thiện mô hình các trường đại học nghiên cứu. Trường đại học không chỉ là trung tâm đào tạo gắn với nghiên cứu mà còn là trung tâm nghiên cứu khoa học mạnh, một trung tâm triển khai công nghệ tiên tiến, góp phần đắc lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, các trường đại học phải hết sức coi trọng nhiệm vụ nghiên cứu theo hướng giải quyết những vấn đề thực tiễn trong công cuộc đổi mới đất nước bằng nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu triển khai, nghiên cứu cơ bản. Qua đó hướng tới việc nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới nội dung và phương pháp cho sát với thực tiễn Việt Nam, đồng thời phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại. Cán bộ của các trường đại học phải là một lực lượng nghiên cứu, triển khai có tiềm lực mạnh, liên kết chặt chẽ với lực lượng nghiên cứu của cả nước, phục vụ sự nghiệp phát triển của xã hội.

2.4.3.4. Thách thức

Trải qua hơn 15 năm đổi mới, giáo dục đại học Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Quy mô đào tạo đại học tăng nhanh với việc mở rộng mạng lưới các trường, đa dạng hoá các loại hình đào tạo. Đội ngũ giáo viên có sự phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, điều kiện dạy và học ở các trường đại học đã có nhiều cải thiện. Tuy nhiên để có thể hội nhập được với giáo dục đại học

trong khu vực và trên thế giới , giáo dục đại học Việt Nam còn phải vượt qua rất nhiều trở ngại.

Bước vào thế kỉ 21, giáo dục đại học Việt Nam đang đứng trước những thách thức rất lớn - giữa hiện trạng: điểm xuất phát thấp không chỉ về cơ sở, trang thiết bị, mà còn về đội ngũ giảng dạy, cơ cấu tổ chức đào tạo, quan điểm phát triển đối với hai mục tiêu chính giảng dạy và nghiên cứu khoa học - và mong muốn: trong một thời gian xác định, mau chóng tiếp cận được và hội nhập với giáo dục đại học, sau đại học của khu vực và quốc tế.

NCKH là chức năng cơ bản của các cơ sở đào tạo đại học và sau đại học trên thế giới và NCKH đã trở thành yếu tố thứ nhất trong dây truyền nghiên cứu - giảng dạy. Ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Đức, Pháp ... các trường đại học được coi là lực lượng nghiên cứu chủ yếu. Các trường đại học ở nước này đều có nguồn lực khoa học rất mạnh như đội ngũ giáo sư, giảng viên đồng thời là các nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu, cũng với đội ngũ sinh viên hệ sau đại học lấy nghiên cứu làm phương thức giảng dạy - học tập quan trọng.

Trường đại học ở Việt Nam phải nhanh chóng đổi mới, dùng NCKH làm động lực để nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao trình độ cán bộ giảng dạy, nâng cao giá trị sản phẩm đào tạo đối với xã hội. Trường đại học phải khai thác triệt để những điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ các nhà khoa học, lực lượng HVCH và NCS để đẩy mạnh NCKH, ký kết hợp đồng nghiên cứu với các cơ sở sản xuất. Giáo dục đại học có rất nhiều tiềm năng. Trong nền kinh tế thị trường, kinh tế tri thức, xu thế toàn cầu hoá, trường đại học càng có nhiều điều kiện phát huy ưu thế của mình.

Kết luận Chƣơng 2

1. Trường ĐHKHTN thuộc ĐHQGHN là trường đại học trọng điểm, đầu ngành của cả nước về đào tạo, NCKH cơ bản và khoa học công nghệ trong lĩnh vực khoa học tự nhiên. Danh tiếng và uy tín của Trường chính là nhờ ở truyền thống đào tạo, NCKH với chất lượng cao trên cơ sở một nền trí tuệ, học vấn giỏi của đội ngũ các giáo sư, các thầy giáo, cô giáo cùng tập thể cán bộ quản lý, phục vụ đào tạo giầu kinh nghiệm.

2. Cơ cấu tổ chức và quản lý của Trường ĐHKHTN đối với các đơn vị đào tạo đã định hình và ổn định từ lâu. Còn cơ cấu tổ chức và quản lý của Trường đối với các đơn vị nghiên cứu xuất hiện chưa lâu và hiện còn đang hoàn thiện. Các đơn vị NCKH trong Trường phát triển chưa đồng đều và cần có định hướng phát triển cho các đơn vị này.

3. Để kết hợp hoạt động của đơn vị đào tạo và đơn vị NCKH, Trường ĐHKHTN cần xây dựng cơ chế kết hợp cụ thể hơn và mạnh hơn. Khảo sát thực tế cho thấy, Trường ĐHKHTN chưa áp dụng nhiều biện pháp khả thi để phát huy được vai trò của các trung tâm nghiên cứu phục vụ đắc lực hơn công tác đào tạo, đặc biệt là đào tạo sau đại học trong thời gian qua. Việc kết hợp hoạt động hiện nay của hai đơn vị này chủ yếu xuất phát từ mối quan hệ giữa các cá nhân của hai đơn vị.

4. Để thực hiện mục tiêu của Trường ĐHKHTN đến năm 2015 là: "Xây dựng Trường trở thành một trường đại học nghiên cứu tiên tiến, ngang tầm với một số

trường đại học và viện nghiên cứu hàng đầu trong khu vực và là trung tâm hàng đầu của cả nước về đào tạo, NCKH, ứng dụng và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và một số hướng công nghệ mũi nhọn gắn với khoa học cơ bản, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá của đất nước", việc sớm đưa cơ chế kết hợp cụ thể hoạt động của hai đơn vị này là vấn đề cấp thiết đang đặt ra đối với Nhà trường.

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý nhằm kết hợp hoạt động của đơn vị (Trang 61 - 66)