- Phần lớn kinh phí của PTNLN từ đề tài, hợp đồng NCKH của các thành viên, trong đó nhà khoa học đứng đầu phải là ngƣời khả năng đấu thầu
3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường tính tự chủ tự chịu trách nhiệm của các đơn vị đào tạo và đơn vị NCKH trong cơ chế kết hợp
đơn vị đào tạo và đơn vị NCKH trong cơ chế kết hợp
Theo [17], tự chủ của một đơn vị là việc các đơn vị có thể làm mọi việc mà pháp luật cho phép và thực thi những quyền hạn đã được cụ thể hoá trong điều lệ cũng như trong quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị đã được cấp có thẩm quyền thông qua.
Đối với các đơn vị đào tạo và các đơn vị NCKH trong truờng đại học đó chính là quyền được tự quyết định các hoạt động để thực hiện nhiệm đã được quy định trong "Điều lệ trường đại học" (Chương I, trang 13-15).
Tự chịu trách nhiệm là việc các đơn vị này phải tự đánh giá và giám sát việc thực hiện các quy định của nhà nước, sẵn sàng giải trình và minh bạch hoá các hoạt động của đơn vị và chịu trách nhiệm về các kết quả của mình. Đồng thời các đơn vị này phải giải trình trước tập thể Nhà trường những vấn đề thuộc trách nhiệm và quyền hạn của mình được giao phó nhằm bảo đảm lợi ích của chính bản thân Nhà trường, của Nhà nước và của cộng đồng xã hội.
Tự chủ và tự chịu trách nhiệm là 2 mặt sóng đôi không tách rời nhau: không có quyền tự chủ tách rời sự tự chịu trách nhiệm và ngược lại. Dân chủ đi đôi với kỷ cương, Quyền lợi phải gắn liền với nghĩa vụ ![17, 4].
Đứng trước cơ chế thị trường, các đơn vị đào tạo và các đơn vị NCKH của Trường ĐHKHTN buộc phải đối mặt với không ít cơ hội và thách thức. Chỉ khi các đơn vị này có các quyền tự chủ nhất định mới có khả năng đương đầu với hoàn cảnh mới và có khả năng tự điều chỉnh tốt hơn nhằm đáp ứng yêu cầu của Nhà nước, của xã hội. Đồng thời, các đơn vị này phải chịu trách nhiệm về những việc mình làm trước pháp luật.
* Cách thực hiện
- Giao các chương trình liên kết đào tạo sau đại học cho các đơn vị có đủ năng lực và không nhất thiết phải là đơn vị đào tạo trên cơ sở bảo vệ khả năng thực hiện nhiệm vụ được giao
Việc mở ra các chương trình đào tạo sau đại học trên cơ sở kết hợp với các đơn vị đào tạo tại các nước tiên tiến là một trong những cách tiếp cận nhanh với xu hướng và trình độ đào tạo trong khu vực. Đây là một hướng đi đang được ĐHQGHN ưu tiên thực hiện. Tháng 11/2003, lãnh đạo Trường ĐHKHTN đã ký kết hợp tác (2003 - 2008) với viện Khoa học và Công nghệ Gwangju (GIST), Hàn Quốc về đào tạo phối hợp trong lĩnh vực Khoa học - Công nghệ môi trường ở bậc sau đại học. Hai đơn vị thực hiện chính của hợp tác này là Viện Khoa học & Công
nghệ Môi trường (Viện GIST) và Trung tâm Nghiên cứu CNMT & PTBV - Trường ĐHKHTN. Trong hợp tác này, chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên các môn học của Viện GIST có cấu trúc lại cho phù hợp thế mạnh của Trường ĐHKHTN cũng như nhu cầu thực tiễn tại Việt Nam. Hiện nay, Trường ĐHKHTN và Viện GIST đang tiến hành phối hợp công tác tuyển sinh và sẽ tổ chức tuyển sinh vào cuối tháng 11/2004. Việc giảng dạy được thực hiện bằng tiếng Anh, chủ yếu do các giáo sư GIST đảm nhiệm. Theo đề án này, học viên sẽ học 1 năm tại Việt Nam và 3 năm tiếp theo tại Hàn Quốc. Phía Hàn Quốc sẽ cấp kinh phí cho các chuyên gia sang giảng dạy và một số học bổng cho các học viên xuất sắc sang đào tạo tiếp tục tại Hàn Quốc. Phía Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, từ nguồn kinh phí nhà nước sẽ cho học bổng hỗ trợ cho các học viên tại Việt Nam và một số sang Hàn Quốc học cũng như chi phí đào tạo cho 1 năm học tại Việt Nam (sách, hóa chất, dụng cụ thí nghiệm, ...). Một phần kinh phí sẽ được sử dụng để bồi dưỡng cho chính các giáo sư, cán bộ Việt Nam tham gia giảng dạy bằng tiếng Anh đồng thời bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng cán bộ trẻ của Trung tâm và các đơn vị phối hợp trong trường tiếp nhận các giáo trình nhằm thay thế giảng viên nước ngoài sau 5 năm.
Trung tâm Nghiên cứu CNMT & PTBV là một trong những hoạt động có hiệu quả của Trường ĐHKHTN. Xuất phát khả năng của Trung tâm CNMT & PTBV, Trường ĐHKHTN đã đồng ý để Trung tâm đại diện cho Trường hợp tác với phía Hàn Quốc trong dự án này. Trung tâm có quyền chủ động phối hợp với phía bạn trong việc xây dựng chương trình đào tạo và tổ chức việc giảng dạy .... Nhưng Trung tâm cũng phải chịu trách nhiệm trước Nhà trường và Nhà nước về những việc mình làm.
- Giao một số chuyên đề đào tạo sau đại học cho các trung tâm nghiên cứu phụ trách và cấp chứng chỉ
Dựa trên thế mạnh của mỗi trung tâm, Trường ĐHKHTN giao một số chuyên đề đào tạo sau đại học cho các trung tâm nghiên cứu. Đây phải là các bài thực tập yêu cầu sử dụng trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại cũng như giải quyết một
số vấn đề mang tính thực tế. Kinh phí của các chuyên đề đào tạo này sẽ được Nhà trường trích thẳng cho các trung tâm.
- Cho phép và khuyến khích các đơn vị tự ký hợp đồng liên kết đào tạo và NCKH với nhau trên cơ sở của tinh thần “tự chủ - tự chịu trách nhiệm”