Hoạt động đào tạo

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý nhằm kết hợp hoạt động của đơn vị (Trang 42 - 46)

Kết luận Chƣơng

2.2.1.2. Hoạt động đào tạo

Trường ĐHKHTN khai giảng năm học mới vào đầu tháng 9 hàng năm. Mỗi năm học có 2 học kỳ. Theo quy định chung, mỗi kỳ học có ít nhất 15 tuần thực học và 3 tuần thi, khối lượng kiến thức phải tích luỹ mỗi học kỳ tối thiểu là 24 đơn vị học trình, trừ học kỳ cuối.

“Kế hoạch đào tạo được tổ chức theo nguyên tắc: Khối lượng kiến thức cơ bản học trước, khối lượng kiến thức chung xen kẽ nhưng cố gắng đưa vào những học kỳ đầu, kiến thức cơ sở, chuyên ngành và nghiệp vụ học sau.”[11, 18]

Chương trình đào tạo bậc đại học bao gồm 5 khối kiến thức: kiến thức chung, kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên ngành và kiến thức nghiệp vụ cho từng ngành đào tạo. Mỗi khối kiến thức bao gồm một số môn học. Môn học là một bộ phận

kiến thức trọn vẹn của một ngành (liên ngành) khoa học. Môn học có thể gồm một hoặc một vài học phần. Học phần có thể là một môn học hoặc một phần tương đối trọn vẹn của môn học được sử dụng để tạo thuận lợi cho người học tích luỹ dẫn kiến thức trong quá trình học tập. Kiến thức trong mỗi học phần có thể được kết cấu riêng theo từng bộ môn khoa học hoặc được tích hợp từ nhiều bộ môn ở cùng một trình độ. Các học phần lý thuyết chủ yếu được nghe giảng trên lớp hoặc tự học, các học phần thực hành được thực hiện chủ yếu ở các phòng thí nghiệm. Mỗi học phần được bố trí trọn vẹn và phân bố đều trong một học kỳ.

"Chương trình đào tạo cử nhân tài năng được thiết kế riêng với yêu cầu về trình độ cao hơn và nội dung sâu rộng hơn so với chương trình đào tạo cử nhân chuẩn; đề cao tư duy sáng tạo, khả năng tự học và tăng cường kỹ năng thực hành, kiến thức thực tế, khả năng sử dụng tin học, ngoại ngữ." [ 11, 40]

"Chương trình đào tạo cử nhân chất lượng cao là chương trình đào tạo cử nhân chuẩn, được cải tiến, nâng cao, tăng cường kỹ năng thực hành, kiến thức thực tế, năng lực sáng tạo, khả năng sử dụng tin học, ngoại ngữ." [11, 40]

Đối với chương trình đào tạo tạo cử nhân khoa học tài năng và cử nhân chất lượng cao, Nhà trường ưu tiên bố trí giảng viên có trình độ và uy tín chuyên môn cao, tạo điều kiện về tài liệu và thông tin để giảng viên hiện đại hoá giáo trình, bài giảng. Giảng viên được khuyến khích áp dụng các phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá tiên tiến theo hướng thúc đẩy sinh viên học tập theo kiểu nghiên cứu, nâng cao tính chủ động, sáng tạo và tự giác học tập cho người học. Kiểm tra đánh giá được thực hiện theo hướng bám sát mục tiêu đào tạo của môn học và ở mức độ năng lực cao (về kỹ năng, về nhận thức và về năng lực tư duy sáng tạo) bằng cách hình thức khác nhau, kiểm tra đánh giá thường xuyên, qua nhiều thể loại (bài tập nhỏ và lớn, bài luận, bài tổng quan, niên luận ... và thi cuối học phần), bằng phương pháp tự luận, trắc nghiệm, vấn đáp .... Quy mô lớp học nhỏ từ 10 đến 20 sinh viên, được tổ chức theo từng ngành.

Trên cơ sở phân công giảng dạy của các bộ môn và khoa, Phòng Đào tạo quản lý lịch giảng dạy và thi học kỳ. Trong 2 năm đầu, sinh viên sẽ học các kiến

thức đại cương và một phần kiến thức cơ sở của ngành đào tạo. Năm thứ 3, sinh viên sẽ học lý thuyết và thực tập tương đối toàn diện các phần kiến thức chuyên môn của ngành đào tạo. Năm thứ 4, sinh viên được phân về các bộ môn đã đăng ký để học chuyên đề và làm khoá luận tốt nghiệp.

NCKH của sinh viên cũng là hoạt động đào tạo quan trọng. Sinh viên Trường ĐHKHTN được khuyến khích tham gia NCKH ngay từ năm thứ 3. Thông qua NCKH, sinh viên làm quen với tiến trình của hoạt động nghiên cứu, bắt đầu hình thành các kỹ năng thực nghiệm, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, kỹ năng tổng quát hoá. NCKH giúp sinh viên nắm vững vấn đề nghiên cứu, biết cách viết một báo cáo khoa học, trình bày công trình nghiên cứu và tập dượt để làm khoá luận tốt nghiệp.

Ngoài hoạt động NCKH, sinh viên còn được khuyến khích tham gia các câu lạc bộ khoa học, xêmina chuyên đề khoa học, hội nghị, hội thảo khoa học. Sinh viên một số khoa còn đi khảo sát thực tế, thực địa, tham quan các cơ sở sản xuất ....

Hoạt động đào tạo sau đại học được tiến hành đồng thời với hoạt động đào tạo đại học nhưng khai giảng muộn hơn do tuyển sinh sau đại học được tổ chức 2 đợt vào tháng 5 và tháng 9 hàng năm.

“Chương trình đào tạo thạc sỹ phải đảm bảo cho học viên cao học được bổ sung và nâng cao những kiến thức đã học ở đại học, hiện đại hoá những kiến thức chuyên ngành; tăng cường kiến thức liên ngành; có đủ năng lực thực hiện công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học trong chuyên ngành đào tạo.”[4, 40]

Chương trình đào tạo đào tạo thạc sỹ gồm 3 phần: kiến thức chung, kiến thức cơ sở và chuyên ngành, luận văn thạc sỹ. Phần kiến thức chung, học viên cao học được học các môn Triết học và Ngoại ngữ. Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành là những môn học bổ sung và nâng cao kiến thức cơ sở và liên ngành, mở rộng và cập nhật kiến thức chuyên ngành, kể cả các môn tin học chuyên ngành và phương pháp luận nghiên cứu của ngành. Luận văn thạc sỹ là một vấn đề khoa học do học viên đề xuất, được người hướng dẫn đồng ý và được Hội đồng Khoa học & Đào tạo của khoa chấp thuận.

Khoa đảm nhận tổ chức giảng dạy các môn học trong chương trình đào tạo thạc sỹ gồm việc xác định yêu cầu và nội dung chương trình các môn học, lập kế hoạch giảng dạy căn cứ chương trình khung đã được phê duyệt.

Nội dung môn học thường xuyên được điều chỉnh, cập nhật, bổ sung, hiện đại hóa để đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học, công nghệ của ngành. Hội đồng Khoa học và Đào tạo của khoa thông qua việc điều chỉnh, bổ sung những nội dung cơ bản của môn học.

Tổ chức giảng dạy các môn học trong chương trình đào tạo thạc sỹ được thực hiện bằng cách phối hợp các hình thức học tập trên lớp với tự học, tự nghiên cứu để phát huy năng lực thực hành, năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề chuyên môn của học viên. Khoa có trách nhiệm bố trí giảng viên, kiểm soát việc lập và thực hiện lịch trình giảng dạy về lý thuyết, thực hành, kiểm tra giữa môn, làm tiểu luận hoặc thi các môn học trên cơ sở đề nghị của Chủ nhiệm bộ môn. Phòng Sau đại học chỉ quản lý việc xét duyệt và làm thủ tục bảo vệ cho học viên cao học.

Chương trình đào tạo thạc sỹ tại Trường ĐHKHTN là chương trình đào tạo theo hình thức tập trung. Sau khi học được khoảng 1 năm, các học viên cao học bắt đầu làm luận văn. Đây là thời gian các học viên có mặt tại các phòng thí nghiệm để thực hiện vấn đề nghiên cứu của mình.

“Chương trình đào tạo tiến sỹ phải đảm bảo cho nghiên cứu sinh nâng cao và hoàn chỉnh kiến thức cơ bản, có hiểu biết sâu về kiến thức chuyên ngành, có đủ năng lực độc lập trong nghiên cứu khoa học và sáng tạo trong hoạt động chuyên môn.”[4, 47]

Chương trình đào tạo tiến sỹ gồm 3 phần: các môn học của chương trình thạc sỹ đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng thạc sỹ hoặc có bằng thạc sỹ gần với chuyên ngành đào tạo, các chuyên đề tiến sĩ và luận văn tiến sỹ.

Phòng Sau đại học bố trí nghiên cứu sinh (chưa có bằng thạc sỹ hoặc có bằng thạc sỹ không đúng chuyên ngành) vào các lớp học cao học học bổ sung các môn cần thiết để có kiến thức tương đương với người có bằng thạc sỹ đúng chuyên ngành.

Các chuyên đề tiến sỹ được thực hiện bằng tự học và tự nghiên cứu của nghiên cứu sinh. Thời gian của chương trình đào tạo tiến sỹ tại Trường ĐHKHTN là bốn năm đối với người có bằng tốt nghiệp đại học và ba năm đối với người có bằng thạc sỹ. Trong quá trình học tập, nghiên cứu sinh được xem như là thành viên của bộ môn. Nghiên cứu sinh được phép tham gia các buổi sinh hoạt khoa học của bộ môn, làm báo cáo khoa học, viết báo cáo khoa học ....

Ngoài ra, năm 2001, Trường ĐHKHTN cùng với Viện Công nghệ Sinh học (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã xây dựng đề án “Phối hợp đào tạo Tiến sỹ” với Trường Đại học Tổng hợp Greifswald (Cộng hoà Liên bang Đức). Tiếp theo thành công của đề án với Trường Đại học Tổng hợp Greifswald, đầu năm 2004 trên cơ sở mối quan hệ hợp tác đã có từ trước, trường đã xây dựng đề án: “Phối hợp đào tạo tiến sỹ trong lĩnh vực khoa học công nghệ môi trường với Viện Khoa học và Công nghệ Kwangju (Hàn Quốc)”. Ngày 14/05/2004 Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo đã có QĐ số 2456/QĐ-BGD&ĐT-VP phê duyệt đề án và cho phép đề án này được sử dụng ngân sách Nhà nước theo quy định của đề án: “Đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước”.

Năm 2004, Nhà trường đã xây dựng đề án “Phối hợp đào tạo thạc sỹ về lĩnh vực công nghệ môi trường với Trường Đại học Dresden (Cộng hòa Liên bang Đức)”. Đề án sẽ được phía Đức hỗ trợ phần lớn về tài chính. Để chuẩn bị cho khóa đào tạo này, Trường Đại học Kỹ thuật Dresden sẽ tiếp nhận 7 giảng viên của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên sang thực tập và chuẩn bị bài giảng cho khóa học (năm 2004 đã tiếp nhận 3 giảng viên). Theo đề án, khóa đào tạo thạc sỹ này sẽ khai giảng vào 05/12/2005 và kết thúc vào cuối năm 2007. Chương trình đào tạo do phía Đức xây dựng và dự kiến có khoảng 40% môn học do giáo sư Đức giảng dạy. Ngôn ngữ dùng trong giảng dạy là tiếng Anh. Sau thời gian 1,5 năm học tại Việt Nam, các học viên sẽ được gửi sang làm luận văn tốt nghiệp tại Đức trong vòng 6 tháng

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý nhằm kết hợp hoạt động của đơn vị (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)