Một số nguyên tắc xây dựng biện pháp

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức của nhà trường nhằm phát huy tiềm năng xã hội thực hiện công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông (nghiên cứu tại Hải Phòng (Trang 64 - 66)

ĐỨC CHO HỌC SINH THPT.

3.1Một số nguyên tắc xây dựng biện pháp

Căn cứ vào các cơ sở lý luận trên cùng với mục tiêu phấn đấu xây dựng trƣờng chất lƣợng cao, có uy tín tiến tới đạt tiêu chuẩn của mô hình trƣờng chuẩn quốc gia, thì việc GDĐĐ nhằm đào tạo con ngƣời phát triển có đạo đức, có trí thức, sức khoẻ, có tinh thần yêu nƣớc, thấm nhuần lý tƣởng cách mạng, thực sự say mê học tập, có ý thức tổ chức kỷ luật, kính Thày, yêu bạn, có nếp sống lành mạnh, tôn trọng pháp luật. Để sau này trở thành ngƣời năng động sáng tạo, có khả năng lập thân, lập nghiệp, tiến tới chung sống cùng cộng đồng trong xu thế hội nhập thì giáo dục chiếm một vị trí vô cùng quan trọng đào tạo ra mẫu ngƣời mới vừa có đức vừa có tài hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh. Trong quá trình giáo dục làm sao để học sinh có đƣợc nhận thức và

điều chỉnh hành vi theo đúng chuẩn mực đạo đức mà mục tiêu giáo dục đã đề ra.

Việc giáo dục đạo đức cho học sinh cần tuân theo các nguyên tắc sau: Đảm bảo tính kế thừa, tính chuẩn mực của truyền thống của dân tộc; Đảm bảo tính thống nhất trong quá trình dạy và học;

Đảm bảo tính thực tiễn của quá trình dạy và học; Đảm bảo chuẩn mực đạo đức XHCN;

Phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội;

Nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục nên việc GDĐĐ phải thực hiện bằng nhiều phƣơng pháp khác nhau. Phƣơng pháp GDĐĐ là những con đƣờng để đi đến mục tiêu, ngoài ra phƣơng pháp còn là phƣơng tiện, cách thức tổ chức giáo dục và biện pháp giáo dục. Việc lựa chọn các phƣơng pháp giáo dục còn tuỳ thuộc vào đối tƣợng cụ thể, điều kiện cụ thể để hiệu quả giáo dục tốt nhất.

Từ các cơ sở lý luận giáo dục, trƣờng chúng tôi đã trao đổi kinh nghiệm vận dụng các phƣơng pháp giáo dục.

- Phƣơng pháp tác động vào nhận thức để xây dựng ý thức cá nhân (nhƣ thuyết phục, tranh luận, thảo luận).

- Các phƣơng pháp tổ chức các hoạt động thực tiễn nhằm giúp học sinh tích luỹ kinh nghiệm ứng xử và rèn luyện hành vi đạo đức nhƣ đề cao yêu cầu nội quy nhà trƣờng, xây dựng dƣ luận tập thể, rèn luyện nếp sống ...)

- Đặc biệt khai thác có hiệu quả các phƣơng pháp thi đua khen thƣởng, trách phạt trong hoạt động khác của nhà trƣờng, của lớp ...

Việc GDĐĐ cho học sinh là phải thông qua các hoạt động giáo dục cơ bản trong nhà trƣờng, đó là: dạy học, lao động, hƣớng nghiệp, hoạt động ngoài

giờ lên lớp cùng với sự phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà trƣờng, gia đình, xã hội. Do vậy đòi hỏi trƣờng THPT phải có một cơ chế quản lý đào tạo mới phù hợp với yêu cầu và đòi hỏi của xã hội hiện nay.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức của nhà trường nhằm phát huy tiềm năng xã hội thực hiện công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông (nghiên cứu tại Hải Phòng (Trang 64 - 66)