ĐỨC CHO HỌC SINH THPT.
3.2.4 Phối hợp với cha mẹ học sinh, các lực lượng xã hội trên địa bàn, tạo môi trường cộng đồng thuận lợi trong GDĐĐ học sinh.
tạo môi trường cộng đồng thuận lợi trong GDĐĐ học sinh.
Đây là biện pháp rất hữu hiệu góp phần to lớn trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Mối quan hệ giữa gia đình – nhà trƣờng – xã hội là môi trƣờng sống, môi trƣờng giáo dục suốt đời đối với học sinh. Nếu quản lý, phối hợp tốt thì giáo dục đạo đức học sinh đạt hiệu quả cao.
* Mục tiêu của biện pháp: Phát huy sức mạnh tổng hợp, bồi dƣỡng nâng cao nhận thức sƣ phạm cho cha mẹ học sinh, khai thác tiềm năng to lớn của các lực lƣợng xã hội trong quản lý và giáo dục đạo đức học sinh trở thành con ngoan, trò giỏi, ngƣời công dân tốt có ích cho xã hội.
* Nội dung của biện pháp: Có thể khẳng định tác động của giáo dục rất to lớn trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Ảnh hƣởng của cha mẹ có tính chất quyết định trong việc định hƣớng giá trị đạo đức cho con em. Giáo viên chủ nhiệm biết làm cho họ có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm phối hợp với nhà trƣờng, cần phản ánh thƣờng xuyên, trung thực về con em mình. Gia đình phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con em học tập, rèn luyện, dành thời gian chăm lo, kiểm tra để nắm bắt những thay đổi đột biến ở trẻ. Đồng thời phải tôn trọng Thày, giữ uy tín cho Thày, cô giáo theo truyền thống quý báu “tôn sƣ trọng đạo”.
Tăng cƣờng phối hợp các tổ chức xã hội nhằm phát huy tiềm năng xã hội trong việc quản lý giáo dục đạo đức học sinh: Phần lớn thời gian học sinh sinh hoạt tại nhà và cộng đồng cƣ trú, nếu chỉ chú ý giáo dục đạo đức trong nhà trƣờng chƣa đủ ảnh hƣởng đến việc hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Cần chú trọng giáo dục việc giữ gìn thuần phong mĩ tục của cộng đồng, cho học sinh tìm hiểu lịch sử phong tục tập quán, giáo dục học sinh hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, lễ nghĩa với Thày cô, thân ái với bạn bè.
* Cách thức tiến hành:
- Tổ chức họp bàn thống nhất mục đích, nội dung chƣơng trình phối hợp mỗi năm 1 lần vào đầu năm học: BGH mời đại diện HĐGD quận, phƣờng, Thƣờng trực Hội CMHS, các chi hội trƣởng CMHS bàn chuyên đề phối hợp giáo dục học sinh.
- Mỗi học kỳ tổ chức họp CMHS từ 2 đến 3 lần để thông báo tình hình, kết quả học tập tu dƣỡng của các em. Sử dụng sổ liên lạc giữa gia đình và nhà trƣờng hàng tháng và kết thúc học kỳ.
- Ban chi hội cha mẹ học sinh cử đại diện trực tiếp tham gia công tác giáo dục đạo đức cho học sinh bằng các hình thức thông qua nói chuyện, hƣớng nghiệp, khen thƣởng, kỷ luật...
- Phối hợp với uỷ ban nhân dân phƣờng (xã), công an phƣờng (xã), quận (huyện), nhà trƣờng tổ chức buổi lễ cam kết xây dựng nền nếp kỷ cƣơng, phòng chống ma tuý và các tệ nạn xã hội. Thực hiện tốt luật an toàn giao thông với các em học sinh, các tập thể lớp và tổ chức kiểm tra nề nếp, mỗi trƣờng học đƣợc 1 năm 3 lần, ngăn chặn việc vi phạm đạo đức học sinh. Hàng tháng họp giao ban đều đặn kiểm điểm, rút kinh nghiệm kết quả liên kết giáo dục.
mạng xuống nói chuyện, làm công tác tuyên truyền giáo dục vào những ngày 22/12, và 26/3. Liên kết với các cơ quan đơn vị có điều kiện đỡ đầu, hỗ trợ quỹ khuyến học để khuyến tài, động viên học sinh nghèo vƣơn lên học giỏi, xây dựng quỹ thƣởng học sinh có thành tích học xuất sắc.
- Thực hiện chƣơng trình cải tiến hoạt động ngoài giờ.
Ở các trƣờng THPT vùng nông thôn hoạt động ngoài giờ còn mang nặng tính hình thức và nội dung sinh hoạt nghèo nàn ít tính giáo dục.Thực tế cái khó khăn dẫn đến bất cập này là điều kiện kinh tế và cơ sở văn hoá hạ tầng còn thấp không tạo ra môi trƣờng hấp dẫn thanh niên. Mặc dầu vậy vùng nông thôn lại có rất nhiều điểm mạnh mà đô thị không có đƣợc. Ngƣợc lại vùng đô thị có tiềm lực về CSVC nhƣng không ít những tụ điểm văn hoá đã bị biến tƣớng theo chiều hƣớng độc hại, hoặc nghiêng về vui chơi giải trí mà kém hiệu quả giáo dục.Vì vậy vấn đề đặt ra ở chỗ là khai thác có hiệu quả điểm mạnh này trên cơ sở ngăn chặn học sinh lui tới những điểm có thể ảnh hƣởng xấu đến đạo đức học sinh.
Trƣớc hết ở nhà trƣờng thay vì các hoạt động nghe thuyết trình nhàm chán giữa Thày và trò cần có cách cải tổ về nội dung, phƣơng pháp tổ chức và nhân lực thực hiện.Tổ chức một nội dung sinh hoạt ngoài giờ cần phải đạt đƣợc các tiêu chí sau:
- Hình thức mới lạ hấp dẫn.
- Nội dung gắn với chủ đề chủ điểm nhƣng phƣơng pháp thực hiện phải sôi nổi thu hút đƣợc mọi thành viên tham gia.
- Nguồn nhân lực tham gia phải hiểu rõ và sâu vấn đề nhƣng lại phải có năng lực thể hiện.
- Đa dạng các loại hình sinh hoạt (thi các nội dung mang tính thời sự xã hội, thơ văn, câu lạc bộ khoa học ... ).
Để đạt đƣợc những tiêu chí này ban chỉ đạo cần hợp đồng, phối hợp tổ chức với các cơ quan đoàn thanh niên Cộng sản, phòng văn hoá, công an, quân đội ... trên địa bàn để bổ sung nguồn nhân lực, vật lực bên cạnh đó phát huy tối đa nguồn lực của mình vừa làm vừa học hỏi, mà nòng cốt là đoàn thanh niên Cộng sản với lực lƣợng trẻ ở 2 khu vực giáo viên và học sinh. Đồng thời nhà trƣờng phải hỗ trợ kinh phí thích ứng từng bƣớc chủ động CSVC cho hoạt động.
Nhà quản lý cần khai thác tốt vốn văn hoá chính trị địa phƣơng để tổ chức học tập ngay trên quê hƣơng mình, quận huyện của mình bằng một chƣơng trình có kế hoạch bài bản.Thực tế, đó là những bức tƣợng đài sống hết sức thuyết phục không phải trong sách vở: đền thờ nữ tƣớng Lê Chân,Viện bảo tàng thành phố, quân khu ba. Hệ thống đền thờ những trạng nguyên nổi tiếng Nguyễn Bỉnh Khiêm (Vĩnh Bảo), Lê Ích Mộc (Thuỷ Nguyên), những sông Bạch Đằng (Thuỷ Nguyên) khởi nghĩa quân cờ đen (Vĩnh Bảo), thành tích chống càn đƣợc Bác gửi thu khen (Tiên Lãng), cùng với những lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc, những làng nghề ... sẽ giúp học sinh tình yêu quê hƣơng, tự hào và hƣớng theo bƣớc cha ông.
* Kết quả cần đạt đƣợc: Tất cả những hoạt động trên nhằm giúp học sinh ý thức đƣợc sự quan tâm của cả cộng đồng đối với quá trình phát triển nhân cách của bản thân và tự giác thực hiện quy định chung của nhà trƣờng, gia đình, xã hội không chỉ bằng ý chí mà bằng cả tình cảm của mình.