THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC PHÁT HUY TIỀM NĂNG XÃ HỘI CỦA CÁC TRƢỜNG THPT HẢI PHÒNG.
2.4.2 Tổ chức thực hiện các biện pháp GDĐĐ cho học sinh THPT.
Trong kế hoạch năm học của các nhà trƣờng đều nhấn mạnh vai trò giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục của nhà trƣờng. Thể hiện rõ trong sự chỉ đạo của ngành của địa phƣơng và các chỉ tiêu phấn đấu. Với cách tổ chức đan xen nhau trong quá trình giáo dục ở từng nội dung cụ thể:
Chỉ đạo thực hiện của ban giám hiệu căn cứ vào tình hình học sinh của trƣờng của địa phƣơng trong từng năm học hiện tại mà Lãnh đạo nhà trƣờng thống nhất với cấp Uỷ chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức của học sinh trong nhà trƣờng đƣợc đồng bộ và có hiệu quả. Đƣa ra các chỉ tiêu phấn đấu cụ thể cho từng lớp, từng khối, từng giai đoạn thực hiện nhiệm vụ năm học. Đề ra những biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục những tồn tại thiếu sót, phát huy những thành quả đạt đƣợc, phối hợp với các lực lƣợng xã hội, cùng gia đình để nâng cao chất lƣợng giáo dục đạo đức học sinh.
Giáo dục đạo đức học sinh thông qua đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp. Từ việc thống nhất mục tiêu chung của nhà trƣờng để thực hiện đạt mục tiêu đó lực lƣợng quan trọng nhất là các giáo viên chủ nhiệm. Mỗi giáo viên chủ nhiệm là một ngƣời quản lý cấp cơ sở của đơn vị, mọi hoạt động của nhà trƣờng đều là hoạt động chung của các lớp. Giáo viên chủ nhiệm ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng đào tạo và nhân cách học sinh. Không phải ngẫu nhiên mà ngƣời ta nói: GVCN là linh hồn của lớp. Nhiệm vụ giáo dục của trƣờng có trở thành hiện thực hay không chính ở đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và học sinh các lớp. Họ là mắt xích quan trọng trong dây chuyền giáo dục của nhà trƣờng. Xác định rõ điều đó nên nhà trƣờng đã hƣớng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh vào các hoạt động của giáo viên chủ nhiệm.
Qua trao đổi, phỏng vấn cho thấy ở một mức độ nào đó đa số GVCN dã thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
+ Nắm vững, mục tiêu kế hoạch, chƣơng trình hoạt động của nhà trƣờng trong từng thời kỳ và từng năm học.
+ Tổ chức tốt các hoạt động tập thể của lớp hƣớng học sinh vào mục đích chung.
+ Biết phối hợp tốt với các tổ chức trong nhà trƣờng và các thành viên trong hội đồng giáo dục.
+ Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong giáo dục đạo đức cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng học tập của học sinh.
+ Chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong điều hành công việc của lớp. Đánh giá xếp loại học sinh công khai khách quan công bằng.
Giáo viên chủ nhiệm phải đƣợc lựa chọn là những ngƣời có năng lực chuyên môn vững vàng có phẩm chất đạo đức tốt, có lòng say mê nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao.
Trên thực tế các trƣờng do điều kiện lịch sử để lại hoặc do quan niệm của lãnh đạo nên đội ngũ giáo viên chủ nhiệm vẫn còn có những ngƣời chƣa đủ tiêu chuẩn nhƣ trên. Thƣờng giáo viên đƣợc phân công làm công tác chủ nhiệm là những giáo viên có chuyên môn vững vàng và có kinh nghiệm trong công tác chuyên môn. Một số GVCN còn thiếu kinh nghiệm quản lý học sinh chƣa có kinh nghiệm xây dựng bồi dƣỡng đội ngũ tự quản. Hơn nữa trong cơ chế mở, hiện nay một bộ phận GV các trƣờng quốc lập, THPT Dân lập, tƣ thục còn phải bƣơn trải trong cuộc sống, chƣa dành tâm huyết cho công tác GDĐĐ học sinh. Ngoài việc giảng dạy ở trƣờng còn phải đảm nhiệm những việc ở trƣờng Dân lập hay các cơ sở giáo dục khác nên sự quan tâm đến giáo dục đạo đức cho học sinh còn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.
Thông qua hoạt động dạy học của giáo viên bộ môn. Đối với ngƣời giáo viên đứng trên bục giảng ngoài việc truyền đạt cho học sinh những tri thức của nhân loại còn là ngƣời ảnh hƣởng trực tiếp nhân cách học sinh. Mỗi hoạt động của ngƣời Thày đều ảnh hƣởng đến hành vi của trò.
Tóm lại: Trên thực tế công tác GDĐĐ cho học sinh đã đƣợc quan tâm nhiều, song chủ yếu do nhà trƣờng thực hiện. Nhà trƣờng chƣa có những giải pháp có hiệu quả xây dựng môi trƣờng XH để GDĐĐ. Các tổ chức XH, gia đình chƣa thực sự có hành động cụ thể tham gia cùng nhà trƣờng, còn nhiều tiềm năng của XH chƣa đƣợc quy hoạch sử dụng vào công tác GDĐĐ nói riêng và GD nói chung.