Biện pháp kế hoạch hoá công tác huy động nguồn lực xã hội nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức của nhà trường nhằm phát huy tiềm năng xã hội thực hiện công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông (nghiên cứu tại Hải Phòng (Trang 72 - 82)

ĐỨC CHO HỌC SINH THPT.

3.2.2Biện pháp kế hoạch hoá công tác huy động nguồn lực xã hội nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh

nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh.

Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình quản lý vì trên cơ sở phân tích thực trạng, những thuận lợi, khó khăn, căn cứ vào những tiềm năng đã có

và những khả năng sẽ có mà xác định rõ mục tiêu, nội dung hoạt động, các biện pháp cần thiết.

* Mục tiêu của biện pháp: Xây dựng đƣợc kế hoạch cụ thể có tính khả thi và tính hiệu quả cao nhằm định hƣớng các hoạt động GDĐĐ và quản lý GDĐĐ cho học sinh trong các THPT trong Thành phố.

* Nội dung của biện pháp:

- Trước hết để thực hiện được kế hoạch hoá công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường cần phải xây dựng được tổ chức chỉ đạo và phối hợp thực hiện công tác này.

Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ năm học, điều kiện khách quan, chủ quan, nhà trƣờng thành lập Ban đạo đức. Ban đạo đức của nhà trƣờng phải hội đủ đƣợc các lực lƣợng cần thiết tham gia.

Về quyền lực ban đạo đức phải hội đƣợc các quyền tự quyết nhƣ cung ứng CSVC, phƣơng tiện, khen thƣởng kỷ luật, điều chỉnh các hành vi học sinh...Về phạm vi hoạt động ban phải đảm bảo tầm hoạt động bao kín và rộng hơn về phƣơng diện địa lý và những khoảng thời gian cao điểm.Về cơ cấu phải đồng bộ đa dạng các thành phần lực lƣợng nhƣng đồng thời phải thống nhất trong chấp hành kế hoạch và mệnh lệnh chỉ huy và thực hiện trao đổi thông tin xử lý năng động linh hoạt giữa các bộ phận với nhau và với ban giám hiệu. Lực lƣợng phải đƣợc cân đối hài hoà giữa các khu vực về số lƣợng thành viên.

- Các nhà giáo, đặc biệt các nhà giáo hƣu trí trên địa bàn vì đây là những

chuyên gia giáo dục, họ hiểu về giáo dục và trải nghiệm về công tác này và có thời gian dành cho hoạt động.

- Lực lƣợng công an, quân đội đặc biệt các cựu chiến binh, bởi đây là lực lƣợng có tính kỷ luật cao có nghiệp vụ dám đối mặt đƣơng đầu với những vấn đề gay cấn.

- Các tổ chức đoàn thể văn hoá, ytế, thể thao... họ là những nhà chuyên môn sẽ hỗ trợ mạnh về các vấn đề kỹ thuật hoạt động.

- Các nhà doanh nghiệp là những nhà tài trợ cho chƣơng trình về kinh tế.

- Các nhà quản lý phƣờng, quận (nội thành) và huyện xã (ngoại thành) vì đây là những ngƣời nắm chính quyền hiểu biết về pháp luật họ có thể hỗ trợ toàn diện. - Các tổ chức xã hội tôn giáo hoạt động theo pháp luật. Nếu khai thác đúng tiềm năng của họ thì sẽ thu hái đƣợc sự ủng hộ rất cao.

Đặc biệt ở vùng nông thôn cần khai thác thêm nguồn nhân lực là trƣởng họ, trƣởng tộc. Những quyết định của dòng họ là hết sức có hiệu lực và hầu hết các dòng họ lớn còn có tiềm lực kinh tế mạnh hỗ trợ. Ví dụ ở huyện Vĩnh Bảo có 8 dòng họ lớn quỹ khuyến học của mỗi dòng họ từ 40 đến 180 triệu đồng.

Khi cơ cấu tổ chức Bộ máy quản lý GDĐĐ đã được hình thành phải nắm được các bước thực hiện kế hoạch hoá.

Kế hoạch hoá là một biện pháp cực kỳ quan trọng trong hoạt động GDĐĐ học sinh, tuy nhiên để có đƣợc kế hoạch hoá thì phải thực hiện theo trình tự các bƣớc cơ bản sau đây.

-Trước tiên cần phải thống kê được tất cả các nguồn lực xã hội có thể huy động phối hợp cho hoạt động này. Để có nó nhà quản lý phải nắm chắc trên cơ sở nghiên cứu phân tích các nguồn lực có khả năng huy động và phát huy tác

dụng hiệu quả để xây dựng đƣa vào tổ chức và xác định chức năng nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận, hoạch định đƣợc phƣơng án sử dụng đối tƣợng.

Khi khai thác tiềm năng phục vụ công tác này ở thành phố Hải Phòng cần hiểu rõ giữa hai khu vực nội thành và ngoại thành có những ƣu nhƣợc điểm riêng.

Vùng nội thành tập trung đầu mối kinh tế- văn hoá của toàn thành nên các điều kiện về CSVC trữ lƣợng tiềm năng khai thác lớn.Với tầm cỡ đô thị trung tâm loại I cấp quốc gia Hải Phòng hội đủ những hệ thống CSVC vào loại hiện đại. Mặt khác thành phố vừa có lịch sử lâu đời vừa là vùng cảng biển nên các vấn đề văn hoá vừa đậm màu sắc cổ vừa mang hơi thở sôi động hiện đại. Tuy nhiên nơi đây tập trung quá nhiều trƣờng THPT làm cho đầu tƣ dàn trải. Mặt khác tính chất cộng đồng với sự gắn bó tình cảm không có mức độ sâu sắc nhƣ làng xã nên công tác giáo dục thông qua con đƣờng tình cảm bị giảm nhẹ. Hơn nữa vùng nội đô bao giờ cũng là nơi xuất phát điểm của nhiều vấn đề xã hội bức xúc trong đó có vấn đề đạo đức thanh niên.

Vùng ngoại thành giáp nội đô có những thuận lợi cơ bản. Ở vị trí này các huyện có khả năng khai thác hiệu quả nhiều nguồn lực xã hội. Một mặt có thể khai thác đƣợc những tiềm năng về con ngƣời và CSVC văn hoá từ nội đô, mặt khác rất thuận tiện cho việc giao lƣu phối kết hợp và tận dụng khai thác những tiềm năng của các huyện lân cận vốn là những huyện có truyền thống văn hoá cổ đặc sắc và những danh nhân kiệt xuất thời phong kiến và phong trào giáo dục mạnh. Nói cách khác nhà quản lý phải nhìn nhận để khai thác đƣợc và phát huy những yếu tố nội lực và ngoại lực phục vụ cho công việc của mình.

Vùng ngoại thành xa trung tâm thành phố ở Hải Phòng không giống các vùng ngoại thành khác. Khu vực này đang phát triển công nghiệp mạnh mẽ vì vậy điều kiện CSVC ở mức độ khá. Mặt khác hệ thống giao thông tốt với 2 quốc lộ lớn nhất quốc gia quốc lộ 5 và quốc lộ 10, thời gian giao lƣu giữa nội

đô và trung tâm các huyện (trừ Cát Hải) chỉ có 30 đến 60 phút. Vốn văn hoá làng xã và quan hệ cộng đồng vẫn đƣợc bảo tồn.

Những yếu tố nêu trên đối với công tác GDĐĐ ở các trƣờng THPT Hải Phòng là rất giàu tiềm năng.Vấn đề đặt ra đối với nhà quản lý là tổ chức đƣợc nó và phát huy đƣợc thế mạnh của nó trong một chƣơng trình kế hoạch hoá khoa học.

Đƣơng nhiên để phát huy hiệu quả của các đối tƣợng tham gia rất cần thiết phải tiến hành công tác phân loại đối tƣợng để sắp xếp bố trí phối hợp.Việc phân loại này cần xác định rõ các tiêu chí sau đây:

- Họ tên. -Trình độ.

- Năng lực hoạt động. - Địa chỉ (điện thoại).

Bảng 3.3. Tổng hợp nguồn lực người có thể huy động (năm 2002)

Ngành nghề Số lượng Nghỉ chế độ Đương chức Người dự kiến Địa chỉ Bác sĩ 1050 120 930 400 Kỹ sƣ 15.114 100 15.014 130 Văn hoá 1.720 160 1.560 156 Quản Lý XH 1.250 220 1.030 40 Quân đội 22.700 20.000 2.700 500 Công an 954 102 652 40 Doanh nghiệp... 1.587 0 1.587 120

Quá trình phân loại đối tƣợng phải xếp theo địa bàn dân cƣ để tiện cho công tác huy động công việc hoặc hội thảo, hỗ trợ công tác của nhóm. Cần tổ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chức thật hợp lý sao cho nhóm công tác có các thành phần đa ngành nghề để có thể can thiệp đƣợc nhiều lĩnh vực và dễ phân luồng kết luận những quan điểm khác nhau, lấy đó làm cơ sở điều chỉnh hoạt động.

* Bên cạnh việc thống kê nguồn nhân lực cần chú trọng tới việc khai thác hệ thống CSVC với giá trị vật thể và phi vật thể trong địa bàn và trong thành phố. Nhà quản lý cần xây dựng đƣợc kế hoạch tiếp cận với những nội dung tìm hiểu và tham gia cụ thể cho học sinh.

Bảng 3.4.Tổng hợp nguồn lực CSVC có thể huy động (2002) Điểm vui

chơi

Thư viện Viện nghiên cứu thí nghiệm Cơ sở sản xuất Tại trƣờng và địa bàn huyện 52 53 23 110 Khu vực nội thành 10 6 2 (1 thƣ viện điện tử )

Đài thiên văn Kiến An. Viện

hải dƣơng học 56 900

*Các di tích lịch sử danh lam thắng cảnh ở Hải Phòng rất nhiều. Đặc điểm của Hải Phòng là thành phố nhỏ bán kính dƣới 40 km hệ thống giao thông tốt và phƣơng tiện nhiều rất dễ huy động việc tham quan học tập.

Nhóm các di tích lịch sử cấp quốc gia bao gồm :

- Các bãi chông thời Trần chống quân Nguyên ở Thuỷ Nguyên.

- Chùa Dƣ Hàng thờ nữ tƣớng Lê Chân - Ngƣời anh hùng chống ngoại xâm, ngƣời mở đất Hải Phòng thời Hai bà Trƣng.

- Cụm di tích đền Trạng ở Vĩnh Bảo (Nguyễn Bỉnh Khiêm),Thuỷ Nguyên (Lê Ích Mộc) và An Lão (Trần Tất Văn). Đây là những danh nhân văn hoá quốc gia- biểu tƣợng của học vấn và đạo đức Nho học thời phong kiến.

Nhóm danh lam thắng cảnh.

- Đồ Sơn khu du lịch gắn liền với những chiến công thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ với những câu chuyện huyền thoại và Thần Biển về những nàng tiên. Đặc biệt ở Đồ Sơn có lễ hội chọi trâu một lễ hội độc nhất vô

nhị của Việt nam. Đây cũng là khu du lịch hàng đầu của quốc gia mang đậm hơi thở của không khí thời đổi mới.

- Núi Voi - Phủ Liễn (quận Kiến An) vùng hang động núi đồi gắn liền với tên đội du kích đi vào lịch sử và hiện tại nơi đây có đài thiên văn nổi tiếng với chiếc kính thiên văn duy nhất của quốc gia quan sát đƣợc mặt trăng...

Nhóm rạp hát viện bảo tàng

Hải Phòng là vùng đất địa linh nhân kiệt, lại là nơi thực dân Pháp chiếm đóng lâu dài nhất miền Bắc nên các địa phƣơng đều có viện bảo tàng quy mô khác nhau.Viện bảo tàng thành phố, quân khu ba hội tụ nhiều chứng tích lịch sử của công cuộc dựng nƣớc và giữ nƣớc vĩ đại của ngƣời Hải Phòng qua các thời kỳ. Hệ thống rạp hát, nhà văn hoá, các cung văn hoá cho nhiều lứa tuổi ở Hải Phòng có số lƣợng lớn và đa dạng trong toàn thành phố.

Tất cả những nguồn lực vật chất này đều có thể khai thác đƣợc tiềm năng của chúng. Tất nhiên các nhà hoạch định khai thác phải nắm rõ đƣợc ý nghĩa, khả năng phát huy tác dụng của nó cho công tác của mình nhƣ thế nào để thực hiện khai thác có hiệu quả.

Bước tiếp theo của kế hoạch hoá là phải thống nhất được kế hoạch thực hiện.

Để công tác GDĐĐ đạt hiệu quả, bên cạnh việc xây dựng tổ chức chỉ đạo phối hợp cần phải xây dựng kế hoạch hoạt động thống nhất. Căn cứ vào nguồn tiềm năng nhân lực, vật lực đã đƣợc nghiên cứu bố trí. Cần xây dựng kế hoạch lâu dài nhằm đƣợc định hƣớng cho cả một giai đoạn, đồng thời phải có một kế hoạch cụ thể cho từng năm học, từng học kỳ, từng tháng định hƣớng hoạt động cho các tổ chức phối hợp.

Trên cơ sở kế hoạch chung của trƣờng, kế hoạch hoá các mặt hoạt động quản lý GDĐĐ phù hợp với đặc điểm từng lớp, phân công nhiệm vụ cho từng tổ chức, cá nhân theo chức năng của từng tổ chức tham gia GDĐĐ cho học

Các tổ chức phối hợp (ban thi đua, tổ trƣởng chuyên môn, công đoàn, đoàn thanh niên, giáo viên, giáo viên chủ nhiệm, giám thị, bảo vệ ...) căn cứ vào kế hoạch chung để xây dựng kế hoạch cụ thể của tổ chức, cá nhân mình. Việc kế hoạch hoá cho từng học kỳ, từng tháng, từng đợt thi đua đóng một vai trò quan trọng quyết định đến thành công của công tác quản lý, kế hoạch càng cụ thể, chi tiết càng thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện.

Các tổ chức Đảng và chính quyền cần phải có kế hoạch để chỉ đạo các bộ phận chức năng làm tốt nhiệm vụ của mình tránh sự chồng chéo dẫm chân nhau.

Lấy nhà trƣờng là nhân tố chỉ đạo, sau khi thống nhất đƣợc việc phân công công tác của các thành viên nhà trƣờng, ban chỉ đạo cần giao việc cụ thể cho các nhân viên này hoạt động bám sát địa bàn gắn bó với các nhóm nhân lực (đã đƣợc bố trí từ nguồn lực xã hội huy động ra ) trong quá trình hoạt động. Ở vị trí này ngƣời giáo viên nhà trƣờng đóng vai trò tham mƣu cho hoạt động của nhóm nhân lực cộng đồng. Công tác tham mƣu phải hƣớng tới những mục tiêu của kế hoạch đặt ra.

Trong quá trình thực hiện kế hoạch cần quy định rõ nhiệm vụ phối hợp giữa các thành viên trong nhóm và giữa các nhóm ở các địa bàn khác nhau. Để có đƣợc sự phối hợp ăn ý rất cần thiết phải xây dựng đƣợc quy chế hoạt động và lịch công tác chung, riêng cho hệ thống và từng bộ phận.

Ban chỉ đạo cần nắm giữ thông tin và xử lý thông tin, điều chỉnh các hoạt động của các bộ phận trên địa bàn luôn thống nhất ăn khớp phù hợp với nội dung tiến độ thời gian kế hoạch đã đặt ra.

Kết quả cần đạt được: Phải xây dựng đƣợc kế hoạch chung và kế hoạch cụ thể cho đơn vị mình (kế hoạch lâu dài và kế hoạch ngắn hạn). Kế hoạch phải có tính khả thi và tính hiệu quả. Kế hoạch phải đƣợc sự nhất trí cao của các bộ

phận liên quan, phối hợp. Cơ quan chỉ đạo thực hiện kế hoạch phải nắm chắc thông tin và điều chỉnh kịp thời những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn để đảm bảo cho kế hoạch nhất quán về nội dung và hoàn thiện mục tiêu đề ra.

Bước thứ ba cần làm để đảm bảo kế hoạch hoá là triển khai kế hoạch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công tác triển khai kế hoạch thực chất là quá trình đƣa kế hoạch vào đời sống thực tiễn. Để đảm bảo tính ổn định của kế hoạch cần thiết phải thực hiện một số nội dung sau.

Thứ nhất phải thực hiện cam kết. Đối tƣợng cam kết ở đây bao gồm tất cả ban lãnh đạo, các thành viên tham gia hoạt động công tác này. Nội dung của cam kết là thực hiện đúng kế hoạch chung vạch ra cho từng bộ phận, thực hiện đúng nhiệm vụ đƣợc giao và thực hiện công tác phối hợp thống nhất giữa các bộ phận phụ trách các địa bàn.

Thứ hai, trong hoàn cảnh cụ thể ở Hải Phòng công tác huy động nguồn lực xã hội tham gia công tác GDĐĐ cho học sinh chƣa đƣợc xác lập thì rất cần thiết phải tiến hành thực hiện thí điểm.

- Ban giám hiệu các trƣờng cần tiến hành hội nghị tham mƣu cho Sở GD&ĐT đứng ra làm thí điểm. Nên chọn ba vùng dân cƣ có những đặc điểm môi trƣờng XH khác nhau để tiến hành thí điểm công tác này : 1 khu vực thuộc nội thành nơi tập trung đầu mối kinh tế-chính trị của cả thành phố và 1 ở huyện vùng sâu cách xa trung tâm và 1 ở khu vực thị xã hoặc huyện giáp ranh thành phố. Ban đầu lực lƣợng nên tập trung vào 3 khu vực. Lãnh đạo bộ phận của các địa bàn khác nhất thiết phải tham gia vào quá trình thí điểm này.

-Bản thân các trƣờng THPT cũng phải lựa chọn trên địa bàn của mình những vùng có những đặc điểm khác nhau để thí nghiệm các giải pháp của mình.

Thứ ba, cần nghiêm túc tổng kết công tác thực tiễn đúc rút những thành công và cùng tìm cách giải quyết những tồn đọng và những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện. Đƣơng nhiên công tác tổng kết phải đƣợc thực hiện từ cấp Sở, nhƣng trọng yếu vẫn là các đơn vị trƣờng THPT vì chính nhà trƣờng mới thực sự là đơn vị thực hiện công tác này ở cơ sở quận huyện.

Thứ tƣ, nhân rộng tới toàn địa bàn.Việc nhân rộng chỉ có thể tiến hành khi những thành viên tham gia vào quá trình hiểu đƣợc thấu đáo về kế hoạch và nhiệm vụ của mình, đồng thời đã có những kinh nghiệm giải quyết thực tiễn trong quá trình làm điểm.

Cần lƣu ý rằng công tác huy động nguồn lực XH tham gia GDĐĐ cho học sinh nội tại đã hàm chứa những khó khăn: nguồn kinh phí cho ngƣời tham gia, nhận thức của đối tƣợng ở các vùng văn hoá khác nhau, trình độ nhận thức

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức của nhà trường nhằm phát huy tiềm năng xã hội thực hiện công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông (nghiên cứu tại Hải Phòng (Trang 72 - 82)