Xác định biện pháp phối hợp và quy trình thực hiện thống nhất đánh giá đạo đức.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức của nhà trường nhằm phát huy tiềm năng xã hội thực hiện công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông (nghiên cứu tại Hải Phòng (Trang 82 - 85)

ĐỨC CHO HỌC SINH THPT.

3.2.3.Xác định biện pháp phối hợp và quy trình thực hiện thống nhất đánh giá đạo đức.

đánh giá đạo đức.

* Xác định biện pháp phối hợp.

Nhà trƣờng -gia đình-cộng đồng là ba môi trƣờng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh. Trên thực tế học sinh sống học tập và tu dƣỡng trong ba môi trƣờng này. Cách nói truyền thống nhƣng phản ánh nhận thức lệch của nhân dân vùng văn hoá thấp là "trăm sự nhờ Thày". Quan niệm này cần phải điều chỉnh lại. Nhân cách học sinh sẽ đƣợc hình thành từ cả ba môi trƣờng bởi lứa tuổi học sinh THPT còn thiếu kinh nghiệm XH nhƣng luôn muốn khẳng định "cái tôi" của mình một cách nóng vội. Do vậy nếu không thực hiện sự liên kết phối hợp ba môi trƣờng thành một thể hữu cơ thì đƣơng nhiên nhân cách học sinh sẽ bị khiếm khuyết hoặc cao hơn sẽ bị méo mó nếu gặp phải những môi trƣờng độc hại.

Căn cứ vào cơ cấu và kế hoạch đã xây dựng công tác phối hợp cũng phải đƣợc cụ thể hoá bằng những hoạt động liên kết phối hợp.

- Ban chỉ đạo cần phân công giáo viên phụ trách từng địa bàn cụ thể trên cơ sở cân nhắc các điều kiện thuận lợi cho họ. Bản thân giáo viên phải nắm bắt đƣợc đặc điểm khu dân cƣ những thuận lợi và khó khăn, những thành phần cá biệt là công dân của khu vực cộng đồng, những học sinh hƣ... mặt khác phải nắm chắc kế hoạch, làm tốt công tác tham mƣu cho trƣởng bộ phận khu vực biết tập hợp những lực lƣợng cộng đồng cùng tham gia giải quyết các vụ việc

và thực hiện thông tin trực tuyến cho hiệu trƣởng nhà trƣờng các tình huống công tác.

- Thực hiện công tác giao ban hàng tháng giữa GVCN với khu vực công đồng dân cƣ. Quy trình giao ban cần thực hiện thật năng động. Có thể thực hiện qua ban chỉ đạo khu vực, mời họp các trƣởng dòng họ hoặc xin nội dung trong các buổi họp mà cộng đồng dân cƣ tổ chức. Ở đây ngƣời GV với tƣ cách đại diện cho nhà trƣờng cần thực hiện nội dung giao ban ngắn gọn nhƣng thiết thực tập trung vào những điểm tồn tại và huy động trí tuệ cộng đồng lực lƣợng cộng đồng cùng tham gia tháo gỡ.

- Công tác khen thƣởng, phê bình càng đƣợc thực hiện thƣờng xuyên nhƣng phải hết sức tế nhị và ứng xử khéo léo. Ở Hải Phòng và các huyện ngoại thành nói riêng đang XHH công tác giáo dục rất mạnh, các dòng họ các tổ chức tôn giáo, xã hội khác đã nhập cuộc. Ngƣời giáo viên cần tham mƣu cho họ kế hoạch của nhà trƣờng, thông tin cho các trƣởng tộc, các hội trƣởng... những thành tích của con cháu họ để họ thực hiện khen thƣởng hoặc phạt bằng những

hương ước làng xã, dòng họ riêng. Đây là một giải pháp rất hữu hiệu nó vừa huy động đƣợc tiềm năng kinh tế, quản lý vừa có hiệu lực đích thực khi mà làng xã vẫn duy trì những thuần phong mỹ tục.

* Xác định quy trình thực hiện thống nhất đánh giá đạo đức.

Đây là biện pháp vô cùng quan trọng, vì để xây dựng đƣợc quy định đánh giá vừa khách quan, công bằng, vừa dễ “cân đong đo đếm” thì phải tốn công sức và phải có cái nhìn nhận một cách toàn diện và phối hợp nhiều bộ phận.

* Mục tiêu của biện pháp: Xây dựng đƣợc tiêu chí và quy trình đánh giá việc rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của học sinh một cách lƣợng hoá, cụ thể, rõ ràng, có tiêu chí cho từng mặt hoạt động.

* Nội dung của biện pháp: Xây dựng các tiêu chí để đánh giá việc rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của học sinh về ý thức học tập, về phẩm chất công dân và quan hệ cộng đồng, về ý thức chấp hành nội quy, quy chế trong nhà trƣờng, đánh giá về ý thức và việc tham gia các hoạt động rèn luyện: văn hoá, xã hội, văn nghệ, TDTT, phòng chống các tệ nạn xã hội, tham gia các hoạt động công tác đoàn thể xã hội và các công tác khác của trƣờng. Xây dựng quy trình đánh giá ở các bộ phận.

* Cách thức tiến hành: Giao cho ban đạo đức, ban thi đua, ban chấp hành đoàn trƣờng, giáo viên chủ nhiệm xây dựng tiêu chí và quy trình đánh giá bằng hình thức phiếu đánh giá đã đƣợc lƣợng hoá. Tổ chức cho giáo viên và học sinh đóng góp ý kiến về cách tính điểm thi đua từng lớp và cá nhân, tính điểm rèn luyện cho cá nhân.

* Xây dựng quy trình đánh giá: Dựa vào các đợt thi đua có tính chủ điểm lớn và kết thúc học kỳ. Theo phiếu đánh giá, học sinh tự liên hệ bản thân trong quá trình rèn luyện với các tiêu chí quy định, tự đánh giá về việc rèn luyện của mình trên các mặt hoạt động bằng cách tự cho điểm theo quy định, sau đó tổ trƣởng lớp đánh giá thi đua của tập thể do các bộ phận theo dõi (đoàn, giám thị, ban đạo đức ...) quyết định.

Quy định mức điểm thƣởng, phạt: về nề nếp, ý thức tổ chức kỷ luật; về học tập; về các hoạt động khác: lao động, học nghề, quân sự, văn nghệ, TDTT, hoạt động xã hội ...

Ở mỗi phần đều quy định tƣơng đối chi tiết các điểm thƣởng, điểm phạt tƣơng ứng, phù hợp với kết quả phấn đấu và vi phạm của học sinh.

Xây dựng đƣợc tiêu chí và quy trình đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh một cách rõ ràng, cụ thể, dễ quản lý, đảm bảo tính khách quan, dễ đánh giá đồng thời đảm bảo tính chính xác, toàn diện.

Phiếu đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh cần phải cụ thể hoá các quy định cho từng mặt rèn luyện, quy định cụ thể mức điểm thƣởng, phạt cho từng hoạt động.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức của nhà trường nhằm phát huy tiềm năng xã hội thực hiện công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông (nghiên cứu tại Hải Phòng (Trang 82 - 85)