THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC PHÁT HUY TIỀM NĂNG XÃ HỘI CỦA CÁC TRƢỜNG THPT HẢI PHÒNG.
2.3.2 Nhận thức của phụ huynh và của các tổ chức XH về vai trò của GDĐĐ.
trong cuộc sống cần phải quan tâm uốn nắn cho các em từng hành động, cử chỉ...trong cuộc sống để các em trở thành con ngoan, trò giỏi, công dân tốt của XH.
2.3.2 Nhận thức của phụ huynh và của các tổ chức XH về vai trò của GDĐĐ. GDĐĐ.
Qua điều tra từ các bậc phụ huynh chúng tôi thấy:
100 % các bậc phụ huynh là cán bộ, công chức nhà nƣớc: bên cạnh việc nuôi con, cho con học văn hoá, rất quan tâm đến việc GDĐĐ cho các em bằng nhiều hình thức.
Các bậc phụ huynh làm nghề buôn bán nhất là buôn bán nhỏ quan tâm đến việc nuôi con nhiều hơn là dạy con, nhất là dạy đạo đức. Có thể do điều kiện kinh tế còn bấp bênh, do công ăn việc làm chƣa ổn định, hoặc có thể là do nhận thức của họ về vấn đề GD con chƣa đúng đắn. Chỉ trên 70 % các bậc phụ huynh này quan tâm đến công tác GDĐĐ cho các em nhƣng cũng không phải theo đúng mục tiêu GD toàn diện cho học sinh THPT. Còn lại đều là: “ trăm sự nhờ Thày”. Có những ông bố, bà mẹ cả năm không một lần kiểm tra sách vở của con, không biết con học đƣợc môn nào, kém môn nào cứ tƣởng rằng mỗi năm con mình lên một lớp là giỏi rồi. Có những gia đình “khoán trắng’’việc học tập của con em mình cho nhà trƣờng. Cho con đi học, đóng góp đầy đủ các khoản xây dựng, học phí... và thế là yên tâm. Chỉ đến khi đƣợc nhà trƣờng mời đến để nghe những thành tích bất hảo của con mình họ mới vỡ lẽ ra con mình có đi mỗi ngày nhƣng không phải đi đến trƣờng để học mà là đi chơi với bạn bè, đi đánh điện tử...Tai hại hơn nữa: có những gia đình con, em họ học lớp mấy họ cũng không biết. Khi đƣợc hỏi đến bố thì bảo con học lớp 11, mẹ lại bảo con học lớp 12, rồi hai vợ chồng họ cãi nhau, ai cũng trách đối phƣơng
không quan tâm đến con cái. Cuối cùng khi gọi con ra hỏi mới vỡ lẽ con họ mới học lớp 10 vì lƣu ban tới 2 năm mà cả bố và mẹ đều không biết. Một năm nhà trƣờng thông qua GVCN lớp mời các bậc cha, mẹ học sinh đi họp để thông báo kết quả học tập của các em qua đó bàn biện pháp giáo dục các em cho phù hợp với từng đối tƣợng học sinh tới 3 hoặc 4 lần. Nhƣng lần nào họ cũng viện lý do và vắng mặt. Sổ liên lạc các GVCN gửi về hàng tháng để thông báo kết quả học tập, tu dƣỡng của con em họ, họ cũng không đọc kĩ nhiều khi chỉ ký tên để con đem nộp cho GVCN là xong.
Tính tổng thể đƣợc gần 82% các bậc phụ huynh quan tâm đến việc GDĐĐ cho học sinh theo mục tiêu GD toàn diện. Số còn lại rất mơ hồ về công tác GDĐĐ cho các em.
Qua điều tra chúng tôi cũng thấy đƣợc một điều rất tế nhị: 100% các tổ chức XH hô hào quan tâm đến công tác GDĐĐ cho học sinh nói chung, học sinh THPT nói riêng. Nhƣng thực chất việc làm của các tổ chức đó chƣa đƣợc nhƣ khẩu hiệu mà họ đề ra. Chỉ khoảng 85 % các tổ chức XH quan tâm GDĐĐ cho học sinh THPT theo đúng mục tiêu GD.
Nhƣ vậy, qua điều tra ở 7 trƣờng THPT, qua điều tra các bậc phụ huynh và điều tra ở một số tổ chức XH chúng tôi thấy: nhận thức của xã hội về giáo dục đạo đức còn phiến diện chƣa có những tiêu chí, những phƣơng pháp cụ thể. Tuỳ theo từng giáo viên, từng trƣờng từng gia đình thậm chí từng địa phƣơng mà việc giáo dục đạo đức cho học sinh cũng khác nhau:
Đa số các trƣờng THPT việc giáo dục đạo đức mới chỉ tập trung ở các khía cạnh chủ yếu sau:
Giáo dục đạo đức học sinh ở các trƣờng đƣợc coi là nội dung giáo dục của bộ môn GDCD nhƣng đây lại là một môn học nhƣ các môn học khác và bình đẳng trong quá trình đánh giá xét lên lớp. Môn học này không đƣợc nhiều học sinh coi trọng trong quá trình học tập vì không có kỳ thi sát hạch cấp quốc gia
nào thi bộ môn này. Mặc dù kiến thức, nội dung sách đã đƣa vào nhiều kiến thức cần thiết cho cuộc sống hàng ngày cũng nhƣ những kỹ năng sống làm ngƣời, đạo đức xã hội, pháp luật.
Giáo dục đạo đức học sinh ở các trƣờng chủ yếu là giao cho giáo viên chủ nhiệm lớp. Nếu giáo viên nghiêm khắc với học sinh quản lý giáo dục các em tốt thì hiệu quả của việc giáo dục các em sẽ cao hơn. Nếu giáo viên chủ nhiệm coi nhẹ việc giáo dục đạo đức học sinh thì cho dù có chú ý đến học các kiến thức khác đến đâu thì sẽ trở thành ngƣời “ có tài mà không có đức” dẫn đến sự khập khiễng về nhân cách không đƣợc hoàn chỉnh. Điều đáng nói là chất lƣợng xếp loại hạnh kiểm của học sinh trong lớp hoàn toàn phụ thuộc vào cách nhìn, vào quan điểm của giáo viên chủ nhiệm. Có chủ nhiệm đồng nhất kết quả học tập với xếp loại đạo đức học sinh cứ học khá, giỏi là xếp loại đạo đức tốt, học sinh học giỏi cũng là học sinh có đạo đức tốt. Có GVCN lại chỉ quan tâm chủ yếu tới hoạt động bề nổi của học sinh mà đánh giá ĐĐ: ví dụ nhƣ hoạt động văn nghệ,TDTT, hoạt động ngoại khoá mà ít quan tâm đến kết quả học tập...Nhƣ vậy mặc dù đã quan tâm đến công tác GDĐĐ cho học sinh nhƣng kết quả còn phụ thuộc vào nhận thức của từng GVCN về công tác GDĐĐ.
Giáo dục đạo đức học sinh ở các trƣờng còn thể hiện qua các hoạt động tập thể của học sinh, thông qua các hoạt động này mà học sinh thể hiện những cá tính, những biểu hiện đạo đức của mình. Ngƣời giáo viên khi tham gia hoạt động tập thể cùng học sinh sẽ dễ dàng phát hiện ra những cá tính đó để kịp thời uốn nắn điều chỉnh hành vi tiếp theo định hƣớng cho học sinh cho có những hành vi đạo đức đúng đắn mang phong cách của học sinh dƣới mái trƣờng xã hội chủ nghiã.
Giáo dục đạo đức học sinh ở các trƣờng còn là các hoạt động gắn liền với các tổ chức xã hội cùng tham gia với nhà trƣờng trong công cuộc đào tạo con ngƣời. Các tổ chức này trực tiếp tham gia hay gián tiếp tham gia nhƣng đều
cùng một mục đích chung là hƣớng hoạt động của mình vào nâng cao chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng. Thông thƣờng vai trò của các tổ chức các đơn vị liên kết đƣợc phân định rõ trách nhiệm của từng tổ chức nhƣng cũng chỉ dừng lại khía cạnh hỗ trợ nhà trƣờng, kết hợp cùng giáo dục học sinh.
Giáo dục đạo đức học sinh ở các trƣờng còn là những hoạt động gắn liền giữa nhà trƣờng và gia đình. Đây là mối quan hệ khăng khít hữu cơ nhất không thể tách rời vì đều nằm trong giá trị chung nhất của nhân cách học sinh cả về trí tuệ lẫn tâm hồn. Một học sinh phát triển tốt cả về trí tuệ và đạo đức phải đƣợc học tập đƣợc giáo dục trong một môi trƣờng có nề nếp kỷ cƣơng. Phải đƣợc sống trong gia đình có truyền thống đạo đức tốt. Giữa gia đình và nhà trƣờng phải có sự gắn bó đồng bộ mật thiết cùng một mục tiêu là hƣớng hoạt động vào giáo dục học sinh một cách toàn diện.