ĐỨC CHO HỌC SINH THPT.
HỘI ĐỒNG GD TRƯỜNG BAN ĐỨC DỤC
BAN ĐỨC DỤC GVCN. GV BỘ MÔN GIA ĐÌNH CÁC LỰC LƯỢNG XH ĐOÀN TRƯỜNG CÔNG ĐOÀN TẬP THỂ HỌC SINH
Nhìn vào sơ đồ bộ máy quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh ở các trƣờng THPT ta thấy việc triển khai công tác quản lý GDĐĐ, BGH trực tiếp phụ trách. Căn cứ vào các điều kiện của học sinh trong năm học hiện tại và yêu cầu của ngành của xã hội, mỗi năm học BGH sẽ lập kế hoạch kết hợp với Công đoàn, Đoàn thanh niên và các bộ phận thành viên liên quan phối hợp tổ chức triển khai kế hoạch bằng hình thức họp để triển khai kèm theo văn bản hƣớng dẫn cụ thể.
Trên cơ sở kế hoạch đã định, thông báo chƣơng trình hành động đến từng ngƣời, từng bộ phận có liên quan làm cho mọi ngƣời tự giác chấp nhận kế hoạch và tự nguyện hành động theo kế hoạch. Muốn vậy ngƣời lãnh đạo cần phải trình bày, phân tích, thuyết phục và động viên khuyến khích, huy động sức mạnh của các tổ chức chính trị trong nhà trƣờng để mỗi tổ chức đó bằng chức năng của mình góp phần thực hiện kế hoạch với chất lƣợng cao nhất. Trong quá trình tổ chức thực hiện, ngƣời lãnh đạo cần theo dõi sát việc thực hiện của từng bộ phận, phát hiện những thiếu sót nảy sinh để có biện pháp điều chỉnh khắc phục kịp thời.
* Kết quả cần đạt được: Kế hoạch phải đƣợc thực hiện với mục tiêu, nội dung, yêu cầu đã đề ra và đạt hiệu quả cao. Cụ thể là công tác quản lý GDĐĐ cho học sinh ở THPT An Dƣơng đã đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và trở thành nếp, thành hoạt động không thể thiếu trong quá trình đào tạo của nhà trƣờng. Kết quả GDĐĐ cho học sinh đạt cao, không còn những hành vi xấu, phạm
* Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, CMHS về GDĐĐ và quản lý GDĐĐ cho học sinh:
Nhận thức đúng về vị trí vai trò của công tác giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trƣờng THPT là khâu đầu tiên của một quá trình hoạt động. Nó có ý nghĩa to lớn đến sự thành công hay thất bại của toàn bộ quá trình thực hiện công việc. Do vậy, việc nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ giáo viên, gia đình học sinh, các lực lƣợng xã hội là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hƣởng đến chất lƣợng giáo dục toàn diện và GDĐĐ trong nhà trƣờng.
Qua thực tiễn hoạt động và kết quả điều tra cho thấy nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên về công tác này chƣa cao. Do vậy, theo chúng tôi điều đầu tiên là phải nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ giáo viên từ đó phát huy tinh thần cộng đồng trách nhiệm trong việc quản lý GDĐĐ cho học sinh.
Xã hội Nhà trường Gia đình HỌC SINH Bảng 3.2 Mô hình phối hợp quản lý GDĐĐ học sinh THPT
* Mục tiêu của biện pháp: Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ quản lý các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể trong nhà trƣờng thấy đƣợc tầm quan trọng và sự cần thiết của việc thống nhất công tác GDĐĐ cho học sinh.
* Nội dung của biện pháp: Làm cho các thành viên trong hội đồng tuỳ theo nhiệm vụ công tác nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc thống nhất công tác GDĐĐ cho học sinh, để họ có ý thức và trách nhiệm với công việc này.
Đối với cán bộ Đoàn, phải nắm bắt mọi chủ trƣơng của Đảng, chính quyền để có định hƣớng cho hoạt động của Đoàn viên, vai trò chức năng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong nhà trƣờng.
Đối với giáo viên chủ nhiệm: Là ngƣời đại diện Hiệu trƣởng quản lý toàn diện tập thể học sinh một lớp học. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc trực tiếp GDĐĐ học sinh. Vì vậy đối với họ phải nắm vững mục tiêu đào tạo, giáo dục về nhân cách và kết quả học tập của học sinh, nắm vững hoàn cảnh của từng em học sinh để có phƣơng pháp giáo dục thích hợp. Giáo viên chủ nhiệm là linh hồn của tập thể lớp học sinh. Chọn đƣợc đội ngũ giáo viên chủ nhiệm đủ đức tài thì việc quản lý GDĐĐ học sinh sẽ rất hiệu quả.
Đối với giáo viên giảng dạy, nâng cao ý thức trách nhiệm để họ có nhận thức trong việc GDĐĐ cho học sinh qua các bài giảng góp phần cùng nhà trƣờng quản lý tốt hơn mọi hoạt động của học sinh trong cũng nhƣ ngoài giờ học.
Đối với gia đình học sinh phải nhận thức đúng đắn về việc giáo dục hình thành nhân cách cho học sinh. Cùng với nhà trƣờng, với giáo viên chủ nhiệm có biện pháp thích hợp với từng đối tƣợng học sinh khác nhau, tạo nên tiếng nói chung để giáo dục học sinh.
Đối với các lực lƣợng xã hội phải tuyên truyền để họ thấy đƣợc trách nhiệm của mình với việc giáo dục đạo đức học sinh những chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc và là lực lƣợng chính sau này tham gia các hoạt động điều hành xã hội. Nên việc giáo dục đạo đức cho học sinh THPT phải đƣợc sự chăm lo của các lực lƣợng này. Đƣợc định hƣớng theo các tiêu chuẩn của xã hội hiện tại cho việc giáo dục đạo đức học sinh.
* Cách thức tiến hành:
- Thƣờng xuyên mở lớp bồi dƣỡng trang bị một số vấn đề cơ bản về công tác GDĐĐ cho Hội đồng giáo dục nhà trƣờng; Tổ chức thuyết trình các chuyên đề lý luận giáo dục đạo đức.
- Tổ chức hội thảo về GDĐĐ, quản lý GDĐĐ cho học sinh, phân công rõ trách nhiệm của Thày cô, gia đình, từng bộ phận liên quan phải có tham luận.
- Tuyên truyền, vận động thông qua các phong trào thi đua “kỷ cƣơng, tình thƣơng, trách nhiệm”; “Thày cô mẫu mực, trò chăm ngoan học giỏi”.
- Tổ chức lấy ý kiến phản ánh tâm tƣ nguyện vọng của học sinh, gặp gỡ đối thoại với học sinh. Từ đó các bộ phận có liên quan có sự điều chỉnh trong cả nhận thức và hoạt động cho phù hợp với thực tiễn.
- Trong những điều kiện có thể đƣợc nên tổ chức cho các thành viên chủ chốt của bộ máy đi tham quan học tập các nhân tố điển hình về hoạt động này ở các địa phƣơng trong thành phố hoặc các tỉnh khác. Đây là hình thức học tập từ thực tiễn nó vừa củng cố lý luận vừa phù hợp với nhận thức của những nhà giáo dục không chuyên. Bài học thực tiễn giúp họ khả năng vận dụng nhanh vào tình hình cụ thể của địa bàn huyện An Dƣơng.
- Nâng cao nhận thức và có ý thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, đối với việc quản lý GDĐĐ cho học sinh, nghĩa là phải có nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc quản lý GDĐĐ cho học sinh thông qua các chủ trƣơng biện pháp và việc làm cụ thể, thiết thực cho công tác quản lý GDĐĐ cho học sinh.
-Trang bị lý luận GDĐĐ cho các đối tƣợng tham gia công tác này. Làm cho các thành viên của hội đồng hiểu đƣợc mục tiêu của GDĐĐ ; các chuẩn mực đạo đức, các phƣơng pháp giáo dục đạo đức đặc biệt là các phƣơng pháp và hình thức để giáo dục đạo đức cho học sinh. Bởi các thành viên chỉ hành động đúng và hiệu quả khi họ có lý luận trong tay. Nó đảm bảo cho tính mục đích, tính chuẩn mực của công tác luôn đƣợc thống nhất cao và không đi chệch hƣớng.
- Làm rõ đƣợc ý nghĩa và tầm quan trọng của việc huy động thống nhất các lực lƣợng xã hội tham gia công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Đó chính là việc tổng hợp và phát huy sức mạnh trên một bình diện giáo dục cùng hƣớng tới đối tƣợng học sinh - những chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc. Một công việc vừa thiết thực, cụ thể vừa mang ý nghĩa nhân văn cao cả. Mặt khác cũng khẳng định tính tất yếu của công tác này ;Vì công tác giáo dục đạo đức cho học sinh không phải là công tác đơn lẻ biệt lập của một đối tƣợng, một tổ chức xã hội nào, và chỉ một khi các lực lƣợng tham gia công tác này đƣợc huy động, đƣợc thống nhất thì những tiềm năng nội sinh của nó mới đƣợc phát huy cao độ hƣớng tới việc giáo dục đạo đức cho đối tƣợng học sinh.