GD nhà trường có một ý nghĩa rất quan trọng

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức của nhà trường nhằm phát huy tiềm năng xã hội thực hiện công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông (nghiên cứu tại Hải Phòng (Trang 34 - 39)

1.3.2.1.Định hƣớng cho quá trình hoạt động rèn luyện của học sinh.

+Định hướng hoạt động học tập:

Tính chất và nội dung học tập của học sinh THPT khác rất nhiều so với hoạt động học tập của thiếu niên. Vấn đề không chỉ ở chỗ nội dung học tập ngày càng sâu sắc và có thêm những môn học mới mà là hoạt động học tập của học sinh THPT đề ra những yêu cầu cao hơn nhiều đối với tính tích cực và tính độc lập của các em. Muốn nắm sâu sắc toàn bộ chƣơng trình thì cần phát triển tƣ duy lý luận. Những khó khăn học sinh THPT thƣờng gặp trong quá trình học tập trƣớc hết là do các em không biết cách học tập trong điều kiện mới. [31, tr.43].

Học sinh thƣờng coi nhiệm vụ cơ bản của mình là hiểu và nhớ những điều đã nói trong sách giáo khoa và những điều giáo viên đã giảng để sau đó trả lời đƣợc bài. Nhà giáo dục Xô Viết nổi tiếng V.A.Xukhômlixki nhận xét rằng nguyên nhân của những khó khăn trong học tập của một số học sinh lớp lớn là do các em không biết "sử dụng những khái niệm đã khái quát để nhận thức hiện thực xung quanh, mà sự không biết đó lại do những khái niệm, những kết luận, những suy lý đã khái quát không được hình thành bằng cách nghiên cứu các hiện tượng và sự kiện, mà chỉ là học thuộc". [31, tr.45].

Chính học sinh cũng nói rằng: "Có sự gián đoạn rất lớn giữa nội dung và phƣơng thức học tập từ lớp 9 trở về trƣớc". Các em không có kỹ năng độc lập làm việc với các tài liệu học tập. Mâu thuẫn trong hoạt động học tập là động lực của sự phát triển trí tuệ của học sinh lớn. Mâu thuẫn này đƣợc giải quyết dần dần cùng với bƣớc chuyển học sinh lớn lên một trình độ hoạt động học tập mới cao hơn, gắn liền với sự phát triển của tƣ duy lý luận, của kỹ năng tự học. Thái độ học tập của học sinh lớn cũng thay đổi. Học sinh càng trƣởng thành, kinh nghiệm của các em cũng ngày một phong phú. Các em ý thức đƣợc rằng mình đang đứng trƣớc ngƣỡng cửa cuộc đời. Thái độ tự giác của các em đến việc học tập càng tăng lên. Việc học tập mang ý nghĩa trực tiếp. Học sinh lớn đã hiểu đƣợc rằng điều kiện cần thiết để tạo nên cuộc sống tƣơng lai là vốn tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, là kỹ năng độc lập trau dồi vốn hiểu biết, những kỹ năng tự học mà các em tiếp thu đƣợc trong những năm học tập ở nhà trƣờng. Nhu cầu tri thức là một trong những nét đặc trƣng của học sinh THPT ngày nay. Các em có thái độ lựa chọn đối với các môn học. Rất hiếm thấy một thái độ chung chung, tích cực nhƣ nhau đối với tất cả các môn học, nguyên nhân quan trọng, hứng thú môn học gắn liền với xu hƣớng thi vào đại học và nghề nghiệp sau này. Phần lớn học sinh thích các môn Toán, Lý, Hoá, Văn, Sinh. Bởi nhịp độ phát triển của các khoa học nói trên và phạm vi ứng dụng rộng rãi của các khoa học đó vào các khoa học khác trong đời sống của đất nƣớc, vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.

Ta cũng thấy thể hiện những thiếu sót trong thái độ học tập của một số học sinh, một số em các em không có hứng thú trực tiếp đối với các giờ học (ngay cả ở giờ học của một giáo viên giỏi nhất) các em chƣa có thật đầy đủ ý thức trách nhiệm và chƣa hiểu sự cần thiết phải thực hiện những yêu cầu học tập, để lãng phí nhiều thời gian. Bên cạnh những biểu hiện thờ ơ đối với kết quả học tập của một số học sinh phải thừa nhận đại đa số học sinh THPT có

khả năng tìm tòi suy nghĩ ngày càng lớn, những khả năng mới về tƣ duy, về suy luận đã khẳng định năng lực học tập của các em.

Hoạt động học tập mang tính độc lập trí tuệ cao, trong đó mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động tập thể, hoạt động thực tiễn, hoạt động tự rèn luyện của học sinh.

+Định hướng hoạt động lao động cho học sinh:

Không thể không nói tới vai trò của lao động công ích trong sự hình thành nhân cách của học sinh THPT. Mặc dù hoạt động chủ đạo của các em là học tập nhƣng cần phải lợi dụng mọi khả năng để lôi cuốn vào lao động công ích. Lao động của học sinh là quan trọng không chỉ vì tạo ra của cải vật chất mà còn góp phần hình thành những phẩm chất nhân cách nhƣ tinh thần tập thể lòng yêu lao động vì lợi ích chung, óc sáng tạo, tính mục đích, tính kỷ luật, tính kiên trì.... khi tham gia lao động chung, học sinh sẽ bồi dƣỡng đƣợc tình cảm tôn trọng lao động và ngƣời lao động, ở chúng sẽ hình thành nhu cầu và nguyện vọng lao động. Trong quá trình lao động ở học sinh sẽ nảy nở những tình cảm mới - niềm vui về kết quả lao động của mình, lòng tự hào về những cái đã làm đƣợc, hài lòng với những thắng lợi sau những nỗ lực kiên trì.

Các em nhiệt tình tham gia xây dựng bãi tập thể dục thể thao của nhà trƣờng, làm vƣờn hoa, chăm cây cảnh, vệ sinh hòn non bộ, làm sạch đƣờng đẹp phố trong những ngày tình nguyện .... Những hình thức tổ chức lao động tập thể cho phép học sinh tiếp thu đƣợc những kinh nghiệm đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau, kinh nghiệm kiểm tra lẫn nhau, giáo dục thái độ quan tâm của cá nhân tới kết quả lao động chung, thói quen phục tùng những lợi ích của tập thể.

Hoạt động chính trị xã hội của học sinh đƣợc tiến hành qua nhiều hình thức đa dạng và phong phú từ tổ chức phong trào thi đua của học sinh, tổ chức đoàn thanh niên ở trƣờng học, cũng nhƣ ở địa phƣơng. Trong hoạt động đó, học sinh hiểu sâu thêm vốn tri thức lý luận đã đƣợc tiếp thu đem vận dụng vào thực tiễn và thực tiễn kiểm nghiệm, minh hoạ những tri thức lý luận đã tiếp thu đƣợc từ sách vở. Hoạt động chính trị xã hội của học sinh biểu hiện nhƣ là một sản phẩm của sự trƣởng thành về mặt xã hội. Cũng nhƣ các hoạt động khác, việc tham gia hoạt động của học sinh đƣợc kích thích bởi nhiều động cơ khác nhau bằng động cơ tự khẳng định và hoàn thiện nhân cách, muốn có ích cho ngƣời khác, có tình cảm trách nhiệm đối với các nhiệm vụ xã hội đƣợc giao, có trách nhiệm đối với tập thể, muốn thƣờng xuyên đƣợc tiếp xúc với công việc tập thể tham gia.

+Định hướng những giá trị đạo đức:

Trong các giờ sinh hoạt của GVCN lớp, các giờ dạy của GV bộ môn, trong các hoạt động ngoại khoá ở trƣờng các Thày cô giáo luôn GD để các em hiểu đƣợc:

+Khi ở trƣờng các em là học sinh THPT đƣợc sống trong một môi trƣờng GD lành mạnh. Các em phải có trách nhiệm học tập tốt các môn văn hoá, rèn luyện tu dƣỡng đạo đức,tập luyện TDTT,văn hoá,văn nghệ...đoàn kết giúp đỡ nhau cùng học tập, cùng tiến bộ. Các em phải lễ phép với thày, cô giáo, tôn trọng bạn bè.

+Lúc ở nhà các em là ngƣời con, ngƣời anh, ngƣời chị, ngƣời em trong gia đình. Các em phải biết lễ phép, biết vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị, luôn nhƣờng nhịn các em, là tấm gƣơng sáng cho các em học tập, noi theo.

+Với xã hội các em phải sống xứng đáng là một công dân tốt nhƣ:sống theo hiến pháp, pháp luật nhà nƣớc, luôn chấp hành tốt an toàn giao thông, tránh xa ma tuý và các tệ nạn XH khác...

Là một học sinh THPT có đạo đức các em phải là con ngoan của gia đình, là trò giỏi của nhà trƣờng và là một công dân tốt ngoài XH.

+Định hướng các hoạt động tập thể khác theo mục tiêu GD toàn diện:

Hoạt động đoàn thể, phong trào tình nguyện, văn hoá TDTT, văn nghệ, quân sự ... nhằm nâng cao tính tập thể, tinh thần trách nhiệm tạo nên nếp sống vui tƣơi, sôi nổi, không khí đoàn kết thân ái. Đồng thời qua đó uốn nắn các lệch lạc của mỗi cá nhân, giúp mỗi ngƣời hiểu và chấp hành đúng nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân, biết giới hạn và thoả mãn nhu cầu chính đáng của bản thân. Các hoạt động ngoài giờ lên lớp là nhu cầu không thể thiếu và cũng là phƣơng thức GDĐĐ tốt nhất cho học sinh THPT, đƣa các em vào hoạt động thực tiễn để tập dƣợt, rèn luyện tạo nên các hành vi thói quen, giúp các em hình thành và hoàn thiện nhân cách của mình.

1.3.2.2. Nhà trường giữ vai trò định hướng, phối hợp với gia đình và các tổ chức XH thực hiện GDĐĐ.

Không chỉ định hƣớng cho quá trình họat động của học sinh, nhà trƣờng còn giữ vai trò định hƣớng phối hợp các lực lƣợng GD. Kết hợp giữa nhà trƣờng với gia đình, nhà trƣờng với các tổ chức XH nhƣ: công an, bộ đội, hội phụ nữ, các cơ quan văn hoá, văn nghệ TDTT...các đơn vị đóng trên cùng địa bàn. Kết hợp các tổ chức XH với nhau thành một khối thống nhất cùng quan tâm GD các em theo mục tiêu GD toàn diện.

Gia đình nào cũng muốn dạy dỗ con, em mình thật tốt. Nhƣng mỗi ông bố, bà mẹ, các bậc phụ huynh của mỗi gia đình có trình độ văn hoá, trình độ nhận thức khác nhau nên cách GD con cái khác nhau.

Các tổ chức XH cũng vậy. Không phải tổ chức XH nào cũng nắm chắc mục tiêu giáo dục phổ thông, nội dung, phƣơng pháp GDĐĐ cho học sinh THPT.

Vì vậy các gia đình, các tổ chức XH đều mong muốn GD thế hệ trẻ thành ngƣời tốt nhƣng kết quả GD, tác động kém hiệu quả.

Xuất phát từ đó, nhà trƣờng phải có trách nhiệm định hƣớng cho GDĐĐ, các tổ chức XH, phối hợp với họ theo một kế hoạch thống nhất.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tổ chức của nhà trường nhằm phát huy tiềm năng xã hội thực hiện công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông (nghiên cứu tại Hải Phòng (Trang 34 - 39)