IV Hệ số sinh lờ
7. Doanh thu thuần về
2.3. Đánh giá chung công tác quản lý hàng tồn kho tại Công ty cổ phần Hà Đô
Hà Đô 23
2.3.1. Đánh giá chung công tác quản lý hàng tồn kho tại Công ty cổphần Hà Đô 23 phần Hà Đô 23
Trong hai năm 2011, 2012 công tác quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp đã có những hiệu quả nhất định nhưng cũng còn tồn tại nhiều hạn chế:
2.3.1.1. Thành tích
Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn, giàu kinh nghiệm quản lý. Mỗi người một việc được phân định rõ ràng, không chồng chéo lên nhau.
Công ty có uy tín, có mối quan hệ tốt với các đối tác, các nhà cung cung ứng, các bạn hàng cả trong và ngoài nước. Chính vì vậy, nguồn cung ứng cho hoạt động của Công ty được thực hiện thường xuyên, ít xảy ra tình trạng khan hiếm.
Công ty có bộ phận sản xuất sản phẩm plastic, trực tiếp cung ứng cho doanh nghiệp giúp giảm chi phí trung gian phân phối sản phẩm, đảm bảo yêu cầu chất lượng
Số vòng quay hàng tồn kho tăng, thời gian thu hồi vốn nhanh hơn, trong khi doanh nghiệp đang dự trữ kho lớn hơn, điều này phản ánh năng lực quản lý kho hàng của doanh nghiệp tốt hơn.
Để giảm bớt hàng tồn kho, doanh nghiệp đã tập trung đổi mới công nghệ, đa dạng hóa mẫu mã, thường xuyên điều đội ngũ nhân viên giám sát tiến độ thi công, có bộ phận tư vấn thiết kế thi công.
Sản xuất sản phẩm plastic theo đơn đặt hàng, theo nhu cầu trực tiếp của Công ty nên sẽ hạn chế được việc tồn kho quá nhiều so với nhu cầu thực tế.
Với vị trí là bên thầu, Công ty không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh đáp ứng yêu cầu nghiêm ngặt của Chủ đầu
tư theo phương châm: bảo đảm tiến độ thi công, đảm bảo thiết kế an toàn, công năng sử dụng…
Trên thực tế, kho hàng của Công ty được xây dựng tại mỗi địa điểm thi công, điều đó rất thuận tiện cho việc đưa nguyên liệu vào công trình, giảm chi phí bốc dỡ, chi phí lưu kho lưu bãi, chi phí giám sát quản lý.
Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho, phương pháp này có nhiều ưu điểm, tình hình biến động tăng giảm của vật tư hàng hóa được thể hiện rõ ràng, giá trị nguyên vật liệu ở bất cứ thời điểm nào trong kỳ đều có thể nắm bắt được.
Tổ chức ghi chép kiểm tra chất lượng, giá trị xuất, nhập kho được thực hiện đồng thời ở hai nơi: phòng kế toán và ở kho. Nhờ đó, phòng kế toán cũng như ban quản lý tại đơn vị thi công có thể phát hiện kịp thời các trường hợp ghi chép sai và nguyên nhân của nó.
Sản phẩm hoàn thành được kiểm tra chất lượng, đảm bảo đủ tiêu chuẩn quy định giao cho bên chủ đầu tư.
Nguyên vật liệu, thiết bị nhập hay mua về, được chuyển trực tiếp đến công trường giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển, giảm những hao tổn trong quá trình luân chuyển, giảm chi phí xây dựng quá nhiều kho bãi, thuê mặt bằng.
Doanh nghiệp sử dụng máy móc thiết bị hiện đại, tăng năng suất hoạt động, nâng cao chất lượng công trình, giảm lãng phí nguyên vật liệu, đẩy nhanh tiến độ thi công, giảm dự trữ hàng tồn kho, giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Trị giá tồn kho còn ở mức cao. Tình trạng này có thể gây ra ứ đọng vốn, tăng thêm chi phí, tăng giá vốn hàng bán, giảm lợi nhuận của Công ty.
Hình thức lưu kho chưa mang tính chuyên nghiệp, chủ yếu quản lý thủ công bởi con người, chưa áp dụng quản lý bằng mã số điện tử, nên việc quản lý còn thiếu chặt chẽ, việc bảo quản nguyên liệu tồn kho cũng gặp hạn chế do mất cắp hay thiếu hụt.
Phương pháp nhập trước – xuất trước có những ưu điểm trên nhưng đồng thời cũng tạo ra các nhược điểm cho Công ty như: các chi phí hiện hành không phù hợp với doanh thu hiện hành. Doanh thu hiện hành có được là do các chi phí hàng tồn kho vào kho từ trước rồi.
Quản lý hàng tồn kho còn theo biện pháp “thủ công” và dễ nhầm lẫn đó là quản lý theo sổ sách. Việc quản lý này có thể kém hiệu quả không chỉ bởi các sai sót số học mà còn do trình độ năng lực yếu kém của nhà quản lý, do mất cắp,…
Một bộ phận nguyên liệu là nhập khẩu, thanh toán bằng ngoại tệ. Trước sự biến động của nền kinh tế Công ty khó dự trù hết sự biến động về tỉ giá, điều này làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của Công ty.