Biện pháp chung nâng cao hiệu quả công tác quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp hiện nay

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả công tác quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần hà đô 23 (Trang 29 - 32)

kho trong doanh nghiệp hiện nay

1.2.5.1. Các chi phí liên quan đến quản lý hàng tồn kho

Tiêu chí để đánh giá một mô hình tồn kho hiệu quả thường là tối thiểu hóa chi phí tồn kho.

Dự trữ hàng tồn kho liên quan đến 3 loại chi phí sau: - Chi phí đặt hàng (ordering costs)

- Chi phí lưu giữ hay chi phí tồn trữ (carrying cots) - Chi phí thiệt hại khi không có hàng (hàng tồn kho hết)

1.2.5.1.1. Chi phí đặt hàng

Là toàn bộ chi phí có liên quan đến việc thiết lập đơn hàng bao gồm: chi phí giao dịch, chi phí vận chuyển, chi phí giao nhận hàng theo hợp đồng.

Trên thực tế, chi phí cho mỗi đơn đặt hàng thường bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi. Tuy nhiên, trong các mô hình quản lý, vốn về hàng tồn kho đơn giản thường giả định chi phí cho mỗi lần đặt hàng là cố định và độc lập với số đơn hàng đặt mua. Chi phí đặt hàng được tính bằng đơn vị tiền tệ cho mỗi lần đặt hàng.

1.2.5.1.2. Chi phí lưu giữ hay chi phí tồn trữ

Chi phí lưu giữ liên quan đến việc thực hiện dự trữ hàng tồn kho trong một khoảng thời gian xác định trước. Chi phí lưu giữ bao gồm: chi phí lưu kho, chi phí bảo quản; chi phí hư hỏng và chi phí thiệt hại do hàng tồn kho bị lỗi thời, giảm giá, biến chất; chi phí bảo hiểm; chi phí trả tiền lãi vay để mua hàng hóa, vật tư; chi phí thuế.

Chi phí lưu giữ được tính bằng đơn vị tiền tệ trên mỗi đơn vị hàng lưu kho hoặc tính bằng tỉ lệ phần trăm trên giá trị hàng lưu kho trong một thời kỳ. Thông thường, chi phí lưu giữ hàng năm dao động từ 20% đến 45% tính trên giá trị hàng lưu kho cho hầu hết các doanh nghiệp.

Chi phí lưu giữ bao gồm: chi phí cố định và chi phí biến đổi, gần như tất cả các chi phí lưu giữ biến động tỉ lệ theo mức độ hàng tồn kho, chỉ có chi phí thuê kho hoặc khấu hao các thiết bị hoạt động trong kho là tương đối cố định trong thời gian ngắn. Vì vậy, chi phí lưu giữ được xem như là một chi phí biến đổi trên mỗi đơn vị hàng tồn kho.

1.2.5.1.3. Chi phí thiệt hại khi không có hàng (hàng tồn kho hết)

không có khả năng giao hàng bởi nhu cầu hàng lớn hơn số lượng hàng dự trữ trong kho.

Chi phí thiệt hại gồm: Chi phí đặt hàng khẩn cấp, chi phí thiệt hại do ngừng trệ sản xuất, lợi nhuận bị mất do hết thành phẩm dự trữ để bán cho khách hàng…

Tuy nhiên, để đơn giản hóa chúng ta sẽ không tính đến chi phí này trong phân tích chi phí liên quan đến dự trữ hàng tồn kho.

1.2.5.2. Mô hình quản lý hàng tồn kho hiệu quả

Các mô hình quản lý hàng tồn kho sau đây đều tìm cách giải đáp 2 câu hỏi quan trọng là:

- Lượng hàng cho mỗi đơn hàng là bao nhiêu thì chi phí sẽ thấp nhất? - Khi nào thì tiến hành đặt hàng?

1.2.5.2.1. Mô hình lượng đặt hàng kinh tế cơ bản (EOQ - The Basic Economic Order Quantity Model)

Mô hình EOQ là mô hình quản lý hàng tồn kho mang tính định lượng, được sử dụng để xác định mức độ tồn kho tối ưu cho doanh nghiệp.

Đây là một trong những kỹ thuật kiểm soát tồn kho phổ biến và lâu đời nhất, nó được nghiên cứu từ năm 1915 nhưng cho đến nay nó vẫn được hầu hết các doanh nghiệp sử dụng.

Dựa trên cơ sở xem xét mối quan hệ giữa chi phí đặt hàng và chi phí tồn trữ cho thấy khi số lượng sản phẩm hàng hóa cho mỗi lần đặt hàng tăng lên, số lần đặt hàng giảm đi dẫn đến chi phí đặt hàng giảm, trong khi chi phí tồn trữ tăng lên. Do đó mục đích của quản lý vốn về hàng tồn kho là cân bằng hai loại chi phí để tổng chi phí là thấp nhất.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả công tác quản lý hàng tồn kho tại công ty cổ phần hà đô 23 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w