Trường hợp doanh nghiệp mua vật tư, hàng hóa với khối lượng lớn sẽ được nhà cung cấp cho hưởng tỉ lệ chiết khấu theo khối lượng. Người quản lý tài chính cần tính toán mức sinh lời dòng hàng năm từ hưởng chiết khấu theo công thức:
Để đi đến quyết định tăng lượng đặt hàng kinh tế lên mức được hưởng chiết khấu, cần so sánh mức sinh lời ròng từ hưởng chiết khấu với chi phí tồn kho gia tăng. Nếu kết quả dương công ty nên gia tăng lượng đặt hàng, nếu kết quả âm thì lượng đặt hàng kinh tế là giá trị EOQ. ([1],Tr121-129)
1.2.5.2.2. Mô hình quản lý hàng tồn kho Just - In – Time
Hệ thống quản lý hàng tồn kho đúng lúc Just – In – Time là một phần của quá trình quản lý sản xuất nhằm mục đích giảm thiểu chi phí hoạt động và thời gian sản xuất bằng cách loại bỏ bớt những công đoạn kém hiệu quả gây lãng phí. Hệ thống cung ứng đúng thời điểm (tồn kho bằng 0) được dựa trên những ý tưởng cho rằng tất cả các mặt hàng cần thiết có thể được cung cấp trực tiếp cho các giai đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh một cách chính xác cả về thời điểm giao hàng lẫn số hàng được giao thay vì phải dự trữ thông qua tồn kho. Cách tiếp cận này lần đầu tiên được phát triển bởi công ty Toyota của Nhật vào những năm 90. Ngược lại với mô hình tồn kho bằng 0 - Just – In – Time” là mô hình hàng tồn kho thông thường hay loại mô hình dựa trên hàng tồn kho an toàn được các doanh nghiệp sử dụng đôi lúc được xem như là mô hình “tồn kho đúng tình huống - Just – In – Time”.
Mô hình tồn kho bằng 0 tỏ ra hiệu quả nhất đối với những doanh nghiệp có những hoạt động sản xuất mang tính chất lặp đi lặp lại. Một phần quan trọng của kỹ thuật Just – In – Time là thay thế việc sản xuất từng lô hàng với một số lượng lớn sản phẩm bằng cách sản xuất theo một dòng liên tục các sản phẩm được sản xuất ra với số lượng nhỏ. Việc sử dụng hệ thống tồn kho Just – In – Time đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà sản xuất và nhà cung cấp, bởi vì bất kì sự gián đoạn nào trong quá trình cung ứng cũng có thể gây tổn thất cho nhà sản xuất vì nhà sản xuất sẽ phải gánh chịu các chi phí phát sinh do ngừng trệ sản xuất hay mất doanh số bán. ([2], Tr 749-750).
1.2.5.3. Biện pháp chung nâng cao hiệu quả công tác quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp hiện nay
Xuất phát từ những đặc điểm của hàng tồn kho, tuỳ theo điều kiện quản lý hàng tồn kho ở mỗi doanh nghiệp mà yêu cầu quản lý hàng tồn kho có những điểm khác nhau. Song nhìn chung, nâng cao hiệu quả công tác quản lý hàng tồn kho ở các doanh nghiệp cần chú trọng các biện pháp chủ yếu sau:
- Xác định đúng đắn lượng nguyên vật liệu, hàng hóa trong kỳ và lượng tồn kho dự trữ hợp lý. Có những cảnh báo kịp thời khi hàng tồn kho vượt qua định mức tối đa, tối thiểu để có những điều chỉnh hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Hàng tồn kho phải được theo dõi ở từng khâu thu mua, từng kho bảo quản, từng nơi sử dụng, từng người phụ trách vật chất (thủ kho, cán bộ vật tư, nhân viên bán hàng,...)
- Xác định và lựa chọn nguồn cung ứng, người cung ứng thích hợp để đạt được các mục tiêu: giá cả mua vào thấp, các điều khoản thương lượng có lợi cho doanh nghiệp, đảm bảo chất lượng vật tư.
xu hướng biến động trong kỳ tới để có điều chỉnh kịp thời việc mua sắm, dự trữ vật tư phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Lựa chọn các phương tiện vận chuyển phù hợp để tối thiểu hóa chi phí vận chuyển, xếp dỡ.
- Tổ chức tốt việc dự trữ, bảo quản vật tư, hàng hóa. Cần áp dụng thưởng, phạt tài chính để tránh tình trạng bị mất mát, hao hụt hoặc vật tư, hàng hóa bị kém, mất phẩm chất.
- Theo dõi, nắm bắt tiến độ thực hiện, sản xuất sản phẩm, tuân thủ việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm cơ sở định mức tiêu hao, dự toán chi phí, tiến độ sản xuất nhằm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận doanh nghiệp.
- Quản lý hàng tồn kho phải thường xuyên đảm bảo được quan hệ đối chiếu phù hợp giữa giá trị và hiện vật của từng loại hàng tồn kho, giữa các số liệu chi tiết với số liệu tổng hợp, giữa số liệu ghi trong sổ kế toán với số liệu thực tế tồn kho.
- Thường xuyên kiểm tra, nắm vững tình hình dự trữ, phát hiện kịp thời tình trạng vật tư bị ứ đọng, không phù hợp để có biện pháp giải phóng nhanh số vật tư đó, thu hồi vốn.
- Thực hiện tốt việc mua bảo hiểm vật tư, hàng hóa, lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, để bảo toàn vốn lưu động.
CHƯƠNG 2