IV Hệ số sinh lờ
2. Đầu tư tài chính
2.2.3. Hàng tồn kho của Công ty cổ phần Hà Đô
Dự trữ hàng tồn kho là công tác có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Công ty cổ phần Hà Đô 23. Công ty với lĩnh vực hoạt động chủ yếu là xây dựng, bên cạnh đó sản xuất sản phẩm plastic chiếm tỉ trọng nhỏ (5,4%), nên hàng tồn kho có những đặc trưng riêng.
Chỉ tiêu
31/12/2012 31/12/2011 Chênh lệch
Số tiền Tỉ trọng(%) Số tiền Tỉ trọng(%) Số tiền Tỉ lệ(%)
1.Hàng mua đang đi trên đường 457.830.634 0,94 - 0,00 457.830.634 100,00
2.Nguyên liệu, vật liệu 1.502.871.592 3,07 - 0,00 1.502.871.592 100,00
3.Công cụ, dụng cụ 95.937.164 0,20 - 0,00 95.937.164 100,00
4.Chi phí sản xuất kinh doanh dở
dang 45.944.652.075 93,96 26.002.854.478 100,00 19.941.797.597 43,00
5.Thành phẩm 897.431.952 1,84 - 0,00 897.431.952 100,00
6.Hàng hóa - 0,00 - 0,00 - 100,00
7.Hàng gửi đi bán - 0,00 - 0,00 - 100,00
Cộng giá gốc hàng tồn kho 48.898.723.417 100,00 26.002.854.478 100,00 22.895.868.939 47,00
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (3.393.728.080) -6,94 - 0,00 (3.393.728.080) 100,00
*Phân tích khái quát
Qua bảng biến động hàng tồn kho giữa hai năm ta thấy, lượng hàng tồn kho của Công ty tại thời điểm cuối năm 2012 đạt 48.898 triệu đồng, tăng 47,00% so với cuối năm 2011. Sở dĩ sự biến động này do doanh nghiệp tăng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang các công trình xây dựng và tăng dự trữ cho hoạt động sản xuất sản phẩm plastic (ống, vòi nhựa, cửa nhựa, cửa sổ, khung, mành, rèm, vấn chân tường, sàn tường, vòi tắm, chậu tắm, chậu rửa mặt…).
* Phân tích chi tiết
- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu hàng tồn kho Công ty (93,96%), đạt khoảng 45.944 triệu đồng và tăng 43,00% so với năm 2011. Yêu cầu trong công tác quản lý hàng tồn kho là chi phí thấp nhất. Chi phí này lớn do hoạt động chủ yếu của Công ty là xây dựng, với các công trình thi công có giá trị lớn được đánh giá là hợp lý, nhưng nếu do tăng các chi phí không cần thiết thì Công ty cần xem xét lại công tác quản lý chi phí này.
Chi phí này tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp: chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp; chi phí sử dụng máy thi công; chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Chi phí này được theo dõi riêng cho từng công trình xây dựng trong doanh nghiệp.
Ví dụ: Công ty CP Hà Đô 23 ký hợp đồng Thi công móng và tầng hầm - Chung cư cao cấp N0.10 (Dịch Vọng) với chủ đầu tư là Công ty CP Tập đoàn Hà Đô, giá trị hợp đồng: 78.476.848.000 đồng. Hiện đơn vị Thi công móng và tầng
hầm (thuộc Xí nghiệp Thi công ngầm của Công ty) đang thi công CT01 - phần móng. Thời gian thi công phần móng từ tháng 11/2012 đến tháng 4/2013, giá trị phần móng: 43.146.916.000 đồng.
Thực hiện hoạt động xây lắp CT01 - phần móng, doanh nghiệp bỏ ra:
Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: sắt, thép tấm, thép hình, xi măng PC30, cát vàng, cát nền, đá mài, đá dăm, bột bentonite, phụ gia CMC, phụ gia siêu dẻo, đất đèn,…
Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ liên quan đến giá thành sản phẩm xây lắp công trình CT01 - phần móng.
Chi phí sử dụng máy thi công là những chi phí có liên quan trực tiếp đến việc sử dụng xe và máy thi công (máy trộn bê tông, máy khoan, máy đào, cần cẩu,…) bao gồm các loại nguyên vật liệu xuất dùng cho máy thi công, tiền lương phải trả cho công nhân điều khiển, phục vụ máy thi công, khấu hao máy thi công…
Chi phí sản xuất chung (kéo dài trong khoảng thời gian từ lúc bắt đầu đến khi hoàn thành công trình): phân bổ chi phí nhà ăn công nhân, nhà bếp, lán công nhân, nhà chỉ huy, sân và đường thi công nội bộ,…
Chi phí này cuối năm 2012 tăng 43 % so với cuối năm 2011, đồng thời chi phí sản xuất kinh doanh dở dang gồm nhiều khoản mục nên dễ gây khó khăn, sai sót trong quản lý.
Đơn vị: Công ty cổ phần Hà Đô 23