Xã hội tồn tại và phát triển dựa trên yếu tố đầu tiên là sản xuất ra của cải vật chất. Ph.Ăngghen viết: “Các Mác là người đầu tiên đã phát hiện quy luật phát triển của lịch sử loài người, nghĩa là tìm ra cái sự thật đơn giản… là trước hết con người cần phải ăn, uống, mặc và ở trước khi có thể lo đến chuyện làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo,…” [8,6].
Cùng với việc phát triển sản xuất, xã hội ở một giai đoạn đều tiến hành chức năng giáo dục. Giáo dục là quá trình chuẩn bị cho con người, trước hết là thế hệ trẻ, tham gia lao động sản xuất, tham gia vào đời sống xã hội bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loài người một cách có ý thức, có mục đích. Tham gia quá trình giáo dục có những phương tiện, điều kiện giáo dục …Tất cả những yếu tố trên quy tụ lại thành “Hệ thống giáo dục quốc dân”. Đây là một bộ phận của hệ thống xã hội. QLGD chính là QL bộ phận này của xã hội. QLGD được hiểu là QL quá trình giáo dục và đào tạo. Tùy theo các cấp độ thì sự QLGD sẽ khác nhau.
Về khái niệm QLGD, hiện nay cũng có nhiều định nghĩa khác nhau. QLGD là thực hiện việc QL trong lĩnh vực giáo dục. Ngày nay, lĩnh vực giáo dục mở rộng hơn nhiều so với trước, do mỗi chỗ mở rộng đối tượng giáo dục từ thế hệ trẻ sang người lớn và toàn xã hội. Tuy nhiên, giáo dục thế hệ trẻ là bộ phận nòng cốt của lĩnh vực giáo dục cho toàn xã hội.
QLGD có hai nội dung chính: QL nhà nước về giáo dục; QL nhà trường và các cơ sở giáo dục khác. QLGD là việc thực hiện và giám sát
những chính sách giáo dục, đào tạo trên cấp độ quốc gia, vùng, địa phương và cơ sở.
Trong quá trình nghiên cứu về lĩnh vực QLGD, khái niệm QLGD được nhiều tác giả diễn đạt như sau:
Hiểu QLGD theo tác giả Đặng Quốc Bảo: là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội [2].
“QLGD (vi mô) được hiểu là những tác động trực tiếp (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống hợp quy luật) của chủ thể QL đến tập thể GV, công nhân viên, tập thể HS, cha mẹ HS, các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện chất lượng và hiệu quả mục tiêu GD của nhà trường” [25,11].
Qua các định nghĩa trên có thể thấy, QLGD là tập hợp những biện pháp: tổ chức, phương pháp, kế hoạch hoá,… tác động có mục đích, hợp quy luật của chủ thể QL đến khách thể QL nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục. QLGD có thể hiểu là sự QL hệ thống GDĐT bao gồm một hay nhiều cơ sở giáo dục, trong đó nhà trường là đơn vị cơ sở, ở đó diễn ra các hoạt động quản lý giáo dục cơ bản nhất. Trong QLGD, chủ thể QL chính là bộ máy QL các cấp; đối tượng QL chính là nguồn nhân lực, cơ sở vật chất - kỹ thuật và các hoạt động thực hiện các chức năng của quá trình GDĐT.
1.2.5. Quản lý trường học
- Trường học
Trường học là một bộ phận của xã hội, là tổ chức GD cơ sở của hệ thống GD quốc dân. Hoạt động dạy học và giáo dục học sinh là hoạt động trung tâm của nhà trường.
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Trường học là một thiết chế xã hội trong đó diễn ra quá trình đào tạo, giáo dục với sự hoạt động tương tác của hai
nhân tố thầy - trò. Trường học là một bộ phận của cộng đồng và trong guồng máy của hệ thống giáo dục quốc dân, nó là đơn vị cơ sở” [2].
- Quản lý trường học
QL trường học là một trong những nội dung quan trọng của hệ thống QLGD nói chung. Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh”
QL nhà trường về bản chất là QL con người. Điều đó tạo cho các chủ thể (người dạy và người học) trong nhà trường một sự liên kết chặt chẽ không những chỉ bởi cơ chế hoạt động của những tính quy luật khách quan của một tổ chức xã hội – nhà trường, mà còn bởi hoạt động chủ quan, hoạt động QL của chính bản thân GV và HS.
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý nhà trường thực chất là việc xác định vị trí của mỗi người trong hệ thống xã hội, là quy định chức năng, quyền hạn, nghĩa vụ, quan hệ cùng vai trò xã hội của họ mà trước hết là trong phạm vi nhà trường với tư cách là một tổ chức xã hội’ [26,259].
Như vậy: QL trường học nói chung và QL trường trung cấp nghề nói riêng là tổ chức chỉ đạo và điều hành quá trình giảng dạy của thầy và hoạt động học của trò; đồng thời, QL những điều kiện CSVC, công việc phục vụ cho dạy và học nhằm đạt được mục đích giáo dục và đào tạo. Xét về bản chất, QL con người trong nhà trường là tổ chức một cách hợp lý lao động của GV và HS, là tác động đến họ sao cho hành vi, hoạt động của họ đáp ứng được yêu cầu của việc đào tạo con người.
1.2.6. Mô hình lãnh đạo có hiệu quả
Lãnh đạo hiệu quả muốn nói đến kết quả cũng như hiệu quả của công tác lãnh đạo của một nhà lãnh đạo. Kết quả và hiệu quả lãnh đạo là những khái niệm bao trùm, tổng quát phản ánh tổng hợp các hoạt động của một tổ
chức, doanh nghiệp; bởi vậy, kết quả và hiệu quả lãnh đạo được phản ảnh đưới nhiều tiêu chí khác nhau.
Hiện nay, có một số mô hình về lãnh đạo hiệu quả để xác định kết quả và hiệu quả của công tác lãnh đạo. Mỗi mô hình lãnh đạo hiệu quả khác nhau có một cách tiếp cận khác nhau. Tuy cậy, tất cả các mô hình đều có một điểm chung là kết quả và hiệu quả cuối cùng của lãnh đạo đều được phản ánh qua cùng một nhóm các tiêu chí.
- Mô hình lãnh đạo hiệu quả theo hai nhóm nhân tố Hành vi – Công việc:
Đây là mô hình tổng quát nhất trong tất cả các các mô hình lãnh đạo hiệu quả. Cao Định hướng hành vi con người Thấp Thấp Cao Định hướng công việc
Hình 1.2. Mô hình lãnh đạo hiệu quả Hành vi – Công việc
Các nhân tố thuộc về hành vi con người là tất cả các nhân tố thuộc về hành vi, ứng xử, văn hóa, cả xúc.
Nhóm nhân tố thuộc về công việc bao gồm tổ chức công việc, lập kế hoạch, xây dựng định mức lao động, phân công công việc, giám sát đánh giá và điều chỉnh (nếu cần).
Hành vi con người là một nhân tố vô cùng quan trọng mà bất cứ một nhà lãnh đạo nào cũng phải quan tâm đúng mức. Trong mọi thời đại, trong mọi lĩnh vực, con người luôn là nhân tố quyết định mọi thành công của tổ chức. Vì vậy vai trò, tầm quan trọng của con người phải luôn được nhận thức
đầy đủ và luôn được đề cao. Lãnh đạo và quản lý con người có sự khác biệt lớn với quản lý một công việc, phụ thuộc vào tâm tư, tình cảm, nguyện vọng do vậy, khai thác yếu tố tâm lý, khai thác yếu tố con người là những yêu cầu bất di bất dịch đối với bất cứ lãnh đạo nào trong công tác lãnh đạo.
Định hướng công việc thường không tính đến yếu tố con người khi thực thi một công việc nào đó, thường nhấn mạnh vào các yếu tố như phân chia công việc, định mức lao động, khoán công việc, giao việc, lập kế hoạch, kiểm tra, đánh giá và thù lao công việc trên cơ sở kết quả cuối cùng.
Nhà lãnh đạo nên vừa quan tâm đến yếu tố công việc, vừa quan tâm đến yếu tố con người. Thật vậy, chỉ khi tổ chức lao động một cách khoa học, chỉ khai khai thác được yếu tố con người một cách tối đa nhằm động viên được sức lực và trí tuệ của cấp dưới thì lúc đó các nhà lãnh đạo mới có thể đạt được kết quả và hiệu quả cuối cùng một cách cao nhất.
- Mô hình lãnh đạo hiệu quả - tiếp cận theo bộ phận cấu thành:
Thực chất là tiếp cận theo cấu thành năng lực của lãnh đạo. Năng lực của một nhà lãnh đạo được cấu thành bởi các năng lực cụ thể như: (1) Tầm nhìn chiến lược, (2) Khả năng động viên, khích lệ, (3) Khả năng gây ảnh hưởng và Xây dựng hình ảnh, (4) Khả năng phân quyền, ủy quyền, (5) Khả năng ra quyết định, (6) Khả năng hiểu mình – hiểu người và (7) Khả năng giao tiếp. Các năng lực cụ thể này có thể được coi là các tiêu chí phản ánh NLLĐ nói chung của một nhà lãnh đạo.
Với khả năng động viên khuyến khích, khả năng gây ảnh hưởng và khả năng hiểu mình – hiểu người, người lãnh đạo có khả năng thu phục cấp dưới thông qua hành vi, ứng xử của mình. Với tầm nhìn chiến lược, với khả năng phân quyền, ủy quyền, với khả năng ra quyết định, người lãnh đạo hoàn toàn có khả năng tạo ra sự thay đổi, tọa việc làm và tổ chức thực hiện tốt công việc do mình tạo ra. Người lãnh đạo với bảy năng lực như trên hoàn toàn có khả năng đáp ứng được hai yêu cầu – khai thác yếu tố tâm lý, con người và khai thác yếu tố công việc.
1.3. Lý thuyết về năng lực và NLLĐ
1.3.1. Năng lực
Theo từ điển tiếng Việt, năng lực là khả năng, yếu tố chủ quan sẳn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Theo nhà Tâm lý học người Nga Cơvaliốp: Năng lực là một tập hợp hoặc tổng hợp những thuộc tính cá nhân con người đáp ứng những nhu cầu của hoạt động và bảo đảm cho hoạt động có kết quả cao..
Như vậy, nói đến năng lực là nói đến khả năng đạt được kết quả hoạt động nào đó. Năng lực không phải là những thuộc tính cá nhân riêng lẽ mà là một tổ hợp các thuộc tính cá nhân đáp ứng yêu cầu cao của hoạt động. Các thuộc thuộc tính ấy có quan hệ tác động lẫn nhau, thống nhất với nhau trong một chỉnh thể.
Mỗi con người có thể tích hợp nhiều năng lực tiềm ẩn, những năng lực đó được bộc lộ ra hay không tùy thuộc vào những điều kiện chủ quan hay khách quan. Đối với những người có tài năng đặc biệt và thiên tài, năng lực của họ được phát triển và bộc lộ mạnh mẽ khiến họ đạt đến đỉnh cao ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Năng lực vừa mang tính bẩm sinh có sẳn vừa là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, hoạt động thực tiễn của con người. Theo Hồ Chí Minh “Năng lực con người không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có, mà một phần lớn do công tác, do luyện tập mà có”. Vì thế, năng lực không chỉ là tư chất bẩm sinh thuần tuý vốn có của con người, mà là kết quả của sự phối hợp những tư chất bẩm sinh vốn có với sự rèn luyện, tu dưỡng, học tập thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
1.3.2. Năng lực lãnh đạo
NLLĐ là tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và hành vi thái độ mà một nhà lãnh đạo cần có. Để trở thành một nhà lãnh đạo, người lãnh đạo cần phải có các kiến thức nền tảng cũng như chuyên sâu để chỉ đạo, điều hành một tổ chức, đơn vị. Kiến thức mà một lãnh đạo cần có có thể trải dài từ kiến thức cơ
bản, kiến thức cơ sở cho đến kiến thức chuyên môn, ngoài ra các lãnh đạo còn phải trang bị cho mình các kiến thức thuộc về các lĩnh vực khác nhau như văn hóa, xã hội, lịch sử, tự nhiên, nghệ thuật nhằm làm giàu vốn sống của mình. Bên cạnh những kiến thức cần thiết cho lãnh đạo, kỹ năng, kinh nghiệm, trải nghiệm trong các lĩnh vực cụ thể của lãnh đạo cũng vô cùng cần thiết, đó là, kỹ năng động viên khuyến khích, kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định, kỹ năng phân quyền và ủy quyền, kỹ năng gây ảnh hưởng. Nhà lãnh đạo phải thường xuyên thực hành, thường xuyên luyện tập nhằm làm cho các nguyên lý, cơ sở lý luận của mỗi kỹ năng trở thành thói quen, phản xạ. Một con người có kỹ năng là một con người giải quyết công việc một cách chuyên nghiệp, giải quyết tốt ngay từ khâu đặt vấn đề, tiến triển vấn đề, cho đến khi kết thúc vấn đề. Tầm quan trọng thể hiện ở chỗ lãnh đạo chính là người tạo ra sự thay đổi, lãnh đạo chính là người nắm bắt thời cuộc, tạo ra việc làm; lãnh đạo chính là người gây ảnh hưởng, thuyết phục người khác, tập hợp lực lượng để thực thi những công việc mà mình tạo ra. Vì vậy, kỹ năng lãnh đạo là một nhân tố sống còn đối với bất cứ một nhà lãnh đạo nào.
Đối với người lãnh đạo thì tầm quan trọng, vai trò, ý nghĩa của hành vi thái độ lại càng được nâng cao. Trong công tác lãnh đạo, hành vi, thái độ có thể được coi là ứng xử của cấp trên đối với cấp dưới. Ứng xử đó được hình thành trên cơ sở quan niệm sống, tính cách, đạo đức, văn hóa của người lãnh đạo. Với vai trò là người đi đầu, với vai trò là người cầm cân, nảy mực, người lãnh đạo càng phải công minh, chính trực, càng phải là trung tâm, trụ cột của mọi người, có như vậy người lãnh đạo mới thực sự là linh hồn, thực sự là chỗ dựa cho mọi người.
1.4. Cấu trúc NLLĐ và tầm quan trọng của NLLĐ
1.4.1. Cấu trúc NLLĐ
NLLĐ là khả năng tổng hợp của một nhà lãnh đạo. Khả năng tổng hợp đó có thể được chia nhỏ thành các năng lực bộ phận cụ thể như: (1) Tầm nhìn chiến lược, (2) Năng lực động viên, khích lệ, (3) Năng lực gây ảnh hưởng và
xây dựng hình ảnh, (4) Năng lực phân quyền, ủy quyền, (5) Năng lực ra quyết định, (6) Năng lực hiểu mình – hiểu người và (7) Năng lực giao tiếp lãnh đạo. Các năng lực bộ phận này chính là các tiêu chí đánh giá NLLĐ nói chung của một nhà lãnh đạo.
1.4.1.1. Tầm nhìn chiến lược
Tầm nhìn chiến lược là khả năng thấy trước một xu thế phát triển của tổ chức, đơn vị không chỉ ngắn hạn mà còn cả trong dài hạn. Tầm nhìn là mục tiêu to lớn và dài hạn của tổ chức, đơn vị và người hình dung rõ nét nhất về bức tranh đó chính là lãnh đạo. Tuy nhiên, bên cạnh những gì thuộc về mục tiêu cần đạt, cần chỉ ra cụ thể các yếu tố đi kèm như: chỉ ra các giá trị cốt lõi, chỉ ra những điều cần làm để đạt được mục tiêu đó.
Bên cạnh mục tiêu là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của tổ chức, tầm nhìn còn là nhân tố tạo ra động lực to lớn cho sự phát triển. Tầm nhìn chiến lược là một yêu cầu về năng lực vô cùng quan trọng đối với bất cứ lãnh đạo nào. Lãnh đạo không có tầm nhìn, tổ chức, đơn vị sẽ không có tương lai. Lãnh đạo không có tầm nhìn, tổ chức, đơn vị sẽ không có hướng đi. Lãnh đạo không có tầm nhìn, tổ chức, đơn vị sẽ không có sự thống nhất về hành động.
1.4.1.2. Năng lực động viên, khuyến khích
Động viên, khuyến khích là quá trình động viê, cổ vũ nhằm truyền nhiệt huyết cho cấp dưới để cấp dưới thực thi công việc được giao một cách tự nguyện. Chỉ có thông qua động viên, khuyến khích thì người lãnh đạo mới có thể khai thác, phát huy tối đa sức người, sức của trong tổ chức. Năng lực của con người có thể chỉ là con số không tròn trĩnh nếu như người lãnh đạo không có sự động viên khuyến khích nhằm khai thác năng lực đó. Nhu cầu là một trong những nội dung cốt lõi, quan trọng nhất của động viên, khuyến khích. Đối với bất cứ ai và tại bất cứ thời điểm nào, con người đều có nhu