Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực lãnh đạo cho trưởng các phòng, khoa trường Trung cấp nghề Việt Đức Lạng Sơn (Trang 94 - 96)

Trong các giải pháp đã nêu ở trên, muốn quản lý bồi dưỡng NLLĐ cho đội ngũ TPK trường TCNVĐ, luôn phải xác định những nguyên tắc định hướng và có các biện pháp cụ thể, mỗi biện pháp có tính độc lập tương đối còn có quan hệ chi phối, ràng buộc và phụ thuộc vào nhau. Ở từng điều kiện và thời điểm khác nhau, vị trí của mỗi biện pháp có tầm quan trọng khác nhau, có khi biện pháp này là kết quả để thực hiện các biện pháp tiếp theo.

Quy hoạch, tạo nguồn TPK là khâu quan trọng trong công tác cán bộ của trường TCNVĐ. Đội ngũ cán bộ kế cận dồi dào, có chất lượng là cơ sở quan trọng để đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng hợp lý và chuyển tiếp vững vàng giữa các thế hệ TPK. Như vậy, không thực hiện tốt quy hoạch thì sẽ thiếu cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch, triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng. Ngược lại, dù công tác quy hoạch tốt đến đâu mà không quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng thì công tác quy hoạch cũng không có ý nghĩa. Hơn nữa, khi không thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng hoặc đào tạo, bồi dưỡng không có quy hoạch thì sẽ không thực hiện tốt công tác bố trí, sử dụng một cách hợp lý đội ngũ TPK của trường TCNVĐ. Điều này dễ dẫn đến không phát huy được kết quả đào tạo, bồi dưỡng và đôi khi phản tác dụng dẫn đến lãng phí.

Một vấn đề cần phải nhận thức rằng: Việc cụ thể hóa các tiêu chuẩn của TPK trường TCNVĐ để xây dựng quy hoạch, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ này có được thực hiện tốt hay không còn phụ thuộc rất lớn vào sự nhận thức đúng đắn và sự quan tâm đúng mức của các cấp ủy Đảng, chính quyền nhà trường cũng như lãnh đạo ngành Lao động TB&XH. TPK Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 1 Nội lực: - Tâm lý - Năng lực - Trình độ Ngoại lực: - Các điều kiện hỗ trợ - Chế độ chính sách

Sơ đồ 3.1: Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý bồi dưỡng NLLĐ cho đội ngũ TPK trường TCNVĐ

Như vậy, bốn biện pháp trên có quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau và phát huy tác dụng của nhau để mang lại hiệu quả trong công tác phát triển đội ngũ TPK trường TCNVĐ. Cần tổ chức phối kết hợp đồng bộ cả 4 biện pháp trong công tác xây dựng, quy hoạch và phát triển năng lực đội ngũ TPK trường TCNVĐ, để hướng tới xây dựng đội ngũ TPK có năng lực, trình độ, có phẩm chất đạo đức tốt, có kinh nghiệm và nghệ thuật quản lý, trở thành những người làm quản lý “vừa hồng, vừa chuyên” đúng như lời dạy của Hồ Chủ tịch.

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý phát triển NLLĐ đƣợc đề xuất

Để khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của 4 biện pháp được đề xuất, tác giả tiến hành lấy ý kiến của các chuyên gia bao gồm: cán bộ Sở Lao động TBXH, Phòng dạy nghề, Ban giám hiệu, TPK trường TCNVĐ, kết quả thu được như sau:

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực lãnh đạo cho trưởng các phòng, khoa trường Trung cấp nghề Việt Đức Lạng Sơn (Trang 94 - 96)