Thực trạng về cơ cấu, số lượng, chất lượng

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực lãnh đạo cho trưởng các phòng, khoa trường Trung cấp nghề Việt Đức Lạng Sơn (Trang 57 - 112)

2.3.2.1. Số lượng và cơ cấu

Bảng 2.4: Số lượng và cơ cấu đội ngũ TPK trường TCNVĐ

Thống kê phòng khoa Trƣởng phòng khoa Phó trƣởng Dân tộc Nữ Đảng viên

Số lượng 08/13 05/13 05/13 04/13 08/13

Tỷ lệ 62% 38% 38% 31% 62%

(Nguồn: Báo cáo của Phòng Tổ chức Hành chính, Trường trung cấp nghề Việt Đức)

Bảng 2.5. Thực trạng về độ tuổi đội ngũ TPK trường TCNVĐ

Thống kê 30 tuổi ≤ Từ 31 - 40 tuổi Từ 41 - 50 tuổi Từ 51 - 55 tuổi Trên 55 tuổi

Số lượng 03/13 08/13 01/13 0/13 01/13

Tỷ lệ % 23% 62% 7,5% 00% 7,5%

(Nguồn báo cáo của Phòng Tổ chức Hành chính, Trường trung cấp nghề Việt Đức)

Bảng 2.6: Thực trạng về thâm niên công tác của đội ngũ TPK Trường TCNVĐ

Thống kê Số năm công tác

Từ 1 - 5 năm Từ 6 - 10 năm Từ 11 - 15 năm Từ 16 - 20 năm

Số người 02/13 08/13 03/13 0

Tỷ lệ % 15% 62% 23% 00%

(Nguồn:Báo cáo của Phòng Tổ chức Hành chính, Trường trung cấp nghề Việt Đức)

Bảng 2.7: Thực trạng về thâm niên làm lãnh đạo của đội ngũ TPK trường TCNVĐ

Thống kê Số năm giữ chức vụ

Số người 06/13 07/13 0 0

Tỷ lệ % 46,2% 53,8% 23% 00%

(Nguồn:Báo cáo của Phòng Tổ chức Hành chính, Trường trung cấp nghề Việt Đức)

Thâm niên công tác và lãnh đạo, quản lý của đội ngũ TPK của TCNVĐ đang là vấn đề cần được nhìn nhận nghiêm túc, khách quan vì có tình huống CBGV có tuổi đời rất trẻ, thâm niên công tác chưa có, kinh nghiệm còn hạn chế, đặc biệt chưa có nhiều thời gian để đánh giá NLLĐ, tuy nhiên để giải quyết tình thế, trường phải kiện toàn, bổ nhiệm giữ vị trí, vai trò TPK. Nếu không có biện pháp bồi dưỡng nâng cao NLLĐ sẽ dẫn tới tình trạng thiếu hụt kiến thức, kỹ năng lãnh đạo ảnh hưởng tới công tác lãnh đạo, quản lý.

2.3.2.2. Chất lượng

Bảng 2.8: Thực trạng trình độ đội ngũ TPK trường TCNVĐ

Năm học

Trình độ chính trị Trình độ chuyên môn Trình độ lãnh đạo, quản lý

Sơ cấp Trung

cấp Cao cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học

Đã qua BDLĐQL Chƣa qua BDLĐQL SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 2008 - 2009 9 100 1 11,1 1 11,1 5 55,6 5 55,6 4 44,4 2009 - 2010 12 100 1 8,3 1 8,3 8 66,7 4 33,3 8 66,7 2010 - 2011 11 100 1 9,1 1 9,1 8 72,7 4 36,4 7 63,6 2011 - 2012 13 100 1 7,7 1 7,7 10 76,9 4 30,8 9 69,2 2012 - 2013 13 100 1 7,7 1 7,7 10 76,9 4 30,8 9 69,2

Tăng giảm sau

5 năm +30,8 0 0 0 0 +21,4 -24,8 +24,8

(Nguồn:Báo cáo của Phòng Tổ chức Hành chính, Trường trung cấp nghề Việt Đức)

Đội ngũ TPK sau 5 năm tăng +30,8% về số lượng, nhưng trình độ chuyên môn bậc Đại học, sau đại học của đội ngũ TPK chỉ tăng +29,1%, số TPK đã qua bồi dưỡng năng lực lãnh đạo, nghiệp vụ QL giảm -24,8%, trong khi đó số TPK chưa qua bồi dưỡng năng lực lãnh đạo, nghiệp vụ QL lại tăng +24,8%,

Để vấn đề đánh giá chất lượng đội ngũ TPK được cụ thể hơn, tác giả tiến hành khảo sát trong TCNVĐ bằng Phiếu trưng cầu ý kiến, bao gồm các tiêu chí về thực trạng phẩm chất và năng lực của đội ngũ TPK (có Phụ lục 1, 2, 3 đính kèm). Kết quả như sau:

2.3.3. Thực trạng NLLĐ của đội ngũ TPK trường TCNVĐ

Tiến hành điều tra đánh giá năng lực và phẩm chất của đội ngũ TPK trường TCNVĐ với 04 mức độ: Tốt, khá, đạt và chưa đạt. Xử lý từng nội dung và đánh giá bằng điểm số theo nguyên tắc sau:

Việc đánh giá cho điểm theo 04 mức độ: Tốt: 4 điểm, Khá: 03 điểm, TB: 02 điểm, Yếu: 01 điểm (min = 1; max = 4), ta có thể xác định và so sánh các nội dung thông qua giá trị trung bình là 

Tốt: 3. 25 ≤  ≤4 điểm; Khá: 2.5 ≤  ≤ 3.24 điểm; TB 1.75 ≤  ≤ 2.49 điểm; Yếu: 1 ≤  ≤ 1.74 điểm.

Tác giả đã tiến hành thống kê những ý kiến đánh giá về phẩm chất và năng lực của đội ngũ TPK Trường TCNVĐ, kết quả được phản ánh dưới bảng tổng hợp sau đây:

Bảng 2.9: Đánh giá phẩm chất và năng lực của đội ngũ TPK trường TCNVĐ TT Nội dung Mức độ ∑  Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Phẩm chất chính trị đạo đức 38 92,7 3 7,3 161 3,9

2 Năng lực chuyên môn 22 53,7 19 46,3 145 3,5

3 Năng lực lãnh đạo 15 36,6 20 48,8 6 14,6 132 3,2

3.6

Nhận xét:

Đội ngũ TPK TCNVĐ được đánh giá cả 03 nội dung có  = 3.6. Đánh giá chung về phẩm chất và năng lực của đội ngũ TPK TCNVĐ là tốt.

0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 4,5 Phẩm chất chính trị đạo đức

Năng lực chuyên môn Năng lực lãnh đạo

Biểu đồ 2.1: Mức độ phẩm chất và năng lực của đội ngũ TPK

Để minh chứng cho việc đánh giá trên, chúng ta có thể tìm hiểu cụ thể từng nội dung về phẩm chất và năng lực của đội ngũ TPK như thế nào?

2.3.3.1. Thực trạng về phẩm chất chính trị, đạo đức của đội ngũ TPK trường TCNVĐ

Bảng 2.10: Đánh giá phẩm chất chính trị đạo đức của đội ngũ TPK

Nội dung Mức độ giá trị ∑  Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1. Có hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

31 75,6 6 14,6 4 9,8 150 3,7 1

2. Có giác ngộ chính trị, biết phân tích và bảo vệ quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước.

32 78,0 6 14,6 3 7,3 152 3,7 1

3. Có ý thức chấp hành kỷ

luật lao động cao. 25 61,0 11 26,8 5 12,2 143 3,5 2 4. Có thái độ tích cực đối với

cái mới, cái tiến bộ, kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực, sai trái, bảo vệ lẽ phải.

17 41,5 17 41,5 7 17,1 133 3,2 5

5. Tế nhị, lịch thiệp trong đối xử với đồng nghiệp và học sinh Quan tâm đến tình cảm, thái độ của đồng nghiệp và HS.

21 51,2 14 34,1 6 14,6 138 3,4 3

6. Thực sự là nhà giáo dục, con chim đầu đàn của Hội đồng đào tạo nhà trường

18 43,9 18 43,9 5 12,2 136 3,3 4

7. Trung thực trong báo cáo đối với cấp trên, đánh giá cấp dưới công bằng vô tư, linh hoạt và chấp nhận sự thay đổi.

21 51,2 18 43,9 2 4,9 142 3,5 2

8. Có ý thức tiết kiệm, chống

9. Có trách nhiệm với tập thể. Tận tuỵ với công việc, kiên định và không từ bỏ mục tiêu.

24 58,5 14 34,1 3 7,3 144 3,5 2

10. Biết hỗ trợ, hướng dẫn đồng nghiệp, học sinh vươn lên.

23 56,1 12 29,3 6 14,6 140 3,4 3

11. Mạnh dạn, thẳng thắn trong các mối quan hệ. Biết lắng nghe ý kiến phê bình của đồng nghiệp và cấp trên, biết sửa chữa sai sót.

20 48,8 13 31,7 8 19,5 135 3,3 4

3,4

Nhận xét:

Nhìn chung, TPK trường TCNVĐ có quan điểm, lập trường, tư tưởng vững vàng; có hiểu biết đúng đắn và luôn đi đầu trong việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có điểm trung bình của các tiêu chí  = 3,4.

2.3.3.2. Thực trạng năng lực chuyên môn của đội TPK trường TCNVĐ.

Bảng 2.11: Đánh giá về năng lực chuyên môn của đội ngũ TPK trường TCNVĐ

Các biểu hiện Mức độ giá trị ∑  Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1. Trình độ hiểu biết chuyên môn và có khả năng giảng dạy các môn học, mô đun chuyên môn nghề bắt buộc.

24 58,5 12 29,3 5 12,2 142 3,5 1

2. Nắm vững nội dung, chương trình, phương pháp đặc trưng các môn học, mô đun chuyên môn nghề

24 58,5 12 29,3 5 12,2 142 3,5 1

3. Có khả năng quản lý, chỉ đạo chuyên môn, quản lý chương trình, biên soạn chương trình giáo trình mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.

4. Có hiểu biết tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cộng đồng và quốc gia.

14 34,1 21 51,2 6 14,6 131 3,2 4

5. Có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ. Biết sử dụng thành thạo máy vi tính. Có khả năng sử dụng ngoại ngữ.

16 39,0 20 48,8 5 12,2 134 3,3 3

6. Chỉ đạo việc đổi mới phương pháp giảng dạy, quan tâm đến các điều kiện phục vụ để nâng cao chất lượng đào tạo.

19 46,3 14 34,1 8 19,5 134 3,2 4

7. Có khả năng ứng xử linh hoạt các tình huống sư phạm.

21 51,2 10 24,4 10 24,4 134 3,3 3

8. Khả năng tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao tay nghề giáo viên.

18 43,9 16 39,0 5 12,2 130 3,2 4

9. Phát triển quan điểm chuyên môn, đặt ra những mục tiêu từ quan điểm riêng.

13 31,7 21 51,2 7 17,1 129 3,1 5

10. Có ý thức tham gia xây dựng văn hoá nhà trường, nhất là văn hoá nghề.

22 53,7 13 31,7 6 14,6 139 3,4 2

11. Hiểu biết những xu

hướng giáo dục hiện đại. 15 36,6 16 39,0 10 24,4 128 3,1 5

3,3

Nhận xét: Đội ngũ TPK thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của nhà trường đi đôi với việc động viên khuyến khích mọi cá nhân và tập thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, phối hợp với công đoàn xây dựng tập thể đoàn kết nhất trí cao, lãnh đạo nhà trường thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học.

Tuy nhiên, trình độ ngoại ngữ và ứng dụng CNTT vào công tác lãnh đạo, quản lý, vào việc đổi mới của một số TPK trường TCNVĐ còn nhiều bất cập và hạn chế; trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo việc đổi mới phương pháp làm việc chưa nhạy bén, linh hoạt; còn lúng túng khi triển khai thực hiện; một

số TPK năng lực chuyên môn còn hạn chế, nên khả năng chỉ đạo, kiểm tra chưa cao do đó thường né tránh việc dự giờ, góp ý để nâng cao tay nghề cho cán bộ, giáo viên, đây là một hạn chế lớn cho công tác phát triển đội ngũ TPK. Đó là một trong những vấn đề mà trường TCNVĐ cần quan tâm.

2.3.3.3. Thực trạng về NLLĐ của đội ngũ TPK trường TCNVĐ

Bảng 2.12: Đánh giá về NLLĐ của đội ngũ TPK trường TCNVĐ

Nội dung Mức độ giá trị Thứ bậc Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL %

1. Có tư duy chiến lược, dám nghĩ dám làm, biết chấp nhận rủi ro

13 31,7 14 34,1 12 29,3 2 4,9 118 2,9 2

2. Năng lực QL, bồi dưỡng đội ngũ, xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, nhất trí, phát huy truyền thống tập thể.

16 39,0 13 31,7 9 22,0 3 7,3 121 3,0 1

3. Có năng lực giao tiếp, phương pháp làm việc khoa học, hiệu quả, luôn đổi mới, nhạy bén trong công việc.

12 29,3 16 39,0 12 29,3 1 2,4 120 2,9 2

4. Có năng lực chỉ đạo kiểm tra các hoạt động dạy - học và các hoạt động khác trong tầm quản lý. Công tác kiểm tra nội bộ trong nhà trường. Có khả năng đánh giá người khác đúng.

17 41,5 11 26,8 9 22,0 4 9,8 119 2,9 2

5. Phát triển những khả năng

khoán việc, giao lớp. 11 26,8 13 31,7 14 34,1 3 7,3 111 2,7 4 6. Chủ động, sáng tạo, luôn

hướng tới đổi mới và phát triển. Tự đặt ra kế hoạch làm việc để đạt được những tiêu chuẩn cao

15 36,6 10 24,4 12 29,3 4 9,8 114 2,8 3

7. Có trách nhiệm trong việc nâng cao chất lượng học tập và giáo dục học sinh giúp học sinh phát triển tiềm năng cá nhân.

13 31,7 10 24,4 15 36,6 3 7,3 112 2,7 4

8. Có uy tín với tập thể và cấp trên, được CB - GV và học sinh tôn trọng. Bày tỏ những xúc cảm một cách rõ ràng và trực tiếp.

9. Có khả năng đánh giá điểm yếu và điểm mạnh của bản thân và hiểu được những động lực và kỹ năng có liên quan đến công việc.

12 29,3 12 29,3 11 26,8 6 14,6 106 2,6 5

10.Phong cách lãnh đạo dân chủ, công bằng, công tâm, không có biểu hiện tiêu cực, không phụ thuộc vào người khác.

13 31,7 12 29,3 13 31,7 3 7,3 114 2,8 3

11. Khả năng hoàn thành công việc trong những điều kiện khó khăn.

0,0 16 39,0 21 51,2 4 9,8 90 2,2 6

2,7

Nhận xét:

Thực trạng về năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ TPK trường TCNVĐ được đánh giá ở mức khá, điểm trung bình của các nội dung là  = 2.7.

Năng lực quản lý của đội ngũ TPK trường TCNVĐ tuy đã có nhiều cố gắng, song hầu hết CBQL chưa chủ động, sáng tạo trong việc đổi mới và phát triển quá trình QL của mình. Phần lớn CBQL thực hiện theo kinh nghiệm, chưa có tính chuyên nghiệp, từ việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện nhiệm vụ còn mang tính thụ động, chưa linh hoạt.

2.4. Đánh giá NLLĐ của đội ngũ TPK trƣờng TCNVĐ.

Từ kết quả khảo sát trên đây, cho thấy:

2.4.1. Ưu điểm

2.4.4.1. Về số lượng và cơ cấu

Về số lượng: số lượng TPK cơ bản đảm bảo theo đúng kế hoạch, quy

hoạch kiện toàn, xây dựng đội ngũ lãnh đạo cấp phòng khoa của nhà trường giai đoạn 2006-2010 và 2011-2015. Tuy nhiên, còn có một phòng chưa có kiện toàn được nhân sự vị trí trưởng phòng, trừ khoa Điện, các phòng khoa còn lại chưa kiện toàn được nhân sự cho vị trí phó trưởng phòng khoa.

Về cơ cấu: Đội ngũ TPK trẻ, đa số tuổi đời từ 31 đến 40 (chiếm 85%); 62% có thâm niên công tác QL từ 6 - 10 năm.

Đa số TPK đều là Đảng viên (chiếm 62%) nên có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy và nhiệt tình trong công việc; yêu ngành, yêu nghề, chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách và pháp luật của nhà nước.

Nhìn chung, đội ngũ TPK đều đảm bảo yêu cầu đặt ra, đa số là những cán bộ có trình độ đào tạo đạt chuẩn, có tinh thần trau dồi, tích lũy kinh nghiệm và kết quả công tác chuyên môn cơ bản vững vàng, luôn có ý thức học hỏi nâng cao trình độ; có quan hệ tốt với cộng đồng, biết động viên khuyến khích các cá nhân và tập thể đoàn kết để hoàn thành nhiệm vụ.

2.4.2. Các mặt còn tồn tại

Năng lực của một số TPK chưa đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu và nhiệm vụ trong giai đoạn đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay.

Việc xác định các mục tiêu cụ thể, phù hợp của đơn vị do mình phụ trách trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch chưa được khả thi; việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các văn bản chỉ đạo của cấp trên chưa được khoa học và thường xuyên; Lãnh đạo, quản lý chưa có kinh nghiệm, chưa chuyên nghiệp; trình độ ngoại ngữ, tin học còn hạn chế. Đặc biệt, một bộ phận TPK còn chưa thật sự gương mẫu, chưa chuyên tâm với nghề nghiệp nên chưa làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao; vẫn còn một số ít chưa chấp hành nghiêm quy chế thi cử, quản lý GV và HS không chặt chẽ… dẫn đến tiến độ, chất lượng và hiệu quả công việc chưa cao.

Một số TPK còn làm việc theo thói quen trông chờ, ỷ lại, thiếu nhạy bén trong công việc, không thích ứng kịp thời trước những yêu cầu đổi mới của bối cảnh tình hình mới. Có trường hợp còn thiếu tính quyết đoán, chưa dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước những công việc mang tính cấp thiết, quan trọng.

Trình độ lý luận chưa được đào tạo bài bản ở các trường chính trị chuyên nghiệp, trình độ quản lý giáo dục hầu như thiếu hụt, một tỷ lệ nhỏ TPK mới

được bồi dưỡng qua lớp nghiệp vụ quản lý cơ sở dạy nghề. Chỉ có 1/13 được đào tạo về quản lý giáo dục (thạc sĩ).

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực lãnh đạo cho trưởng các phòng, khoa trường Trung cấp nghề Việt Đức Lạng Sơn (Trang 57 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)