Cụ thể hóa các tiêu chuẩn trưởng phòng khoa trường trung cấp nghề

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực lãnh đạo cho trưởng các phòng, khoa trường Trung cấp nghề Việt Đức Lạng Sơn (Trang 81 - 112)

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Muốn đánh giá một đối tượng nào đó thì phải dựa trên những căn cứ nhất định; những căn cứ đó là “tiêu chuẩn”, là “thước đo” để đánh giá. Như vậy, tiêu chuẩn là cơ sở quan trọng nhất để đánh giá, để lựa chọn trong quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, để bố trí và sử dụng cán bộ. Mặt khác, tiêu chuẩn còn là cái đích để mỗi người phấn đấu, rèn luyện theo những yêu cầu của tiêu chuẩn đó.

Do đó, muốn QL được công tác bồi dưỡng nâng cao NLLĐ cho đội ngũ TPK trường Trung cấp nghề Việt – Đức Lạng Sơn thì việc cần thiết đầu tiên, quan trọng là phải xây dựng được tiêu chuẩn đúng đắn và khả thi của đội ngũ này. Hiện nay, chưa có một văn bản nào quy định cụ thể về tiêu chuẩn chức danh trưởng phòng, trưởng khoa trực thuộc trường trung cấp nghề. Vì vậy, việc cụ thể hóa các tiêu chuẩn TPK trường Trung cấp nghề Việt – Đức Lạng Sơn cho phù hợp với điều kiện tình hình thực tiễn là một việc rất quan trọng và hết sức cần thiết.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Căn cứ vào những quy định chung của Nhà nước, tham khảo kinh nghiệm của các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề khác để cụ thể hóa tiêu chuẩn TPK sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn của trường Trung cấp nghề Việt – Đức Lạng Sơn. Cụ thể như sau:

Về phẩm chất:

- Phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Có hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

- Có giác ngộ chính trị, biết phân tích và bảo vệ quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước.

- Có ý thức chấp hành kỷ luật lao động cao.

- Có khả năng làm việc mà không bị ảnh hưởng những định kiến tôn giáo, dân tộc, giới tính hoặc những rào cản khác.

- Có thái độ tích cực đối với cái mới, cái tiến bộ, kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực, sai trái, bảo vệ lẽ phải.

- Tế nhị, lịch thiệp trong đối xử với đồng nghiệp và phụ huynh. Quan tâm đến tình cảm, thái độ của đồng nghiệp và học sinh.

- Thực sự là nhà giáo dục, con chim đầu đàn của tập thể sư phạm nhà trường. Có uy tín với tập thể và cấp trên, được cán bộ, giáo viên và học sinh tôn trọng. Bày tỏ những xúc cảm một cách rõ ràng và trực tiếp.

- Phong cách lãnh đạo dân chủ, công bằng, công tâm, không có biểu hiện tiêu cực, không phụ thuộc vào người khác.

- Trung thực trong báo cáo đối với cấp trên, đánh giá cấp dưới công bằng vô tư, linh hoạt và chấp nhận sự thay đổi.

- Có ý thức tiết kiệm, chống tham ô lãng phí

- Biết hỗ trợ, hướng dẫn đồng nghiệp, học sinh vươn lên.

- Mạnh dạn, thẳng thắn trong các mối quan hệ. Biết lắng nghe ý kiến phê bình của đồng nghiệp và cấp trên, biết sửa chữa sai sót.

Về kiến thức và năng lực chuyên môn:

- Trình độ hiểu biết chuyên môn và có khả năng giảng dạy các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc của ít nhất một nghề trong số các nghề mà Nhà trường đang giảng dạy.

- Nắm vững nội dung, chương trình, phương pháp đặc trưng các môn học, mô đun trong dạy nghề trình độ trung cấp nghề.

- Có khả năng quản lý, chỉ đạo chuyên môn, xây dựng chương trình và giáo trình mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.

- Có hiểu biết tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cộng đồng và quốc gia, cũng như nhu cầu của thị trường lao động trong thực tiễn.

- Có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ. Biết sử dụng thành thạo các chương trình ứng dụng phục vụ dạy học và công tác quản lý.

- Chỉ đạo việc đổi mới phương pháp giảng dạy, quan tâm đến các điều kiện phục vụ để nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

- Tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học và áp dụng sáng kiến. - Có khả năng phân tích các hoạt động đào tạo, thể hiện tính sư phạm trong việc tổ chức các hoạt động.

- Xây dựng văn hoá nhà trường, nhất là văn hoá nghề. - Hiểu biết những xu hướng giáo dục hiện đại.

Về năng lực lãnh đạo, quản lý:

- Năng lực dự báo, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các chương trình nghị sự cần thiết. Xây dựng và thực hiện chiến lược, các giải pháp. Đặt ra mục đích hoạt động cho phòng khoa.

- Năng lực quản lý hành chính, quản lý tài chính. Tổ chức thực hiện các chính sách quy chế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Năng lực quản lý, bồi dưỡng đội ngũ, xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, nhất trí, phát huy truyền thống tập thể.

- Quản lý giám sát hoạt động và hành vi của bộ máy nhân sự.

- Quản lý giảng dạy và học tập, điều chỉnh hành vi, hoạt động và rèn luyện của học sinh.

- Có năng lực giao tiếp và phương pháp làm việc khoa học, hiệu quả, luôn đổi mới, nhạy bén trong công việc.

- Phân tích các hoạt động giáo dục, thể hiện tính sư phạm trong việc tổ chức các hoạt động.

- Vận động, phối hợp huy động các nguồn lực tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục, công tác xã hội hoá giáo dục.

- Có năng lực chỉ đạo kiểm tra các hoạt động dạy - học và các hoạt động khác trong tầm quản lý. Công tác kiểm tra nội bộ phòng khoa trong trường học. Có khả năng đánh giá người khác đúng.

- Tổ chức đời sống văn hoá, công tác truyền thông. - Phát triển những khả năng khoán việc, giao lớp.

- Có tư duy chiến lược, dám nghĩ dám làm, biết chấp nhận rủi ro.

- Chủ động, sáng tạo, luôn hướng tới đổi mới và phát triển. Tự đặt ra kế hoạch làm việc để đạt được những tiêu chuẩn cao.

- Có trách nhiệm trong việc nâng cao chất lượng học tập và giáo dục học sinh, giúp học sinh chủ động, sáng tạo phát triển tiềm năng cá nhân.

- Khả năng hoàn thành công việc trong những điều kiện khó khăn. - Có khả năng đánh giá điểm yếu và điểm mạnh của bản thân và hiểu được những động lực và kỷ năng có liên quan đến công việc.

- Khả năng hoàn thành công việc trong những điều kiện khó khăn.

Về trình độ, về sức khỏe, về độ tuổi, về thâm niên công tác: Theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện

- Xây dựng tiêu chuẩn TPK phải căn cứ vào nhiệm vụ, đồng thời phải căn cứ vào yêu cầu chung của CBQL trong thời kỳ mới theo đúng các quan điểm, đường lối của Đảng về công tác cán bộ.

- Khi cụ thể hóa tiêu chuẩn TPK, ta cần lượng hóa để có đủ phẩm chất và năng lực. Nội dung cụ thể của phẩm chất và năng lực tùy thuộc vào từng giai đoạn cụ thể.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

Khi cụ thể hóa các tiêu chuẩn của TPK trường TCNVĐ cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Đảm bảo tính khả thi. - Đảm bảo tính hiệu quả.

- Đảm bảo yêu cầu về chức năng quản lý: + Khả năng lập kế hoạch,

+ Việc tổ chức thực hiện,

+ Sự phối hợp trong quản lý chỉ đạo, + Công tác kiểm tra.

3.2.2. Tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao NLLĐ, nghiệp vụ quản lý và khuyến khích CBQLPK tự bồi dưỡng

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Trong công tác huấn luyện cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm, Người nói: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”.

Trước hết, có thể khẳng định rằng: chất lượng CBQL được hình thành là do nhiều yếu tố tác động, trong đó phần lớn thông qua con đường GDĐT.

Do đó, muốn nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL thì điều quan trọng là phải làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL và cán bộ kế cận trong quy hoạch.

Chúng ta đang sống và làm việc trong một thế giới mà sự phát triển toàn diện với tốc độ nhanh chưa từng có trong lịch sử. Có thể nói, đó là sự

bùng nổ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ. Mặt khác, trong nhiều năm qua, hiện nay và trong năm tiếp theo chúng ta vẫn đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện việc đổi mới công tác QL nhằm nâng cao chất lượng đào tạo,... Vì vậy, việc thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ và cập nhật kiến thức cho đội ngũ CBQLGD trong đó có TPK của trường TCNVĐ có ý nghĩa hết sức quan trọng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.4.2. Nội dung biện pháp

Đào tạo, bồi dưỡng CBQL là trang bị kiến thức, truyền thụ kinh nghiệm, hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong công tác quản lý, hình thành phẩm chất chính trị, tâm lý và năng lực hành động cho mỗi CBQL. Đào tạo, bồi dưỡng CBQL là hoạt động nhằm khắc phục mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực, bù đắp những thiếu hụt của mỗi CBQL.

Thông qua đào tạo, bồi dưỡng mà mỗi CBQL tiếp nhận được những tri thức và kinh nghiệm, nhận thức được những quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy, biết vận dụng trong thực tiễn, biết nhận thức rõ chân lý, biết được cái hay, cái dở của mình để phấn đấu vươn lên trong công tác quản lý.

TPK trường TCNVĐ là những người chịu trách nhiệm triển khai các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong việc thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quản lý và giảng dạy của mỗi phòng khoa. Điều này không chỉ đòi hỏi TPK có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giỏi mà còn phải hiểu biết chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước; nắm vững Điều lệ, những quy định của ngành, của nhà trường đặc biệt những quy định về đào tạo nghề; nắm được tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; có tầm nhìn xa, trông rộng, có nhận định, đánh giá đúng và dự báo được sự phát triển của sự vật hiện tượng…, vận dụng có hiệu quả vào công tác quản lý nhà trường. Để đáp ứng được yêu cầu này, TPK cần phải được đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị.

CBQL cần phải được giáo dục, rèn luyện về phẩm chất đạo đức, lối sống vì Bác Hồ đã dạy chúng ta: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức

mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Như vậy, phẩm chất đạo đức có tầm quan trọng đối với mỗi con người. Hơn nữa, trong sự nghiệp dạy nghề, nhất là ở các trường trung cấp nghề, không chỉ CBQL mà tất cả đội ngũ giáo viên, mỗi người phải là tấm gương sáng để học sinh noi theo. Đặc biệt, TPK là người đứng đầu trong một đơn vị tập thể sư phạm trực thuộc nhà trường chịu trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị thực hiện nhiệm vụ trồng người, giáo dục đào tạo những lao động có tay nghề kỹ thuật cao, có thái độ ý thức tác phong nghiêm túc, cẩn thận mọi lúc mọi nơi. Vì vậy, những người CBQL trước hết phải là những người gương mẫu trong môi trường văn hoá sư phạm, có ý thức và hành vi đạo đức, lối sống tốt đẹp.

Thông qua kết quả khảo sát, đối với đội ngũ TPK trường TCNVĐ cần được đào tạo và bồi dưỡng như sau:

- Về chuyên môn:

Phấn đấu đến 2015, 100% cán bộ quản lý phải có trình độ lý luận chính trị trung cấp trở lên và trung cấp về quản lý hành chính nhà nước, học xong chương trình quản lý giáo dục, quản lý cơ sở dạy nghề theo qui định của Nhà nước. 70% CBQL có trình độ thạc sỹ trở lên.

- Về lý luận chính trị:

Đến năm 2015, có 80% TPK có trình độ trung cấp lý luận chính trị (10/13) và 20% đạt trình độ cao cấp lý luận chính trị (3/13) bằng các hình thức sau:

+ Cử đi học theo chỉ tiêu của Trường Chính trị Hoàng Văn Thụ tỉnh. + Đề nghị Đảng ủy Sở Lao động TBX cử đi học cao cấp lý luận chính trị đối với những đồng chí trong diện quy hoạch lãnh đạo trường.

- Về năng lực lãnh đạo:

Đối với đội ngũ TPK phải được bồi dưỡng kỹ năng, nâng cao năng lực cho họ và giúp họ trở thành nhà lãnh đạo, quản lý có năng lực thực thi cao tring vai trò, vị trí, lĩnh vực của mình.

+ Phong cách lãnh đạo của lãnh dạo, quản lý cấp phòng.

+ Kỹ năng xây dựng kế hoạch, chương trình công tác của lãnh đạo, quản lý cấp phòng.

+ Kỹ năng phối hợp trong quản lý hành chính nhà nước của lãnh đạo, quản lý cấp phòng.

+ Kỹ năng quản lý nhân lực của lãnh đạo, quản lý cấp phòng

+ Kỹ năng giao tiếp và văn hóa giao tiếp của lãnh đạo, quả lý cấp phòng.

+ Kỹ năng tổ chức và điều hành hội họp.

- Về nghiệp vụ quản lý:

Đối với đội ngũ CBGV kế cận chức danh TPK:

+ Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để đạt tiêu chuẩn trước khi bổ nhiệm (có lý luận chính trị sơ cấp, phải qua lớp bồi dưỡng quản lý cơ sở dạy nghề).

+ Phải xây dựng đề án, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cận để mỗi chức danh có 1 đến 2 cán bộ giáo viên kế cận.

Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cơ sở dạy nghề theo phương thức: - Cán bộ đi học theo kế hoạch tổ chức lớp của Tổng cục Dạy nghề. - Liên kết với đơn vị chức năng của TCDN mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cơ sở dạy nghề cho TPK đương chức và đội ngũ CBGV kế cận.

- Tăng cường bồi dưỡng theo chuyên đề cho đội ngũ TPK trường TCNVĐ.

Phối hợp giữa tổ chức các khóa đào tạo với tự đào tạo, bồi dưỡng theo các phương thức:

- Cung cấp nội dung, yêu cầu và tài liệu để TPK nghiên cứu và tiến hành tự đào tạo, bồi dưỡng.

- Có chế độ khuyến khích và bắt buộc đối với việc tự học, tự nghiên cứu. Định kỳ kiểm tra kiến thức và nghiệp vụ đối với TPK.

- Tổ chức giao lưu giữa các phòng khoa để tìm hiểu, chia sẻ, học tập kinh nghiệm quản lý theo các chủ đề nhất định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bồi dưỡng TPK theo phương thức đào tạo từ xa, đào tạo tại chỗ.

Phấn đấu đến năm 2015, TPK đương nhiệm chưa qua đào tạo phải tham gia bồi dưỡng lớp nghiệp vụ quản lý cơ sở dạy nghề theo quy định của Tổng cục Dạy nghề.

3.2.4.3. Cách thức thực hiện

“Học, Học nữa, Học mãi”, học thường xuyên, học suốt đời là một tư tưởng lớn của thời đại, người CBQL nói chung, TPK nói riêng phải là một tấm gương về tự học để vươn lên. Quản lý trong nhà trường theo quan niệm chung cũng là một nghề, mà môi trường làm việc có tính chất đặc thù. Vì vậy TPK trường TCNVĐ cần được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý theo yêu cầu nhiệm vụ của giáo dục nghề nghiệp, đồng thời còn phải được đào tạo về lý luận chính trị, giáo dục bồi dưỡng về phẩm chất đạo đức, lối sống, phẩm chất nghề nghiệp.

Bằng nhiều hình thức, nhiều con đường để tiến hành công tác đào tạo bồi dưỡng. Trong điều kiện kinh tế phát triển, mỗi người đều có thể tự sắp xếp thời gian để tham gia đào tạo và tự bồi dưỡng.

Hàng năm, trường TCNVĐ phải xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ TPK. Tham mưu với Sở Lao động Thương binh và Xã

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực lãnh đạo cho trưởng các phòng, khoa trường Trung cấp nghề Việt Đức Lạng Sơn (Trang 81 - 112)