Quán triệt định hướng phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực lãnh đạo cho trưởng các phòng, khoa trường Trung cấp nghề Việt Đức Lạng Sơn (Trang 78 - 80)

3.1.2.1. Quan điểm phát triển

Việc nâng cao chất lượng nhân lực phải thông qua nhiều biện pháp phù hợp với các nhu cầu sử dụng khác nhau. Chỉ tiêu chung nhất về chất lượng nguồn nhân lực đó là tỷ lệ lao động qua đào tạo. Vì vậy cần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, để họ có chứng chỉ, bằng cấp về chuyên môn kỹ thuật để có thể chuyển một bộ phận lớn lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Giáo dục con người đảm bảo phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ và thẩm mỹ; đào tạo những người lao động có kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH; cung cấp cho người học phương pháp thu thập thông tin có hệ thống, có tư duy phân tích, tổng hợp. Phát triển giáo dục phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học kỹ thuật. Tiếp tục tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

3.1.2.2. Mục tiêu phát triển

- Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá gắn với tăng cường đầu tư của Nhà nước trong các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế chăm sóc sức khoẻ nhân dân, văn hoá, thông tin, TDTT nhằm thu hút mọi nguồn lực xã hội tạo bước chuyển dịch về cả bề rộng và chiều sâu về phát triển nhân lực.

- Song song với thực hiện giáo dục phổ thông, nhiệm vụ đầu tư phát triển hệ thống đào tạo, dạy nghề phải được đặc biệt quan tâm, đa dạng hoá với nhiều thành phần kinh tế tham gia, vừa đào tạo mới vừa bồi dưỡng lực lượng lao động hiện có. Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học - công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

- Khuyến khích các hình thức đào tạo, dạy nghề tại các doanh nghiệp, đào tạo tại chỗ và gửi lao động ra nước ngoài đào tạo ; hình thành các trường, trung tâm dạy nghề và đào tạo công nhân kỹ thuật, bảo đảm nguồn công nhân có trình độ tay nghề kỹ thuật cao, đáp ứng nhu cầu của các khu công nghiệp và các ngành kinh tế.

- Mở rộng ngành nghề đào tạo đi đôi với nâng cao chất lượng đào tạo dựa trên nhu cầu của thị trường lao động. Mở rộng hình thức liên kết đào tạo và từng bước áp dụng liên thông trong đào tạo. Đảm bảo sự hợp lý về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề; mở rộng quy mô trên cơ sở đảm bảo chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng. Kết hợp giải quyết việc làm tại chỗ với việc phân bổ lại lao động theo vùng. Đồng thời mở rộng việc đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Quy hoạch xây dựng các trường đại học, đào tạo nghề có chất lượng cao theo hướng hiện đại, đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của tỉnh và vùng. Chuẩn bị các điều kiện để tiến tới thành lập trường đại học Lạng Sơn trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng Sư phạm thành trường đại học đa ngành. Trình cấp có thẩm quyền đưa đại học Lạng sơn vào danh sách được phê duyệt trong quy hoạch hệ thống các trường đại học, cao đẳng học giai đoạn 2015 - 2020. Nâng cấp trường Trung cấp Nghề Việt – Đức Lạng Sơn thành trường Cao đẳng nghề vào năm 2013; trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật thành trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật vào năm 2015.

Mở rộng qui mô và tăng ngành nghề đào tạo có trình độ cao đẳng tại trường Cao đẳng chuyên nghiệp và dạy nghề nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo giáo viên và lực lượng lao động kỹ thuật có trình độ cao cho tỉnh. Mở rộng hệ thống dạy nghề tại các huyện, trung tâm giáo dục thường xuyên. Đến năm 2015, quy mô tuyển sinh đào tạo và đào tạo nghề của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khoảng 15000 người, trong đó: Cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp: 3.400 người; Cao đẳng và trung cấp nghề: 1.600 người; Nghề dưới 12 tháng:

10.000 người. Mở rộng hợp lý quy mô đào tạo đại học, cao đẳng; phấn đấu bình quân đạt 200 sinh viên /1 vạn dân vào năm 2015.

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng năng lực lãnh đạo cho trưởng các phòng, khoa trường Trung cấp nghề Việt Đức Lạng Sơn (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)