Siêu âm chẩn đoán

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về dị tật tim bẩm sinh thai nhi được chẩn đoán bằng siêu âm tại Bệnh viện Phụ sản trung ương (Trang 37 - 39)

SÂ thai có thể sử dụng ở bất kỳ tuổi thai nào mà cho đến nay người ta chưa thấy ảnh hưởng gì có hại đến thai nhi. SÂ CĐTS cần làm vào 3 thời điểm:

* Lần SÂ thứ nhất: được thực hiện ở tuổi thai 11 tuần 6 ngày đến 13 tuần 6 ngày, lần SÂ này ngoài việc giúp xác định tuổi thai cho những thai không nhớ chính xác ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng mà còn có thể phát hiện một số

DTBS lớn như: thai vô sọ, não lộn ngoài, không phân chia não trước...[3].

Đặc biệt đây là tuổi thai để đo khoảng sáng sau gáy (KSSG) giúp sàng lọc những bất thường về hình thái liên quan đến rối loạn NST [3].

- Giải phẫu học của KSSG: trong ba tháng đầu của thai nghén có sự tích tụ dịch vùng cổ thai nhi và sự tích tụ này có thể nhìn thấy trên SÂ gọi là KSSG [17].

- Hình ảnh SÂ của KSSG là một vùng thưa âm vang ở vùng sau gáy

được giới hạn phía trước là tổ chức phần mềm và phía sau cột sống, phía sau là da thai nhi. Đây là một dấu hiệu sinh lý xuất hiện từ 12-14 tuần ở tất cả thai nhi và mất đi một cách tự nhiên sau 14 tuần. Tuy nhiên nếu kích thước quá lớn hoặc tồn tại lâu là dấu hiệu chỉ báo nguy cơ thai nhi có bất thường về

hình thái [3].

- Ngưỡng bình thường trong thai nghén của KSSG là 2,5 – 3mm. Khi KSSG ≥ 3mm thì người ta gọi là tăng KSSG hay gọi là KSSG bệnh lý [3].

- Cơ chế bệnh sinh của tăng KSSG: suy chức năng tim, sự xung huyết tĩnh mạch vùng đầu - cổ, sự thay đổi thành phần chất nền ngoại bào, sự bất thường dẫn lưu bạch huyết. Ngoài ra còn có các cơ chế như: thiếu máu thai nhi, giảm protein máu thai nhi, nhiễm trùng thai cũng gây ra tăng KSSG [17]. Tăng KSSG có thể do một hoặc nhiều cơ chế gây ra.

- Các nguy cơ của thai khi có tăng KSSG:

+ Khi KSSG ≥ 3,0 mm thì 90% thai nhi bị trisomy 13 hoặc trisomy 18, 80% thai nhi bị trisomy 21 và 5% thai nhi bình thường [3].

+ 2% - 6% nguy cơ bị BTBS [17], [23]. + 12,3% nguy cơ thai chết lưu [17].

Thực hiện đo KSSG ở tất cả các thai nhi từ 11 – 14 tuần có vai trò quan trọng trong việc phát hiện một số bất thường hình thái thai nhi sớm và khi KSSG tăng có vai trò quan trọng trong dự báo các nguy cơ bất thường NST và một số bất thường hình thái khác đặc biệt là BTBS thai nhi mà các bất thường này chỉ có thể phát hiện được ở quí II của thai kỳ.

* Lần SÂ thứ hai: đây được coi là lần SÂ hình thái để phát hiện gần như

tất cả các dị dạng hình thái của thai.

-Tuổi thai lý tưởng để thực hiện là 20 tuần 6 ngày đến 22 tuần 6 ngày. Ở

tuổi thai này nước ối tương đối nhiều, xương thai nhi chưa trưởng thành cho nên việc nghiên cứu hình thái là dễ dàng và toàn diện nhất [3]. Đối với việc SÂ tim thai nhi, lần SÂ thứ hai này có thể thực hiện sớm hơn vào tuần thứ 18 của thai kỳ, tuổi thai này có thể phát hiện hầu hết BTBS của thai nhi [23].

-Do vậy ở các đối tượng nguy cơ sinh con bị BTBS nên được SÂ hình thái của thai vào tuần thứ 18 bao gồm: mẹ mắc BTBS, tiền sử sinh con bị

BTBS, tăng KSSG…

* Lần SÂ thứ ba: khi thai 30 - 32 tuần. Đây là lần SÂ đánh giá sự phát triển của thai. Phát hiện thai chậm phát triển tử cung và những dị tật xuất hiện muộn như bất sản thể trai không hoàn toàn, các bất thường tim muộn...[8].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về dị tật tim bẩm sinh thai nhi được chẩn đoán bằng siêu âm tại Bệnh viện Phụ sản trung ương (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)