Xử trí trước sinh với thai nhi BTBS thông liên thất tại TTCĐTS

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về dị tật tim bẩm sinh thai nhi được chẩn đoán bằng siêu âm tại Bệnh viện Phụ sản trung ương (Trang 84 - 85)

Theo kết quả bảng 3.18:

-Trong nghiên cứu có 89 thai phụ có thai nhi BTBS thông liên thất. Ở

tuổi thai < 28 tuần có 52 trường hợp và tuổi thai ≥ 28 tuần có 37 trường hợp.

-Trong nhóm nghiên cứu phát hiện được 6 trường hợp có bất thường

NST kèm theo thông liên thất (8 trường hợp đồng ý chọc ối). Tất cả 6 trường hợp này đều ĐCTN.

-Nhóm thông liên thất không có bất thường NST nhưng có kèm tổn

thương cơ quan khác:

+ Ở tuổi thai < 28 tuần có 33 trường hợp và ĐCTN 100%.

+ Tuổi thai ≥ 28 tuần có 19 trường hợp, 12 trường hợp ĐCTN chiếm tỷ lệ 63,2%. Chúng ta biết rằng BTBS là một trong những DTBS nặng của thai nhi, khi phát hiện được thai nhi ngoài BTBS còn có dị tật cơ quan khác ở tuổi thai < 28 tuần thì nên ĐCTN, do đó kết quả nghiên cứu của bảng 3.18 là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên ở tuổi thai ≥ 28 tuần, lúc này thai nhi có thể sống sau khi ĐCTN nên hạn chế tối đa ĐCTN. Tuy vậy trong nghiên cứu của chúng tôi vẫn có 12 trường hợp (63,2%) có chỉ định ĐCTN vì có tổn thương nặng các

cơ quan khác kèm theo và đa số trong nhóm ĐCTN này lý do chính để ĐCTN

-Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như của Isaksen (1999), tác giả nghiên cứu về nguyên nhân gây ngừng thai nghén ở thai nhi bị

BTBS chỉ có 59% nguyên nhân chính gây ĐCTN, còn lại 41% là nguyên

nhân chính là do tổn thương cơ quan khác [46].

-Nhóm thai nhi BTBS thông liên thất đơn độc ở tuổi thai < 28 tuần có 13 trường hợp và trong đó 6 trường hợp ĐCTN chiếm tỷ lệ 46,1%. Còn ở tuổi thai ≥ 28 tuần có 18 trường hợp và 1 trường hợp ĐCTN chiếm tỷ lệ 5,6%. Cả 7 trường hợp ĐCTN này đều do nguyên vọng của thai phụ, họ không muốn tiếp tục quá trình thai nghén.

+ Theo chúng tôi 7 trường hợp thông liên thất ĐCTN này là một con số khá lớn, bởi lẽ BTBS thông liên thất là một bệnh có tiên lượng tốt sau đẻ. Với lỗ thông < 3 mm sau đẻ sẽ tự khép lại. Các lỗ thông kích thước 3- 6 mm cũng có thể khép lại sau đẻ trong vòng 1 năm, với các lỗ thông ≥ 7 mm phải can thiệp sau đẻ và kết quả hoàn toàn khả quan [11].

+ Trong nghiên cứu của Mavrides, tất cả các trường hợp thông liên thất đều được theo dõi đến sau đẻ và phẫu thuật [48].

+ Sở dĩ có sự khác biệt trong thái độ xử trí là do sự hiểu biết về các tiến bộ trong lĩnh vực điều trị tim mạch của thai phụ và điều kiện kinh tế còn hạn chế nên các thai phụ lựa chọn ĐCTN.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về dị tật tim bẩm sinh thai nhi được chẩn đoán bằng siêu âm tại Bệnh viện Phụ sản trung ương (Trang 84 - 85)