Xử trí trước sinh với thai nhi bệnh ống nhĩ thất tại TTCĐTS

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về dị tật tim bẩm sinh thai nhi được chẩn đoán bằng siêu âm tại Bệnh viện Phụ sản trung ương (Trang 85 - 88)

- Từ kết quả bảng 3.19: có 26 trường hợp thai nhi bệnh ống nhĩ thất, trong đó phát hiện được 2 trường hợp có bất thường NST và ĐCTN (8 trường hợp chỉ định chọc ối nhưng chỉ có 2 trường hợp đồng ý chọc ối và đều bất

thường NST).

cơ quan khác, trong đó 1 trường hợp phát hiện được ở tuổi thai < 28 tuần và ĐCTN. Ở tuổi thai ≥ 28 tuần có 6 trường hợp có 2 trường hợp ĐCTN và 4 trường hợp không ĐCTN. Cũng tương tự nhóm BTBS thông liên thất, mặc dù tuổi thai ≥ 28 tuần nhưng có tổn thương cơ quan khác kèm theo và tổn thương nặng vẫn ĐCTN vì khả năng khắc phục khó khăn sau đẻ [2],[26].

- Có 17 trường hợp bệnh ống nhĩ thất đơn độc, trong đó 10 trường hợp phát hiện trước 28 tuần và toàn bộ số này ĐCTN. Còn 7 trường hợp phát hiện ở tuổi thai ≥ 28 tuần không ĐCTN.

- Bệnh ống nhĩ thất là một BTBS nặng, đa số gây tử vong trong 2 năm đầu sau đẻ [2]. Vì vậy khi phát hiện trước 28 tuần đều ĐCTN nhưng khi phát hiện muộn không ĐCTN vì BTBS này tuy nặng nhưng cũng vẫn có khả năng phẫu thuật sau đẻ [2].

4.3.3. Xử trí trước sinh với BTBS thiểu sản tâm thất tại TTCĐTS

Theo kết quả bảng 3.20:

- Ở tuổi thai < 28 tuần có 41 trường hợp BTBS thiểu sản tâm thất, ĐCTN 100%. Trong đó có 2 trường hợp bất thường NST, 13 trường hợp có kèm tổn thương cơ quan khác và 26 trường hợp chỉ có thiểu sản tâm thất đơn độc.

- Phát hiện ở tuổi thai ≥ 28 tuần có 18 trường hợp BTBS thiểu sản tâm thất. Trong đó 2 trường hợp thiểu sản tâm thất kèm tổn thương cơ quan khác đều ĐCTN (100%), 16 trường hợp thiểu sản tâm thất không kèm tổn thương cơ quan khác thì 3 trường hợp ĐCTN chiếm tỷ lệ 18,8%.

- Thiểu sản tâm thất là một bệnh lý nặng của tim, trẻ thường chết ngay sau đẻ. Bệnh này không có khả năng phẫu thuật sau đẻ, vì vậy phát hiện trước 28 tuần đều ĐCTN [11].

trường hợp thiểu sản tâm thất và cả 3 trường hợp này đều sảy thai trước 22 tuần [48].

4.3.4. Xử trí trước sinh với BTBS đảo gốc động mạch tại TTCĐTS - Theo kết quả nghiên cứu bảng 3.21:

- Ở tuổi thai < 28 tuần có 6 trường hợp BTBS đảo gốc động mạch, trong đó có 2 trường hợp BTBS đảo gốc động mạch kèm tổn thương cơ quan khác và 4 trường hợp không tổn thương kèm cơ quan khác. Tất cả trường hợp phát hiện < 28 tuần đều ĐCTN, tỷ lệ 100%.

- Có 2 trường hợp BTBS đảo gốc động mạch không kèm tổn thương cơ

quan khác phát hiện muộn ở tuổi thai 32 tuần và 34 tuần nên không có chỉ

định ĐCTN. Có 1 trường hợp phát hiện ≥ 28 tuần nhưng có kèm tổn thương

cơ quan khác nên vẫn ĐCTN.

-Đảo gốc động mạch cũng là một bệnh tim nặng, nếu không có kèm theo như: thông liên thất, thông liên nhĩ, còn ống động mạch thì trẻ thường chết ở tháng đầu. Do vậy khi phát hiện sớm thì ĐCTN là một quyết định đúng đắn [2]. Nhưng đây cũng là một bệnh vẫn có khả năng phẫu thuật, nếu sau đẻ còn ống động mạch hoặc thông liên thất to thì trẻ có khả năng sống từ 1 năm đến 2 năm và trong thời gian này có khả năng phẫu thuật cho trẻ. Với 2 trường tuổi thai 32 tuần và 34 tuần mới phát hiện được, dù có ĐCTN thì trẻ vẫn có khả năng sống, vì vậy nên để đủ tháng và chuyển dạ tự nhiên sau đó can thiệp phẫu thuật sau [2].

-Theo nghiên cứu của Mavrides [48] có 26 trường hợp BTBS có 2

trường hợp đảo gốc động mạch phát hiện được ở tuổi thai 20 tuần và 24 tuần, cả 2 trường hợp này đều không ĐCTN, 1 trường hợp đã được phẫu thuật trong thời gian nghiên cứu. Theo chúng tôi, nghiên cứu này tại một trung tâm

y tế lớn của nước Anh nên khả năng chăm sóc sơ sinh non tháng cùng với khả năng phẫu thuật sửa chữa những khiếm khuyết của tim là rất tốt do vậy họ

không ĐCTN [48].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về dị tật tim bẩm sinh thai nhi được chẩn đoán bằng siêu âm tại Bệnh viện Phụ sản trung ương (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)