Từ kết quả bảng 3.7:
-Đối tượng nghiên cứu là 276 thai phụ có thai bị BTBS nhưng chỉ có 30
thai phụ có đo KSSG khi thai 11- 14 tuần (10,8%) và 246 thai phụ (89,2%)
không được đo KSSG khi thai 11- 14 tuần. Điều này càng chứng tỏ rằng sự hiểu biết của thai phụ về lĩnh vực CĐTS còn rất hạn chế, do vậy đã bỏ qua một thời điểm thăm khám thai nhi quan trọng. Phải chăng sự hiểu biết hạn chế này là do công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng của chúng ta chưa thực sự tốt nên những kiến thức y học chưa cập nhật đến từng người dân.
-KSSG có một giá trị rất lớn là đánh giá nguy cơ các bất thường của thai nhi, đặc biệt là bất thường NST và BTBS. Nguy cơ bất thường NST tăng cao
gấp 3 lần khi đo KSSG là 3,0 mm, tăng gấp 18 lần khi đo KSSG là 4,0 mm,
tăng 28 lần khi đo KSSG là 5,0 mm và khi KSSG trên 7,0 mm thai nhi chết
-Như vậy trong nghiên cứu này 82,9% trường hợp không được đo KSSG là một tỷ lệ quá cao, do đó các bất thường hình thái của nhóm thai phụ này không được phát hiện một cách sớm nhất.
-Theo kết quả bảng 3.8: có 30 thai nhi được đo KSSG khi thai 11- 14
tuần có tới 50% (15 trường hợp) tăng KSSG.
-Theo Nguyễn Việt Hùng (2006) tỷ lệ tăng KSSG trong nhóm thai
nhi DTBS là 9,9%, tỷ lệ tăng KSSG trong tổng số thai nhi được SÂ là
0,05% [17].
-Từ đó ta thấy rằng ở nhóm thai nhi BTBS tỷ lệ tăng KSSG cao hơn rất nhiều ở nhóm DTBS nói chung. Như vậy việc đo KSSG có một vai trò rất lớn đểđánh giá nguy cơ thai nhi có BTBS. Điều này cũng được giải thích là giảm chức năng tâm trương do tâm thất chưa trưởng thành nên không thể căng giãn tối đa để chứa lượng máu đổ đầy, cơ tim thai nhi co thắt nhiều hơn so với cơ tim người lớn làm tăng áp lực cuối tâm trương nên có xu hướng ứ dịch ngoại biên và tăng KSSG là một biểu hiện của ứ dịch ngoại biên [16].
-Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như của Devore
(2000), tỷ lệ tăng KSSG trong nhóm BTBS là 42% [37].
-So với Vigan (2001) tỷ lệ tăng KSSG trong nhóm BTBS là 68%, tỷ lệ
này cao hơn trong nghiên cứu của chúng tôi vì đối tượng nghiên cứu trong
nghiên cứu của Vigan là nhóm thai nhi có kết quả chọc ối là trisomy 21 [60].
-Theo nghiên cứu của Mavrides (2001), tác giả nghiên cứu 7339 thai nhi
có NST bình thường có 26 thai nhi bị BTBS. Trong 26 thai nhi BTBS, có 4
thai nhi có tăng KSSG (15,4%). Tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi là do tác giả chỉ nghiên cứu ởđối tượng có NST bình thường [48].