Lập kế hoạch và triển khai kế hoạch GDHN tại trung tâm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên Sơn Tây, thành phố Hà Nội (Trang 61 - 68)

2.4.2.1. Xác định cơ sở pháp lý để đưa ra các quy định về GDHN

Nguyên tắc tổ chức hoạt động GDHN tại trung tâm GDTX Sơn Tây được thực hiện theo Quyết định số 126/CP, Luật giáo dục năm 2005 và theo chương trình khung do Bộ GD-ĐT ban hành đối với cấp THPT. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các đơn vị cơ sở thực hiện tốt các quy định chuyên môn, nghiệp vụ về công tác GDHN.

Theo Thông tư 31/TT-BGD&ĐT ngày 17/11/1981 thì hoạt động GDHN trong nhà trường được thực hiện theo 4 hình thức:

- Hướng nghiệp qua các môn học

- Hướng nghiệp qua hoạt động lao động sản xuất - Hướng nghiệp qua việc giới thiệu các ngành nghề - Hướng nghiệp qua các hoạt động ngoại khóa.

Vì vậy, các lực lượng giáo dục trong trong và ngoài trung tâm bao gồm Ban giám đốc, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm; chính quyền địa phương, các cơ quan, doanh nghiệp, các lực lượng trong xã hội đều phải có trách nhiệm tham gia xây dựng, phối hợp tổ chức hoạt động GDHN cho học viên đạt kết quả. Tạo việc làm cho các em sau khi hoàn thành khóa học hoặc tạo điều kiện để các em tiếp tục được học nâng cao lên.

Trong thực tế, công tác phối hợp giữa trung tâm với chính quyền địa phương, UBND thị xã, các cơ quan doanh nghiệp trên địa bàn chăm lo cho hoạt động GDHN cho thế hệ trẻ ở địa phương chưa được quan tâm. Đây là một khó khăn rất lớn cho công tác GDHN đối với các trung tâm GDTX.

Xuất phát từ chức năng nhiệm vụ của ngành học GDTX và yêu cầu của thực tiễn nền kinh tế xã hội buộc các trung tâm GDTX phải lựa chọn hướng đi phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho người học, đồng thời định hướng để người học sớm có nhận thức nghề nghiệp, chủ động tham gia vào quá trình đào tạo nghề, góp phần nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho xã hội.

Ngay từ đầu khóa học, trung tâm đã triển khai phiếu thăm dò nhu cầu học tập của con em nhân dân địa phương, công tác điều tra nhu cầu học nghề được lồng ghép, làm tốt công tác tuyên truyền để phụ huynh và học viên đều hiểu ý nghĩa của việc học nghề. Xác định đây là con đường duy nhất để học viên sớm lập thân, lập nghiệp, là một lợi thế quan trọng của học viên vào học tại trung tâm GDTX.

Sau khi có kết quả phân tích số liệu phiếu thăm dò, tổ hướng nghiệp dạy nghề làm nhiệm vụ phân loại nhu cầu đào tạo nghề, phát hiện thiên hướng nghề nghiệp của học viên. Đây là cơ sở để lãnh đạo trung tâm xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình và tổ chức hoạt động GDHN đạt hiệu quả. Mặc dù thời lượng tổ chức hoạt động GDHN trong trung tâm còn hạn chế, kinh phí dành cho hoạt động GDHN hạn hẹp, nhưng đây là một nhiệm vụ quan và cần thiết. Vì vậy, trung tâm đã xây dựng và lựa chọn các nội dung GDHN phù

hợp, hiệu quả bằng cách phối hợp với các trường TCN, TCCN tổ chức các chương trình giao lưu, tìm hiểu nghề nghiệp trước khi các em làm hồ sơ đăng ký học. Trung tâm đã phối hợp với các đơn vị đào tạo nghề tổ chức cho học viên tham quan các cơ sở đào tạo, giúp các em có điều kiện được quan sát, tìm hiểu các mô hình đào tạo nghề, nắm được tương lai phát triển của mỗi chuyên ngành đào tạo đối với xã hội, từ đó giúp học viên nâng cao nhận thức về nghề nghiệp, xác định con đường cụ thể để các em lựa chọn. Trong buổi họp phụ huynh đầu năm học, trung tâm mời diễn giả, cán bộ tư vấn đào tạo nghề của các trường TCCN về làm công tác tuyên truyền cho phụ huynh hiểu ý nghĩa của việc học nghề đối với học viên. Điều quan trọng là đã làm cho các em cũng như phụ huynh thấy được con đường vào đại học không phải là tốt nhất cho tương lai mà học nghề sẽ chiếm ưu thế trong thế giới hiện đại. Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới đang suy thoái, nhiều sinh viên tốt nghiệp ĐH-CĐ không có việc làm hoặc làm trái ngành nghề đã được đào tạo, nếu ban đầu họ học nghề sẽ tránh được nguy cơ thất nghiệp, thậm chí có thể có tay nghề vững chắc mà xã hội đang thiếu. Vì vậy, công tác tư vấn, tuyên truyền là một nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động GDHN tại trung tâm, được lãnh đạo đơn vị quan tâm hàng đầu.

Hàng tháng, lãnh đạo trung tâm kiểm tra, đánh giá kết quả công tác GDHN cho học viên của tổ HN-DN, xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm của từng tháng để triển khai hoạt động GDHN đạt hiệu quả, giúp học viên ngày càng hiểu ý nghĩa của công tác GDHN.

Trong công tác chuyên môn, khi dự giờ đánh giá giáo viên luôn quan tâm đến nhiệm vụ giáo dục tư tưởng và giáo dục hướng nghiệp liên quan đến bộ môn. Vì vậy, giáo viên bộ môn cũng phải nghiên cứu, xây dựng nội dung GDHN trong bài giảng bộ môn mình phụ trách.

2.4.2.2. Xác lập cơ cấu tổ chức bộ máy thực hiện hoạt động GDHN

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy trung tâm GDTX Sơn Tây

Đội ngũ cán bộ quản lý

Đội ngũ cán bộ quản lý của trung tâm GDTX Sơn Tây hiện nay gồm 03 người, 1 Giám đốc, 2 phó Giám đốc thực hiện nhiệm vụ theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Ban lãnh đạo được phân công nhiệm vụ theo năng lực, sở trường, chuyên môn được đào tạo và chức năng nhiệm vụ tại đơn vị, thủ trưởng là người ra quyết định và chịu trách nhiệm cuối cùng.

Trong 3 năm vừa qua, đội ngũ cán bộ quản lý của trung tâm đã được củng cố và kiện toàn, công tác lãnh đạo và chỉ đạo mọi hoạt động tại đơn vị được tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Lãnh đạo đơn vị luôn nhận thức rõ nhiệm vụ chuyên môn phải gắn liền với nhiệm vụ chính trị; thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng nhằm mục tiêu xây dựng xã hội phát triển, bắt nguồn từ việc đào tạo con người có đầy đủ phẩm chất, năng lực và có trách nhiệm với cộng đồng. Xuất phát từ nhiệm vụ trên đây, lãnh đạo đơn vị luôn xác định ngoài giáo dục văn hóa thì công tác GDHN-DN cũng là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình giáo dục, giúp cho người học sớm có

BAN GIÁM ĐỐC

Tổ dạy văn hóa Tổ HN - DN Tổ hành chính

HỌC VIÊN

Môi trƣờng gia đình và xã hội CHI BỘ ĐẢNG

nhận thức nghề nghiệp, tự tin vững bước vào cuộc sống lao động sau khi đã được trang bị kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp. Đây một nhiệm vụ hết sức khó khăn bởi đối tượng người học tại trung tâm GDTX có mặt bằng nhận thức không cao, tâm lý không ổn định, chịu tác động nhiều bởi yếu tố xã hội.

Đội ngũ giáo viên:

Đội ngũ giáo viên của trung tâm hiện nay gồm 13 người được đào tạo chính quy, đạt chuẩn 100% theo yêu cầu. Trong chương trình đào tạo của các trường sư phạm nội dung công tác GDHN rất hạn chế, vì vậy khi tham gia giảng dạy giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc liên hệ giữa nội dung bài giảng với nội dung GDHN. Do đó, đội ngũ giáo viên của trung tâm luôn được cọ xát, thử thách, mỗi giáo viên đều được giao nhiệm vụ làm công tác GDHN cho học viên. Khi triển khai nhiệm vụ đầu năm học, mỗi giáo viên đều nắm bắt được nhiệm vụ công tác GDHN, mỗi cá nhân có kế hoạch thực hiện theo nhiệm vụ đã được phân công. Tất cả giáo viên đều phải vào cuộc để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của mỗi học viên, thường xuyên tìm hiểu thông tin về hướng nghiệp và dạy nghề để kịp thời chia sẻ với học viên. Trong những năm qua, hoạt động GDHN tại trung tâm đã có những bước khởi sắc, từng bước làm thay đổi nhận thức của phụ huynh và học viên về hoạt động hướng nghiệp và học nghề. Mỗi thầy cô giáo là một nhà tư vấn độc lập, theo sát từng lớp, từng nhóm và từng học viên góp phần động viên tích cực để người học tự tin khi tham gia chương trình hướng nghiệp và học nghề.

2.4.2.3. Phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận của trung tâm *Nhiệm vụ của Giám đốc trung tâm:

- Lập kế hoạch công tác GDHN trong cả năm, từng học kỳ, từng tháng; Đối với mỗi khóa học, căn cứ tình hình KT-XH để xây dựng, điều chỉnh, bổ sung nội dung, hình thức tổ chức hoạt động cho phù hợp và hiệu quả. Phân công nhiệm vụ cho các phó giám đốc và các bộ phận liên quan.

- Chủ động phối hợp với các trường dạy nghề đóng tại địa phương trong việc xây dựng kế hoạch nội dung tổ hoạt động GDHN cho học viên, bố trí cán bộ có kỹ thuật nghiệp vụ để làm công tác tư vấn hướng nghiệp cho học viên; - Cung cấp đầy đủ thông tin cho giáo viên của trung tâm về tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương và nhu cầu sử dụng nguồn lao động trong thời gian sắp tới;

- Chỉ đạo và kiểm tra công tác hướng nghiệp của các giáo viên, phối hợp các hình thức hướng nghiệp trong và ngoài nhà trường; tổ chức cho học viên đi thăm quan các trường đào tạo nghề (TCN, TCCN), các cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm giúp học viên bộc lộ những năng lực, sở trường, thậm chí để cho các em tham gia, làm quen với quá trình sản xuất, gây hứng thú nghề nghiệp trước khi đào tạo.

*Nhiệm vụ của Tổ hướng nghiệp – dạy nghề:

Thu thập thông tin và tổng hợp số liệu về nhu cầu hướng nghiệp và học nghề của học viên, tham mưu với lãnh đạo xây dựng kế hoạch, nội dung công tác GDHN đảm bảo đáp ứng nhu cầu của học viên và phù hợp với nhu cầu của địa phương.

Nghiên cứu, tìm hiểu truyền thống văn hóa xã hội ở địa phương, các nhóm nghề có ưu điểm, triển vọng và phù hợp với nhu cầu của xã hội để giới thiệu, tư vấn với học viên, phụ huynh. Đây là một bước rất quan trọng, quyết định sự thành công của hoạt động GDHN trong trung tâm.

Chủ động phối hợp với các bộ phận liên quan tổ chức các hoạt động GDHN cho học viên thiết thực, hiệu quả.

* Nhiệm vụ của giáo viên bộ môn:

- Kiến thức trong các môn khoa học đặc biệt là khoa học tự nhiên được ứng dụng rất rộng rãi trong đời sống, vì vậy giáo viên bộ môn là cầu nối để giúp học viên liên hệ kiến thức bộ môn với nghề nghiệp liên quan trực tiếp với môn học đó. Đây là một cách hướng nghiệp đơn giản và hiệu quả nhất vì

trong quá trình giảng dạy giáo viên sẽ phát hiện được hứng thú về nghề của học viên;

- Để công tác tư vấn hướng nghiệp đạt hiệu quả cao, giáo viên bộ môn cần phối hợp với giáo viên chủ nhiệm giúp học viên đánh giá được năng lực, sở trường và phẩm chất để tư vấn cho học viên lựa chọn nghề nghiệp phù hợp;

-Xây dựng và tổ chức các hoạt động ngoại khoá, thăm quan hướng nghiệp kết hợp với tham quan lĩnh vực chuyên môn sâu của môn học sẽ gây được hứng thú, kích thích được các em vào những ngành nghề mà các em quan tâm.

* Nhiệm vụ của giáo viên giảng dạy KHCN:

Có trách nhiệm chính trong việc xây dựng nội dung hướng nghiệp và là người tiến hành giáo dục hướng nghiệp qua việc giảng dạy các môn kỹ thuật phổ thông. Là đầu mối liên hệ và tổ chức các hoạt động tham quan ngoại khóa các cơ sở sản xuất, trường đào tạo nghề. Trực tiếp báo cáo và đề xuất lên Ban giám đốc những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức hoạt động GDHN cho học viên để tìm hướng giải quyết kịp thời.

* Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:

Có trách nhiệm quản lý học viên lớp chủ nhiệm và nắm bắt tình hình, động viên học sinh lớp mình phụ trách tiếp thu tốt nội dung GDHN; và đối với lớp cuối bậc học, cần giáo dục tốt ý thức phục vụ; nắm tình hình cụ thể mỗi học viên để chuẩn bị tư tưởng cho các em sau khi tốt nghiệp, ngoài việc tiếp tục học, thực hiện nghĩa vụ công dân các em cần tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng nghề nghiệp và trực tiếp tham gia lao động sản xuất, công tác theo yêu cầu của địa phương.

Thường xuyên giữ mối liên hệ với các em để theo dõi sự phát triển và thành đạt của các em để có cơ sở tổng hợp và rút kinh nghiệm cho công tác GDHN cho các khóa tiếp theo.

Hội phụ huynh có vai trò rất quan trọng, là một lực lượng giáo dục không thể thiếu trong mỗi nhà trường. Trong những năm vừa qua, Hội đã có rất nhiều đóng góp cho hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động GDHN nói riêng. Hội đã nhiệt tình ủng hộ chủ trương về GDHN và hỗ trợ kinh phí trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan phục vụ công tác hướng nghiệp. Đây là một việc làm hết sức có ý nghĩa, góp phần giúp nhà trường hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn và nhiệm vụ chính trị, đồng thời giúp con em họ có hiểu biết đầy đủ hơn về công tác GDHN.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên Sơn Tây, thành phố Hà Nội (Trang 61 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)