Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên Sơn Tây, thành phố Hà Nội (Trang 94 - 97)

Các biện pháp được đề xuất ở trên đều có mối quan hệ biện chứng với nhau tạo thành một thể thống nhất thúc đẩy công tác quản lý hoạt động GDHN tại trung tâm đạt hiệu quả.

Biện pháp 1: là biện pháp quan trọng nhất, đó là cần làm tốt công tác tuyên truyền để mọi học viên và phụ huynh hiểu được ý nghĩa của hoạt động GDHN đối với học viên, giúp cho mọi người hiểu rằng học ĐH-CĐ không phải là con đường duy nhất để bước vào cuộc sống mà có thể tham gia học tập tại các trường TCCN, TCN hoặc trực tiếp tham gia lao động sản xuất tại địa phương sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân và xu hướng phát triển của xã hội. Nhiệm vụ quan trọng trong công tác tuyên truyền là làm thay đổi nhận thức của phụ huynh và học viên đối với việc định hướng nghề nghiệp trong, giúp học viên đánh giá đúng năng lực, sở trường của bản thân để các em lựa chọn, tự quyết định theo học một vài nhóm nghề phù hợp, tạo tiền đề để các em có niềm tin vững bước vào cuộc sống lao động.

Để phát huy hiệu quả quản lý hoạt động GDHN tại trung tâm GDTX Sơn Tây, Ban giám đốc trung tâm cần thực hiện đồng bộ các biện pháp nêu trên. Trong công tác GDHN, nếu biết khai thác và vận dụng phù hợp các biện pháp vào từng đối tượng học viên trong từng hoàn cảnh cụ thể của đơn vị và môi trường KT-XH ở địa phương sẽ đem lại hiệu quả cao.

Biện pháp 2: Xây dựng, đào tạo, phát triển đội ngũ CBQL, GV, NV có kiến thức, kỹ năng trong công tác GDHN-DN. Xác định rõ trách nhiệm của CB,GV,NV trong trung tâm theo chức năng, nhiệm vụ của ngành học GDTX, đảm bảo mỗi cá nhân đều có ý thức, trách nhiệm, chủ động, sáng tạo khi tham gia vào hoạt động GDHN. Tạo điều kiện, khuyến khích để mỗi cá nhân đặc biệt là các đồng chí giáo viên trẻ được bộc lộ khả năng sáng tạo, được đóng góp trí tuệ của bản thân cho nhiệm vụ chung của đơn vị trong đó có công tác

GDHN. Đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận nhằm kế thừa và phát huy những kết quả công tác GDHN đã đạt được, duy trì và củng cố các mối quan hệ hiện có để phục vụ tốt cho hoạt động GDHN. Nếu thực hiện tốt biện pháp này sẽ tạo thế chủ động cho các thành viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Biện pháp 3: Nghiên cứu đầy đủ các văn bản quy định của Bộ GD- ĐT, văn bản hướng dẫn của Sở GD-ĐT Hà Nội đối với công tác GDHN, vận dụng sáng tạo cơ chế, chính sách của ngành vào hoàn cảnh cụ thể của đơn vị trên cơ sở môi trường pháp lý vững chắc nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động GDHN đạt kết quả cao nhất. Tăng cường quản lý hoạt động GDHN bằng cách nâng cao hiệu quả thực hiện các chức năng quản lý của Ban giám đốc, tập trung làm tốt công tác xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ trong Ban giám đốc, giáo viên, nhân viên thực hiện từng khâu của quá trình GDHN, đảm bảo đúng người, đúng việc.

Nhà quản lý phải nghiên cứu, đánh giá thực trạng nhu cầu và nhận thức của học viên trước khi tổ chức các hoạt động để xây dựng nội dung GDHN đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của người học. Tuyệt đối không áp đặt hoặc gây ức chế đối với người học. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát phải được tiến hành thường xuyên, sau mỗi chương trình, mỗi khóa GDHN bộ phận được giao thực hiện nhiệm vụ GDHN phải đánh giá trung thực kết quả hoạt động, rút kinh nghiệm những mặt hạn chế, khó khăn, chỉ rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan để khắc phục cho các hoạt động tiếp theo. Biện pháp 4: Tăng cường các nguồn lực: nhân lực, tài chính, CSVC sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác GDHN-DN. Nếu trong tay nhà quản lý có nguồn nhân lực vững mạnh, đoàn kết thì mọi khó khăn đều có thể giải quyết được. Kể cả khi nguồn lực tài chính hạn hẹp vẫn có những giải pháp tháo gỡ. Vì vậy, nhà quản lý không chỉ là nhà giáo dục mà còn là một nhà kinh tế, phải biết cân đối nguồn ngân sách hợp lý và biết huy động nguồn lực bên ngoài để đảm có đủ kinh phí cho hoạt động GDHN tồn tại và phát triển. Nếu biện pháp này được quan

tâm thường xuyên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động GDHN được tổ chức thành công.

Biện pháp 5: Tăng cường đổi mới nội dung, phương thức tổ chức hoạt động GDHN, phát huy tối đa điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có của trung tâm sẽ thu hút được đông đảo học viên tham gia. Nội dung, chương trình GDHN phải được cập nhật thường xuyên, theo kịp sự phát triển của nền KT-XH. Vì vậy, nếu người làm công tác GDHN không có trình độ, kiến thức và kỹ năng sẽ không cập nhật kịp sự phát triển của KH-KT, không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Đây là yếu tố quan trọng để duy trì và phát triển hoạt động GDHN đạt kết quả cao.

Biện pháp 6: Công tác phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề tổ chức cho học viên tham quan, học tập, làm quen với nghề nghiệp sẽ kích thích sự tìm tòi sáng tạo, tạo hứng thú nghề nghiệp cho các em sẽ là điều kiện tốt để kết hợp GDHN với dạy nghề. Đây chính là mục tiêu của công tác GDHN hiện nay nhằm phân luồng triệt để và đào tạo tại chỗ nguồn nhân lực, góp phần bổ sung lực lượng lao động qua đào tạo cho nền kinh tế địa phương.

Biện pháp 7: Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục trong đó có xã hội hóa công tác GDHN-DN, trung tâm GDTX Sơn Tây cần chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ sở đào tạo, dạy nghề, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn thị xã Sơn Tây cùng chăm lo cho công tác GDHN-DN, giới thiệu việc làm cho học viên sau khi tốt nghiệp các khóa đào tạo, xác định đây là nhiệm vụ chung vì sự phát triển KT- XH ở địa phương.

Biện pháp 8: Tiếp nhận thông tin phản hồi từ học viên sau quá trình tổ chức hoạt động hướng nghiệp sẽ đánh giá được kết quả công tác GDHN của trung tâm. Đây là một trong các khâu của quá trình GDHN, nhà quản lý cần đặc biệt quan tâm ở khâu này để nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng và xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của các em. Nếu thực hiện tốt khâu này sẽ giúp các em lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên Sơn Tây, thành phố Hà Nội (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)