Làm tốt công tác tuyên truyền để giáo viên, học viên và cha

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên Sơn Tây, thành phố Hà Nội (Trang 78 - 81)

viên nhận thức được ý nghĩa của việc GDHN

Trước đây, ngành học GDTX có xuất phát điểm từ trường BTVH, được coi là ngành học không chính quy nên điều kiện đội ngũ CB,GV, cơ sở vật chất luôn gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động giáo dục. Hiện nay, ngành học GDTX đã được xã hội thừa nhận có vị trí, vai trò rất quan trọng trong xu thế phát triển của nền giáo dục hiện đại, giúp người học có thể tiếp cận với tri thức một cách nhanh chóng, mọi lúc, mọi nơi. Tuy nhiên, ngành

giáo dục vẫn chưa có những chính sách đặc thù cho ngành học GDTX, đối tượng học sinh vào học tại trung tâm có thể được coi là sản phẩm không đạt yêu cầu của giáo dục THCS, các em đều có đặc điểm chung: không thích học, kiến thức rỗng; ý thức, thái độ chưa tốt,… nên công tác giáo dục các em gặp rất nhiều khó khăn. Nếu các em không vào học tại trung tâm GDTX thì xã hội sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề tiêu cực do các em gây ra. Tuy nhiên, đây là lực lượng lao động sẽ cung ứng cho xã hội, nếu các em không được GDHN-DN sẽ không đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

 Mục đích: Làm cho CBQL, GV, học viên, phụ huynh và các lực lượng xã hội hiểu rõ tầm quan trọng và mục tiêu của công tác GDHN cho học viên trung tâm GDTX, tạo điều kiện cho mọi đối tượng học viên có môi trường học tập, làm việc phù hợp, hiệu quả sau khi hoàn thành chương trình BTTHPT.

 Nội dung: Các hoạt động tuyên truyền cần được thực hiện thông qua nhiều hình thức phù hợp với đối tượng và điều kiện tác động. Trên cơ sở đó, biến nhận thức thành hành động cụ thể để nhà giáo dục tổ chức lồng ghép hoặc triển khai trực tiếp các hoạt động GDHN trong từng hoạt động. Về phía người học, việc tuyên truyền ý nghĩa của việc chuẩn bị cho cuộc sống lao động sẽ giúp họ có nhận thức đúng đắn và tham gia nghiêm túc vào các hoạt động GDHN do trung tâm tổ chức. Nếu làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức sẽ giúp cho học viên hiểu được: mặc dù bản thân còn hạn chế nhất định về lực học nhưng nếu cố gắng học tập, rèn luyện và lựa chọn được con đường phát triển hợp lý vẫn có thể có một tương lai tươi sáng và trở thành công dân hữu ích cho xã hội. Do đó, cần tuyên truyền để phụ huynh và học viên đây đủ một số nội dung sau:

- Chủ trương về công tác GDHN và định hướng phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyển dịch nền kinh tế của địa phương và khu vực; - Mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng và mục tiêu của công tác GDHN cho học viên;

- Vai trò, trách nhiệm của cá nhân và đơn vị đối với việc tổ chức các hoạt động GDHN cho học viên;

- Quan điểm GDTX là học tập suốt đời, định hướng về một quá trình học tập và phát triển lâu dài cho các em;

- Cung cấp thông tin về tình hình phát triển KTXH và nhu cầu về nguồn nhân lực, những yêu cầu đặt ra đối với hoạt động GDHN cho học viên.

 Cách thực hiện:

Nội dung GDHN có thể được thực hiện lồng ghép trong các bài học, môn học, các hoạt động ngoại khóa về GDHN. Cụ thể hóa nội dung kiến thức GDHN phù hợp với đối tượng học viên, cung cấp rộng rãi thông tin về tình hình phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, các nghề truyền thống của địa phương, nhu cầu nhân lực có tay nghề, thông tin đào tạo, tuyển dụng lao động tại chỗ nhằm hướng các hoạt động GDHN vào các ngành nghề xã hội đang có nhu cầu, góp phần bổ sung nguồn nhân lực đang thiếu hụt, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, phục vụ phát triển KTXH của địa phương.

 Điều kiện thực hiện:

Cần có sự thống nhất giữa các cơ sở đào tạo, đơn vị sử dụng lao động, chính quyền địa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người học yên tâm học tập để hoàn thành chương trình phổ thông và có cơ hội học nghề sau khi được GDHN.

Đối tượng học viên vào học tại trung tâm GDTX có mặt bằng nhận thức thấp, tỷ lệ yếu kém chiếm đa số trong khi chưa có chương trình học văn hóa riêng. Việc học chung chương trình sách giáo khoa như học sinh các trường THPT là một khó khăn lớn đối với cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh.

Đối với phụ huynh không phải ai cũng đánh giá đúng và dám nhìn thẳng vào sự thật về khả năng tri thức của con em họ. Vì vậy, nhà quản lý phải nhận định chính xác về mặt tâm lý và nhận thức của cả phụ huynh và học viên để có biện pháp tư vấn, hướng nghiệp phù hợp, giúp họ xác định được sự

cần thiết của việc kết hợp học văn hóa với học nghề sẽ tiết kiệm được kinh phí, rút ngắn được thời gian đào tạo, giúp các em có thể bước vào cuộc sống lao động ngay sau khi ra trường.

Trong xây dựng kế hoạch và nhiệm vụ năm học cần quan tâm đến công tác GDHN cho học viên đặc biệt là nhóm mới tuyển để các em có sớm có nhận thức, ý thức về nghề nghiệp. Phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan, doanh nghiệp tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động tuyên truyền để mọi tầng lớp nhân dân đều ý thức được công tác GDHN là nhiệm vụ của toàn xã hội.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên Sơn Tây, thành phố Hà Nội (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)