Trung tâm GDTX với công tác GDHN cho HS hệ BTTHPT

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên Sơn Tây, thành phố Hà Nội (Trang 38 - 41)

Trung tâm GDTX có nhiệm vụ tổ chức giảng dạy chương trình BTTHPT nhằm tạo cơ hội học tập cho thanh niên và người lớn có thể tiếp tục theo học để đạt được trình độ THPT. Mục tiêu của chương trình BTTHPT là giúp người học hoàn thiện học vấn phổ thông trên cơ sở kết quả của chương trình THCS, có những hiểu biết về VHXH, KHKT; giúp học viên có thể làm tốt hơn công việc đang làm hoặc có thể tiếp tục học nghề, trung cấp, ĐH-CĐ. Trong tiến trình thực hiện phổ cập giáo dục trung học, việc nâng cao tỉ lệ đối tượng trong độ tuổi từ 18 – 21 tốt nghiệp THPT, BTTHPT, TCCN và học nghề là rất quan trọng và cần thiết. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong nhà trường, nhiều địa phương đã và đang huy động những thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn hoặc không đủ điều kiện theo học các lớp chính quy vào học tại các Trung tâm GDTX để đạt được các tiêu chuẩn phổ cập. Công tác GDHN cho các đối tượng học viên này sẽ mang ý nghĩa xã hội rất lớn, không chỉ tạo điều kiện để chuẩn bị cho việc đào tạo nhân lực mà còn góp phần ổn định trật tự xã hội.

So với nhà trường phổ thông, hiện nay các Trung tâm GDTX đều gặp khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên nên việc triển khai các

hoạt động GDHN hiệu quả còn thấp. Các cơ sở giáo dục chủ yếu thực hiện nhiệm vụ GDHN qua giáo dục nghề phổ thông, có một số ít trung tâm thực hiện 2-3 chức năng: GD BTTHPT, Hướng nghiệp - Dạy nghề. Bộ GD&ĐT mới có chủ trương sát nhập Trung tâm GDKTTH, HN-DN với trung tâm GDTX để thực hiện đồng thời nhiều chức năng trên đối tượng học viên của mình và đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Tuy nhiên, so với nhà trường phổ thông, các trung tâm GDTX có những thuận lợi về quy chế để kết hợp giữa nhiệm vụ giáo dục BTTHPT, GDHN và dạy nghề, giúp học viên vừa có kiến thức văn hóa phổ thông cần thiết, vừa có những định hướng, kỹ năng nghề nghiệp để chuẩn bị cho cuộc sống lao động và học tập sau khi tốt nghiệp ra trường. Ngoài ra, trung tâm có nhiệm vụ phối hợp với các trường THPT để tổ chức giáo dục nghề phổ thông cho HS THPT, đồng thời, có trách nhiệm tổ chức các hoạt động GDHN cho chính HS BTTHPT đang theo học tại đơn vị. Trung tâm GDTX có nhiều điều kiện để giảng dạy và tổ chức các hoạt động giáo dục nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của xã hội, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Bên cạnh việc tổ chức các lớp BTVH các trung tâm có thể tổ chức các lớp liên kết dạy nghề với các trường TCCN-DN.

Đối với các trung tâm GDTX có nhiều chức năng, cần phối kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục văn hóa với GDHN-DN, quan tâm giáo dục hình thành nhân cách nghề nghiệp cho học viên, trên cơ sở đó giúp họ lựa chọn nghề nghiệp phù hợp. Việc tuyển chọn nghề ở các trung tâm chỉ nên dừng lại ở mức độ thấp, để hạn chế sự tốn kém cho bản thân và gia đình người học, cần huy động tối đa sự ủng hộ của chính quyền địa phương để tạo điều kiện hỗ trợ và khuyến khích người học. Tuy nhiên, khâu thích ứng nghề có thể là một nhiệm vụ trọng tâm vì các trung tâm có khả năng tổ chức các lớp nghề phổ thông, dạy nghề xã hội. Trong quá trình học tập và rèn luyện tay nghề, học viên sẽ hình thành được những kỹ năng ban đầu về nghề, đối chiếu sự phù hợp của bản thân với nghề và có thể tiếp cận với đời sống lao động. Hoạt

động GDHN chính là cơ sở để phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH-HĐH đất nước, góp phần quyết định vào việc nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo. Vì vậy, hoạt động GDHN cần được định hướng như sau:

- Hoạt động GDHN phải đáp ứng mục tiêu giáo dục đào tạo con người toàn diện: Nội dung GDHN phải đáp ứng được mục tiêu đào tạo con người toàn diện, có khả năng thích nghi với hoàn cảnh và xử lý tốt các vấn đề thực tiễn đặt ra. Theo định hướng này, nội dung GDHN cần có các đặc trưng sau:

+ Nội dung GDHN vừa mang tính chất cơ bản, thiết thực, vừa có tính “chìa khóa” để tạo điều kiện cho học viên chiếm lĩnh được các nội dung khác và khả năng phát triển sâu hơn, rộng hơn những ngành nghề đã học.

+ Nội dung GDHN phải đủ mềm dẻo, linh hoạt, có sự phù hợp với năng lực, sở trường của học viên, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, đặc biệt chú ý năng lực khai thác và xử lý thông tin để biến các nguồn thông tin thành tri thức.

+ Nội dung GDHN phải hướng vào việc làm cho học viên biết tiếp cận với trình độ KHKT-CN tiên tiến của thời đại, đồng thời phải biết phát huy bản sắc văn hóa dân tộc bằng việc phát triển các ngành nghề truyền thống ở địa phương và đất nước.

+ Nội dung GDHN phải bảo đảm được sự cân đối giữa tri thức văn hóa, KHKT-CN, tạo điều kiện cho HS nhanh chóng được tiếp cận với nghề nghiệp, đặc biệt các ngành trong chiến lược phát triển KTXH của địa phương và đất nước.

- Bảo đảm tốt mối quan hệ tương hỗ giữa giáo dục lao động, kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp và dạy nghề phổ thông:

Trong mối quan hệ giữa giáo dục lao động, KTTH-HN và DN phổ thông thì giáo dục lao động là nền tảng, giữ vị trí trung tâm vì có giáo dục lao động tốt thì học viên mới có được những kiến thức, có kỹ năng lao động cần thiết, đồng thời, có thái độ đúng đắn đối với lao động, có ý thức chọn nghề phù hợp với năng lực, sở trường của bản thân đáp ứng nhu cầu của xã hội. Mặt khác, chỉ khi học viên tham gia lao động và học nghề một cách tự giác,

tích cực; lựa chọn nghề phù hợp với năng lực, sở trường của bản thân mới có thể đem lại hiệu quả thiết thực cho học viên. Chính vì vậy, việc giáo dục KTTH phải gắn với học nghề phổ thông; học nghề phổ thông phải gắn với GDHN. Nếu làm tốt các nhiệm vụ đó sẽ giúp cho thế hệ trẻ có được những tri thức cần thiết về kỹ thuật và công nghệ, có năng lực tham gia lao động ngoài xã hội, đồng thời đảm bảo định hướng một cách tự giác cho học viên đi vào các nghề phù hợp và lao động trong mọi ngành sản xuất, dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân. Từ đó góp phần tích cực vào việc phân luồng học viên sau khi tốt nghiệp BTTHCS và phát triển nguồn nhân lực địa phương, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

- Tăng cường quản lý hoạt động GDHN cho học viên:

Nhiệm vụ của trung tâm GDTX không chỉ là chẩn đoán những phẩm chất nghề nghiệp cần thiết hiện có ở học viên mà còn làm sáng tỏ mức độ sẵn sàng về tâm lý và thực tiễn của học viên đối với nghề nghiệp mà các em định chọn cũng như kích thích các em tự giáo dục, tự rèn luyện và phát triển những phẩm chất, năng lực còn thiếu của bản thân.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên Sơn Tây, thành phố Hà Nội (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)