Tăng cường các nguồn lực: nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất,

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên Sơn Tây, thành phố Hà Nội (Trang 84 - 89)

thiết bị cho hoạt động GDHN

3.2.4.1. Tăng cường nguồn nhân lực

Đội ngũ CBQL, GV, NV là lực lượng nòng cốt triển khai và thực hiện nhiệm vụ GDHN trong trung tâm, nếu trung tâm có đội ngũ đầy đủ cả về số lượng và chất lượng sẽ là cơ sở quan trọng để tổ chức hoạt động GDHN đạt hiệu quả.

 Mục đích:

Xây dựng đội ngũ CB,GV,NV tham gia công tác GDHN có đầy đủ kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ theo hướng chuẩn hóa, hiện đại nhằm xây dựng nội dung, chương trình và tổ chức có hiệu quả các hoạt động GDHN cho học viên.

 Nội dung:

- Cải tiến công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, tạo nguồn và đề bạt CBQL, triển khai các hoạt động nhằm nâng cao năng lực quản lý hoạt động GDHN- DN cho CBQL.

- Xây dựng đội ngũ GV đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, hợp lý về cơ cấu. Thực hiện công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng để từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng tư vấn cho đội ngũ giáo viên tại trung tâm.

 Cách thực hiện:

- Xây dựng đội ngũ CBQL đạt chuẩn, có kiến thức, kỹ năng QLGD, có khả năng dự báo tình hình phát triển KT-XH và nhu cầu nguồn nhân lực ở địa phương; có khả năng xây dựng đề án, kế hoạch phát triển đơn vị.

- Phát triển đội ngũ giáo viên làm công tác GDHN-DN phổ thông đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có phẩm chất đạo đức tổt, có trình độ chuyên môn sâu, có năng lực sư phạm về GDHN-DN, có kỹ năng thực hành giỏi. - Phát triển đội ngũ nhân viên tư vấn có khả năng am hiểu về các ngành nghề phổ thông, có thể tham gia vào các hoạt động GDHN của trung tâm, quan tâm thu hút các thành viên đến từ các trường TCCN, TCN.

- Huy động sự ủng hộ, hỗ trợ của các cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất, nghệ nhân có tay nghề cao tham gia tư vấn nghề nghiệp cho học viên.

 Điều kiện thực hiện:

- Trung tâm phải có đề án chiến lược phát triển cụ thể, rõ ràng, được chính quyền địa phương và cấp trên phê duyệt; được công bố công khai, rộng rãi về: kế hoạch phát triển các mô hình hoạt động, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng CBQL, và tuyển dụng GV,NV phục vụ công tác GDHN-DN.

- Có sự thống nhất chủ trương xây dựng và phát triển đội ngũ phục vụ chiến lược phát triển trung tâm trong tập thể cấp ủy, Ban giám đốc và toàn đơn vị, đây là điều kiện quan trọng mang tính quyết định.

- Có sự ủng hộ nhiệt tình của các lực lượng bên ngoài nhà trường: cơ sở đào tạo, cơ quan, doanh nghiệp, doanh nhân, nghệ nhân…

3.2.4.2. Tăng cường nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất

Nguồn tài chính và các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị là những yếu tố quan trọng, đảm bảo cho việc tổ chức các hoạt động GDHN đạt kết quả. Trong bối cảnh trung tâm GDTX còn gặp rất nhiều khó khăn về nguồn tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạy học, hướng nghiệp thì việc đầu tư kinh phí, trang cấp thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục văn hóa và GDHN là hết sức cần thiết, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.

 Mục đích:

Căn cứ đề án chiến lược phát triển đã được cấp trên phê duyệt, trung tâm lập tờ trình báo cáo và đề nghị Sở GD-ĐT Hà Nội đầu tư kinh phí, trang

cấp thiết bị phục vụ hoạt động chuyên môn và hoạt động GDHN-DN. Tạo sự công bằng và bình đẳng giữa đối tượng học sinh THPT với học viên BTTHPT.

 Nội dung:

- Xây dựng trung tâm GDTX Sơn Tây có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động GDHN, xây dựng hệ thống quy chế hoạt động để thu hút người dạy, người học, đảm bảo thực hiện thành công hoạt động GDHN cho học viên.

- Xuất phát từ tình hình thực tế ngân sách thành phố Hà Nội cấp cho ngành học GDTX còn nhiều khó khăn, để tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động GDHN trung tâm cần kêu gọi sự ủng hộ của các ngành, các cấp có thẩm quyền xây dựng đề án chiến lược bám sát các chương trình mục tiêu quốc gia để huy động được nguồn vốn đầu tư. Mặt khác, cần làm tốt công tác xã hội hóa để từng bước nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất đáp ứng kịp thời nhu cầu bức thiết của việc dạy học và GDHN.

 Cách thực hiện:

- Kêu gọi sự ủng hộ, giúp đỡ của phụ huynh, các tổ chức, cá nhân, các cơ sở đào tạo nhằm hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động GDHN.

- Đề nghị cấp trên đầu tư kinh phí tăng cường cho hoạt động GDHN đạt hiệu quả.

- Huy động tối đa sự ủng hộ của các nguồn lực trong xã hội.  Điều kiện thực hiện:

- Trung tâm phải có đề án chiến lược phát triển cụ thể, rõ ràng, được chính quyền địa phương và cấp trên phê duyệt; được công bố công khai, rộng rãi để toàn thể CB,GV,NV, chính quyền địa phương và nhân dân được biết.

- Có điều kiện cơ sở hạ tầng đảm bảo các trang thiết bị hoạt động tốt, phục vụ và phát huy hiệu quả trong công tác giảng dạy (có hệ thống phòng học đảm bảo diện tích, ánh sáng, âm thanh, nguồn điện,…)

3.2.5. Đổi mới nội dung, phương thức GDHN phù hợp với đặc điểm của học viên và môi trường GDTX (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội dung GDHN trong trung tâm GDTX cần được cụ thể hóa mục tiêu GDHN theo yêu cầu phát triển nguồn nhân lực địa phương và đặc điểm GDHN tại trung tâm GDTX Sơn Tây, Hà Nội. Việc lựa chọn nội dung GDHN phù hợp với đặc thù chương trình BTTHPT và khả năng nhận thức của học viên là điều rất quan trọng và cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho học viên được tiếp cận với các kiến thức nghề nghiệp một cách đầy đủ, nghiêm túc. Nếu nội dung GDHN cho học viên BTTHPT thích hợp và khoa học sẽ có tác động tích cực đến quá trình học tập chương trình BTTHPT của học viên và việc cung cấp nguồn nhân lực tại chỗ đáp ứng nhu cầu của nền KH-XH ở địa phương.

 Mục đích:

Đưa hoạt động GDHN dần dần trở thành nhiệm vụ bắt buộc tại trung tâm GDTX nhằm thực hiện chủ trương đổi mới, căn bản và toàn diện giáo dục theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI, đòi hỏi trung tâm phải vận dụng sáng tạo các phương pháp QLGD để có thể tổ chức thành công hoạt động GDHN. Phương thức giáo dục phù hợp sẽ làm tăng thêm hứng thú học tập của học viên, thu hút được đông đảo các lực lượng cùng tham gia, nâng cao hiệu quả hoạt động GDHN.

 Nội dung:

Đổi mới nội dung, phương thức GDHN phù hợp với đặc điểm của học viên và môi trường GDTX cần tập trung vào các vấn đề:

- Nghiên cứu, biên soạn chương trình và nội dung GDHN cho học viên trên cơ sở kế thừa có chọn lọc chương trình GDHN của học sinh THPT, bao gồm:

+ Biên soạn tài liệu hướng dẫn, GV bộ môn lồng ghép nội dung GDHN vào chương trình các môn văn hóa;

+ Xây dựng chương trình hoạt động ngoại khóa có nội dung GDHN cho học viên BTTHPT với thời lượng phù hợp;

+ Lựa chọn nội dung giới thiệu bản mô tả nghề nghiệp với các ngành nghề phù hợp, gắn với yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương; + Chọn lọc tài liệu về giáo dục kỹ năng nghề nghiệp, kết hợp với tài liệu giáo dục nghề phổ thông do Bộ GD-ĐT biên soạn để sử dụng trong việc triển khai hoạt động dạy nghề phổ thông cho học viên BTTHPT. - Xây dựng các chương trình dạy nghề có tính liên thông, có thể tổ chức giảng dạy song song với chương trình BTTHPT, gắn với những nghề phổ biến ở địa phương hoặc những ngành nghề địa phương đang cần phát triển; biên soạn và bổ sung tài liệu, tư liệu để phản ánh kịp thời thị trường lao động trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và hội nhập, đặc biệt ở lĩnh vực CNTT, sản xuất, thương mại dịch vụ. Các chương trình dạy nghề bám sát quan điểm “học tập thường xuyên, học tập suốt đời”, có mối quan hệ hữu cơ với chương trình BTTHPT, đồng thời bổ sung những hạn chế trong vấn đề giáo dục toàn diện mà chương trình BTTHPT chưa đáp ứng được.

- Đổi mới phương thức GDHN, ứng dụng CNTT và các phương tiện dạy học hiện đại một cách hợp lý để tổ chức các hoạt động GDHN hiệu quả, phù hợp với đối tượng học viên BTTHPT.

 Cách thực hiện:

- Nhà quản lý phải nghiên cứu đầy đủ, nghiêm túc quy chế hoạt động của trung tâm GDTX về chức năng, nhiệm vụ trong đó có nhiệm vụ GDHN, nghiên cứu quy chế đào tạo của các trường TCCN, TCN để thực hiện tốt công tác phối hợp tổ chức các hoạt động GDHN và dạy nghề đạt kết quả.

- Tìm hiểu đặc điểm tâm lý lứa tuổi, điều tra nhu cầu học nghề của học viên để xây dựng nội dung và phương thức tổ chức hoạt động GDHN đáp ứng nguyện vọng, sở thích của người học.

- Xây dựng mẫu phiếu điều tra có nội dung phù hợp với đặc điểm nhận thức của học viên, có hệ thống câu hỏi logic chặt chẽ nhằm định hướng cho học viên nâng cao nhận thức về hoạt động hướng nghiệp.

 Điều kiện thực hiện:

- Tổ HN-DN phải có sự thống nhất nội dung, phương thức tổ chức, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân trong việc xây dựng nội dung chuyên đề GDHN; chủ động, sáng tạo và tích cực tham gia trao đổi kinh nghiệm về công tác GDHN.

- Ban giám đốc phải thường xuyên quan tâm chỉ đạo đối với tổ HN-DN, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong quá trình xây dựng và tổ chức hoạt GDHN.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học viên Trung tâm Giáo dục thường xuyên Sơn Tây, thành phố Hà Nội (Trang 84 - 89)