7. Phạm vi nghiên cứu
2.2 Xây dựng công cụ đánh giá
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Bằng phƣơng pháp định tính, ban đầu tác giả nghiên cứu tài liệu, tham khảo các công trình nghiên cứu liên quan, hỏi ý kiến chuyên gia để xác định xây dựng các chỉ báo. Sau đó phát bảng hỏi thăm dò và cùng thảo luận để điều chỉnh bảng hỏi. Bƣớc kế tiếp điều tra thử và sau cùng là điều tra chính thức.
Nghiên cứu chính thức đƣợc thực hiện phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng. Nghiên cứu này đƣợc điều tra bằng bảng hỏi, dữ liệu khảo sát đƣợc dùng để đánh giá thang đo và kiểm định các giả thuyết và kiểm định mô hình. Quy trình nghiên cứu đƣợc thể hiện qua sơ đồ hình 2.2.
Hình 2. 2 Quy trình nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết Mô hình
nghiên cứu Thang đo các chỉ báo
Nghiên cứu sơ bộ: Phát bảng hỏi thăm dò, thảo luận Điều chỉnh thang đo Bảng hỏi thử nghiệm Điều tra thử Bảng hỏi chính thức Phù hợp Chƣa phù hợp Điều tra chính thức
Đánh giá thang đo
Phân tích Cronbach‟s Anlpha Phân tích EFA
Kiểm định giả thuyết Phân tích hồi quy tuyến tính Phân tích ANOVA
41
2.2.2 Xây dựng các chỉ báo cụ thể:
Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với môn học khối kiến thức chuyên ngành có thể đƣợc thực hiện thông qua đánh giá cụ thể môn học trong khối kiến thức chuyên ngành. Khi đánh giá môn học, mọi ngƣời thƣờng hỏi ý kiến, khảo sát sinh viên về môn học đó thông qua hoạt động giảng dạy. Nhờ vào các ý kiến, các kết quả khảo sát mà nhà trƣờng cải tiến chất lƣợng môn học, chất lƣợng giảng dạy và chất lƣợng giáo dục.
Một bộ công cụ đo lƣờng tốt là một bộ công cụ phải đƣợc thiết kế khoa học, theo đúng trình tự, các nguyên tắc thiết kế hơn nữa đƣợc đánh giá về mặt thực tế và bộ công cụ này đƣợc kiểm nghiệm bằng thống kê để cho chúng ta những thông tin tin cậy và chính xác.
Theo Phạm Xuân Thanh (2004) một số tiêu chí đánh giá môn học có thể sử dụng nhƣ sau[21]:
- Mục đích, yêu cầu môn học rõ ràng đối với SV; - Môn học đƣợc giảng dạy tốt;
- Nội dung môn học bổ ích đối với SV;
- Tƣ liệu học tập cho môn học đƣợc cung cấp đầy đủ; - Khối lƣợng chƣơng trình học tập phù hợp với SV; - SV đƣợc động viên, khuyến khích học tốt;
- SV nhận đƣợc những thông tin bổ ích về sự tiến bộ của mình trong quá trình học tập;
- GV quan tâm đến nhu cầu nâng cao kiến thức và kĩ năng của SV; - Quá trình kiểm tra đánh giá công bằng và khách quan [22]
Bộ Giáo dục và đào tạo có văn bản số 2754/BGDĐT- NGCBQLGD ngày 20 tháng 5 năm 2010: Về việc hƣớng dẫn lấy ý kiến phản hồi từ ngƣời học về hoạt động giảng dạy của giảng viên. Hƣớng dẫn một số nội dung và công cụ thu thập ý kiến thông qua môn học: 1/ Nội dung và phƣơng pháp giảng dạy
42
của giảng viên; 2/ Tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập và việc sử dụng phƣơng tiện dạy học của giảng viên; 3/ Trách nhiệm, sự nhiệt tình của giảng viên đối với ngƣời học và thời gian giảng dạy của giảng viên; 4/ Khả năng của giảng viên trong việc khuyến khích sáng tạo, tƣ duy độc lập của ngƣời học trong quá trình học tập; 5/ Sự công bằng của giảng viên trong kiểm tra đánh giá quá trình và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của ngƣời học; 6/ Năng lực của giảng viên trong tổ chức, hƣớng dẫn và tƣ vấn hoạt động học cho ngƣời học; 7/ Tác phong sƣ phạm của giảng viên thuyết lẫn giảng viên dạy thực hành.
Hơn nữa, qua nghiên cứu cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu đƣợc trình bày ở chương 1. Bảng hỏi đƣợc xác định có 28 chỉ báo, sau khi thực hiện phƣơng pháp hỏi ý kiến chuyên gia bảng hỏi vẫn giữa nguyên 28 chỉ báo nhƣng đƣợc sửa chữa một số nội dung và trật tự câu hỏi để xây dựng công cụ đo lƣờng mức độ hài lòng của sinh viên đối với môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành.
Đo lƣờng các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng
Tiêu chí 1: Thông tin môn học: gồm 5 chỉ báo
- Mức độ công bố đầy đủ đề cƣơng chi tiết môn học
- Bạn nhận đƣợc thông tin đầy đủ về mục đích, mục tiêu của môn học khi bắt đầu môn học.
- Bạn có thông tin về các tiêu chí đánh giá kết quả học tập, phƣơng pháp kiểm tra đánh giá môn học.
- Mức độ đầy đủ thông tin về kế hoạch giảng dạy môn học và yêu cầu môn học.
- Thông tin về tài liệu môn học: giáo trình/bài giảng, các tài liệu tham khảo và cách thức tìm các tài liệu học tập của môn học.
Tiêu chí 2: Nội dung môn học: gồm 5 chỉ báo
43 - Khái quát hóa những vấn đề cốt lõi rõ ràng.
- Cung cấp kiến thức mới, cập nhật vấn đề liên quan đến môn học. - Chỉ ra những ứng dụng kiến thức đã học của môn học vào thực tiễn. - Nội dung môn học đƣợc sắp xếp với trình tự phù hợp và có logic.
Tiêu chí 3: Điều kiện học tập: gồm 4 chỉ báo
- Lớp học đƣợc bố trí thuận lợi cho sinh viên và giảng viên trao đổi, thảo luận môn học.
- Lớp học có số lƣợng sinh viên hợp lý.
- Phòng học vệ sinh, thoáng mát, đảm bảo đủ âm thanh, ánh sáng. - Phòng học có đầy đủ thiết bị cần thiết hỗ trợ việc dạy và học
Tiêu chí 4: Phương pháp giảng dạy: gồm 9 chỉ báo
- Ngôn ngữ giảng dạy phù hợp với ngƣời nghe.
- Thƣờng xuyên dùng câu hỏi kiểm tra sự hiểu biết của ngƣời nghe giảng. - Giảng dạy logic, tính hệ thống cao, làm nổi bật trọng điểm.
- Sử dụng các phƣơng pháp giảng dạy tích cực phù hợp với môn học.
- Giảng dạy dễ hiểu, hấp dẫn, sinh động tạo hứng thú học tập cho ngƣời học. - Trong giảng dạy các bài giảng, giảng viên luôn liên hệ các kiến thức của
môn học với tình huống cụ thể trong thực tế.
- Giảng dạy tạo đƣợc các cơ hội cho ngƣời học chủ động tham gia vào quá trình học.
- Giảng dạy có những phản hồi tích cực cho ngƣời học về những thắc mắc của nội dung môn học ngay tại lớp, qua email,…
- Giảng dạy có hƣớng dẫn tham khảo tài liệu và cách tra cứu tài liệu tham khảo liên quan đến môn học.
Đo lƣờng sự hài lòng
44
- Môn học có tính ứng dụng thực tế, phù hợp sự định hƣớng nghề nghiệp, cung cấp kỹ năng và kiến thức trong và sau khi ra trƣờng.
- Môn học kích thích sự sáng tạo và sự tự học của sinh viên. - Môn học có thời lƣợng phù hợp và giảng dạy hiệu quả.
- Giảng viên thân thiện, cởi mở, quan tâm đến sự tiến bộ của sinh viên. - Môn học thú vị và bổ ích.
2.2.3 Các phƣơng pháp và cách tiếp cận đánh giá
Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi dùng phƣơng pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lƣợng. Việc nghiên cứu định tính để xây dựng cơ sở lý luận và tham khảo ý kiến chuyên gia dùng để điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lƣờng các khái niệm nghiên cứu. Nghiên cứu định lƣợng đƣợc tiến hành thông qua phƣơng pháp lấy ý kiến sinh viên để đánh giá mức độ hài lòng sinh viên đối với môn học trong khối kiến thức chuyên ngành tại ngành Quản trị nhà hàng khách sạn và ngành Mạng máy tính thuộc trƣờng ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM.
Phƣơng pháp phân tích dữ liệu
Sau khi thu thập, các bảng hỏi đƣợc xem xét, và loại đi những bảng hỏi không đạt yêu cầu. Phần mềm SPSS for Windows 13.0 đƣợc sử dụng để xử lý và phân tích dữ liệu.
Để tìm hiểu về những nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành, thang đo các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành đƣợc kiểm định thông qua hệ số tin cậy Cronbach‟s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy tuyến tính bội thông qua phần mềm xử lý số liệu thống kê SPSS for Windows 13.0.
Công cụ Cronbach‟s Alpha dùng để kiểm định mối tƣơng quan giữa các biến (Reliability Analysis). Nếu biến nào mà sự tồn tại của nó làm giảm
45
Cronbach‟s Alpha thì sẽ đƣợc loại bỏ để Cronbach‟s Alpha tăng lên, các biến còn lại giải thích rõ hơn về bản chất của khái niệm chung đó.
Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) dùng để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. Trong nghiên cứu, thu thập lƣợng biến khá lớn nhƣng các biến có liên hệ với nhau nên gom chúng thành các nhóm biến có liên hệ để xem xét và trình bày dƣới dạng một số ít nhân tố cơ bản có ảnh hƣởng đến sự hài lòng của khách hàng. Phƣơng pháp trích hệ số đƣợc sử dụng là Principal Component Analysis với phép xoay Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue là 1. Các biến quan sát hệ số tải (factor loading) nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại. Thang đo đƣợc chấp nhận khi tổng phƣơng sai trích bằng hoặc lớn hơn 50%.
Sau khi phân tích nhân tố, thang đo đƣợc đƣa vào phân tích hồi quy tuyến tính bội với đầu vào là số nhân tố đã đƣợc xác định nhằm xem xét mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố này đối với mức độ hài lòng của sinh viên. Kiểm định Independent-Samples T test, kiểm định One way ANOVA.
2.2.4 Công cụ đánh giá 2.2.4.1 Phiếu đánh giá 2.2.4.1 Phiếu đánh giá
Phiếu hỏi và thang đo
Phiếu đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên gồm 28 câu hỏi đƣợc trình bày trong (Phụ lục 1). Mỗi một câu hỏi là một nhận định mà sinh viên cần đọc kỹ và cân nhắc để xác định mức độ đồng ý với mỗi nhận định theo thang đo Likert nhƣ sau: Rất không hài lòng Không hài lòng Tạm chấp nhận Hài lòng Rất hài lòng 1 2 3 4 5
2.2.4.2 Quy trình chọn mẫu nghiên cứu
46
Trƣờng đại học Kỹ thuật Công nghệ TPHCM có 10 khoa, trong đó có 9 khoa có sinh viên, 1 khoa quản lý các môn chính trị không quản lý sinh viên. Trong 9 khoa có quản lý sinh viên, có 1 khoa vào kỳ cuối năm cuối đại học sinh viên thực tập và làm đồ án vì vậy chỉ còn lại 8 khoa. Chọn 2 khoa, 1 khoa thuộc khối kinh tế - xã hội (Quản trị kinh doanh), 1 khoa thuộc khối kỹ thuật (Công nghệ thông tin). Chọn ra 2 ngành trong 2 khoa đã chọn: Khoa Quản trị kinh doanh với ngành: Quản trị nhà hàng khách sạn; khoa Công nghệ thông tin với ngành: Mạng máy tính. Mỗi ngành khảo sát tất cả những môn học chuyên ngành mà sinh viên năm cuối đang học cụ thể: 1. ngành Quản trị nhà hàng khách sạn có 3 môn: môn Bán và tiếp thị trong khách sạn, Quản trị tiền sảnh và môn Tuyển dụng việc làm; 2. Ngành Mạng máy tính có 3 môn: môn Lập trình mạng máy tính nâng cao, môn Quản trị mạng và môn Truyền số liệu. Tổng cộng có 6 môn học đƣợc khảo sát.
Chọn mẫu :
Sinh viên đại học năm cuối tất cả các lớp của 2 ngành Quản trị nhà hàng khách sạn và ngành Mạng máy tính.
Số phiếu phát ra : 1.110 Số phiếu thu về : 1.035
Thử nghiệm và hoàn thiện phiếu hỏi
Để phiếu hỏi có độ tin cậy và đảm bảo chất lƣợng, hiệu quả của việc đánh giá trong luận này chúng tôi thử nghiệm với 54 sinh viên khảo sát thử nghiệm. Trong đó có 29 sinh viên ngành Quản trị NHKS, 25 sinh viên ngành MMT với 6 môn học mỗi ngành 3 môn.
Số liệu đƣợc nhập thô vào phần mềm SPSS để phân tích, xử lý. Các biến đƣợc mã hóa tên theo từng nhân tố : Nhân tố thông tin môn học bao gồm : tt1, tt2, tt3, tt4, tt5 ; Nhân tố nội dung môn học bao gồm : nd1, nd2, nd3, nd4, nd5 ; Nhân tố điều kiện học tập : dk1,dk2, dk3, dk4 ; Nhân tố phƣơng pháp
47
giảng dạy bao gồm : pp1, pp2, pp3, pp4, pp5, pp6, pp7, pp8, pp9. Sự hài lòng bao gồm : kq1, kq2, kq3, kq4, kq5.
Đánh giá độ tin cậy của bảng hỏi
Đánh giá độ tin cậy của bảng hỏi là một bƣớc quan trọng đánh giá độ tin cậy của thang đo và tác giả sử dụng hệ số tin cậy Cronbach's Alpha bằng phần mềm SPSS để xác định độ tin cậy của thang đo. Thang đo có hệ số tin cậy phù hợp khi Cronbach's Alpha lớn hơn 0,6 và hệ số tƣơng quan biến tổng thể phải lớn hơn 0,3.
Kết quả phân tích hệ số Cronbach's Alpha cho từng nhân tố nhƣ sau : Nhân tố thông tin môn học gồm 5 biến với α = 0,756
Thống kê Biến-Tổng Biến Trung bình đƣợc điều chỉnh nếu xóa biến Phƣơng sai đƣợc điều chỉnh nếu xóa biến Tƣơng quan biến tổng Cronbach's Alpha nếu xóa
biến tt1 13,781 5,279 0,558 0,701 tt2 13,356 5,929 0,546 0,704 tt3 13,194 5,906 0,538 0,706 tt4 13,475 5,974 0,585 0,692 tt5 14,094 6,551 0,400 0,752
Đối với nhân tố 1, tất cả các biến đều đạt yêu cầu về hệ số Cronbach's Alpha và hệ số tƣơng quan tổng.
Nhân tố Nội dung môn học gồm 5 biến α = 0,585
Thống kê Biến-Tổng Biến Trung bình đƣợc điều chỉnh nếu xóa biến Phƣơng sai đƣợc điều chỉnh nếu xóa biến Tƣơng quan biến tổng Cronbach's Alpha nếu xóa
biến
nd1 14,531 4,590 0,478 0,458
nd2 14,494 4,226 0,472 0,449
48
nd4 14,744 4,456 0,374 0,511
nd5 14,681 6,269 -0,022 0,700
Vì biến nd5 có tƣơng quan tổng biến bằng -0,022 nhỏ hơn 0,3 vì vậy biến nd5 không đạt yêu cầu và biến nd5 sự tồn tại của nó làm giảm Cronbach‟s Alpha nên sẽ đƣợc loại bỏ để Cronbach‟s Alpha tăng lên.
Nhân tố Nội dung môn học đƣợc chạy lại sau khi loại biến nd5 còn lại 4 biến, α= 0,700 Thống kê Biến-Tổng Biến Trung bình đƣợc điều chỉnh nếu xóa biến Phƣơng sai đƣợc điều chỉnh nếu xóa biến Tƣơng quan biến tổng Cronbach's Alpha nếu xóa
biến
nd1 10,988 4,000 0,517 0,620
nd2 10,950 3,570 0,537 0,602
nd3 10,906 4,123 0,480 0,641
nd4 11,200 3,821 0,421 0,682
Nhân tố Điều kiện học tập gồm 4 biến, α= 0,783
Thống kê Biến-Tổng Biến Trung bình đƣợc điều chỉnh nếu xóa biến Phƣơng sai đƣợc điều chỉnh nếu xóa biến Tƣơng quan biến tổng Cronbach's Alpha nếu xóa
biến
dk1 9,288 4,194 0,696 0,672
dk2 9,313 4,895 0,593 0,731
dk3 9,531 3,823 0,622 0,727
dk4 9,013 5,685 0,505 0,776
Đối với nhân tố 3, tất cả các biến đều đạt yêu cầu về hệ số Cronbach's Alpha và hệ số tƣơng quan tổng.
49 Thống kê Biến-Tổng Biến Trung bình đƣợc điều chỉnh nếu xóa biến Phƣơng sai đƣợc điều chỉnh nếu xóa biến Tƣơng quan biến tổng Cronbach's Alpha nếu xóa
biến pp1 28,456 21,218 0,594 0,857 pp2 28,619 21,030 0,587 0,858 pp3 28,675 19,516 0,790 0,838 pp4 28,781 20,600 0,656 0,852 pp5 28,831 20,405 0,600 0,857 pp6 28,419 20,735 0,689 0,849 pp7 28,706 21,932 0,519 0,864 pp8 28,794 21,435 0,546 0,862 pp9 29,069 21,524 0,482 0,868
Đối với nhân tố 4 tất cả các biến đều đạt yêu cầu về hệ số Cronbach's Alpha và hệ số tƣơng quan tổng.
Các biến của sự hài lòng gồm 5 biến, α= 0,795
Thống kê Biến-Tổng Biến Trung bình đƣợc điều chỉnh nếu xóa biến Phƣơng sai đƣợc điều chỉnh nếu xóa biến Tƣơng quan biến tổng Cronbach's Alpha nếu xóa
biến kq1 14,325 6,384 0,637 0,737 kq2 14,644 6,948 0,547 0,766 kq3 14,606 7,410 0,443 0,795 kq4 14,363 6,534 0,567 0,760 kq5 14,463 5,646 0,697 0,715
Các biến của sự hài lòng đều đạt yêu cầu về hệ số Cronbach's Alpha và hệ