Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành (Nghiên cứu trường hợp tại trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP. Hồ Chí Minh (Trang 44 - 120)

7. Phạm vi nghiên cứu

1.5 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết

1.5.1. Mô hình nghiên cứu

Trong đo lƣờng dịch vụ đào tạo đại học, mà cụ thể là đo lƣờng về sự hài lòng các môn học các nghiên cứu còn chƣa nhiều và chƣa quan tâm đáng kể đến khái niệm sự hài lòng của khách hàng. Việc nghiên cứu đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đồng nghĩa với việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng và phù hợp với nghiên cứu đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành. Để thực hiện mục tiêu đã đặt ra, từ nền tảng lý thuyết về mối quan hệ giữa chất lƣợng dịch vụ và sự hài lòng cùng các nghiên cứu thực nghiệm trên, tác giả vận dụng và xây dựng mô hình nghiên cứu của đề tài nhƣ sau:

33

Biến phụ thuộc của mô hình: Cảm nhận về kết quả đạt đƣợc sự hài lòng của sinh viên; các biến độc lập gồm: cảm nhận của sinh viên viên về môn học của nhà trƣờng đƣợc đo lƣờng thông qua các yếu tố Thông tin môn học, Nội dung môn học, Điều kiện học tập, Phƣơng pháp giảng dạy.

Mô hình nghiên cứu đề xuất

Hình 1. 5: Mô hình lý thuyết

- Thông tin môn học (Sự tin cậy): thông tin chung về môn học mục tiêu, mục đích, cách thức kiểm tra đánh giá, kế hoạch giảng dạy môn học,…

- Nội dung giảng dạy (Đáp ứng) : khái quát vấn đề cốt lõi, cập nhật kiến thức mới,…

- Điều kiện học tập (Phƣơng tiện hữu hình): cơ sở vật chất, phòng học, thiết bị dạy và học,…

- Phƣơng pháp giảng dạy (Năng lực phục vụ): kiến thức, khả năng giảng dạy giúp sinh viên dễ hiểu, giúp sinh viên chủ động tham gia vào quá trình học,…

Sự hài lòng : Cảm nhận về kết quả đạt đƣợc: là kiến thức, kỹ năng mà sinh viên nhận đƣợc sau khi tham gia học tập với sự quan tâm đến sinh viên của giảng viên. Sự hài lòng của SV đối với MH khối KTCN Thông tin môn học Nội dung môn học Điều kiện học tập Phƣơng pháp giảng dạy

34

Các giả thuyết

- Dựa vào bộ công cụ đƣợc soạn thảo khoa học có thể đánh giá khách quan về mức độ hài lòng của sinh viên đối với môn học.

- Số ít sinh viên tỏ ra “rất hài lòng” với khối kiến thức chuyên ngành và mức độ hài lòng của sinh viên đối với môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành là khác nhau tùy theo môn học.

- Mức độ hài lòng của sinh viên đối với môn học phụ thuộc nhiều yếu tố nhƣng chủ yếu phụ thuộc vào phƣơng pháp giảng dạy.

Kết luận chƣơng 1

Tổng quan một số đề tài nƣớc ngoài và trong nƣớc cho thấy các hƣớng tiếp cận về sự hài lòng các nghiên cứu đều sử dụng hoặc dựa trên thang đo SERVQUAL hoặc SERVPERF để đo lƣờng sự hài lòng và tìm ra các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng.

Với các cơ sở lý thuyết về chất lƣợng giáo dục đại học, chất lƣợng dịch vụ, sự hài lòng và các mô hình lý thuyết về chất lƣợng. Trong đó mô hình SERVQUAL của Parasuraman et, al (1985) và mô hình SERVPERF của Cronin và Taylor (1992) đƣợc sử dụng phổ biến. Hơn nữa việc tổ chức giảng dạy môn học là một dịch vụ mà trƣờng đại học cung cấp cho sinh viên nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo của trƣờng và việc xác định phƣơng pháp đo lƣờng mức độ hài lòng của sinh viên đối với môn học các thành phần: Thông tin

môn học; Nội dung môn học; Điều kiện học tập; Phƣơng pháp giảng dạy. Tổng kết chƣơng I, qua nghiên cứu tài liệu và dựa vào các nghiên cứu có

liên quan và dựa vào mô hình chất lƣợng SERVPERF. Tác giả đã xây dựng khung lý thuyết cho đề tài để đo lƣờng sự hài lòng môn học bao gồm 4 thành phần: Thông tin môn học; Nội dung môn học; Điều kiện học tập; Phƣơng pháp giảng dạy.

35

CHƢƠNG 2: BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ

2.1 Giới thiệu khái quát về trƣờng Đại học Kỹ thuật Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh phố Hồ Chí Minh

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Trƣờng Đại Học Kỹ thuật Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh City University of Technology - HUTECH) đƣợc thành lập ngày 26/4/1995 theo quyết định số 235/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động theo Quyết định số 2128/GD-ĐT ngày 24/6/1995 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. HUTECH là trƣờng đại học tiên phong trong cả nƣớc áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9001:2008. Năm 2010, HUTECH vinh dự đƣợc nhà nƣớc trao tặng 02 Huân chƣơng Lao động hạng Ba. Hiện tại trƣờng HUTECH có 2 cơ sở: Trụ sở chính đặt tại 475A Điện Biên Phủ, Phƣờng 25, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh và cở sở Ung Văn Khiêm đặt tại 31/36 Ung Văn Khiêm, Phƣờng 25, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.

Trải qua hơn một thập niên xây dựng và phát triển, HUTECH bằng nội lực của chính mình, tự lập, vƣơn lên và đã khẳng định đƣợc vị trí là một cơ sở đào tạo đa ngành, đa hệ, đa lĩnh vực, góp phần thực hiện chủ trƣơng xã hội hóa giáo dục, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc.

Sứ mệnh và tầm nhìn

Sứ mệnh

HUTECH cam kết là đơn vị giáo dục tiên phong cung cấp nguồn nhân lực có chất lƣợng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá của đất nƣớc, trang bị cho thế hệ trẻ Việt Nam công cụ sắc bén, hữu hiệu để nâng cao tri thức khoa học, mở rộng tầm nhìn, thích ứng tốt với công việc, thăng tiến

36

trong nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội của nền kinh tế tri thức trong giai đoạn mới, tự tin hội nhập với cộng đồng quốc tế.

Tầm nhìn

- Xây dựng HUTECH thành Trung tâm Tri thức – Văn hóa, là nơi đào tạo đa ngành, đa bậc học chất lƣợng cao, gắn liền với tôn chỉ Tri thức – Đạo đức – Sáng tạo từng bƣớc hội nhập nền giáo dục khu vực và Thế giới.

- HUTECH là Trung tâm nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học – kỹ thuật đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh và chuyển giao công nghệ phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

- Khẳng định thƣơng hiệu HUTECH là trƣờng đại học hàng đầu trong hệ thống giáo dục Việt Nam.

2.1.2. Hệ thống tổ chức của Nhà trƣờng[23]

37

2.1.3. Cán bộ, giảng viên, cơ sở vật chất

HUTECH hiện có trên 800 giảng viên cơ hữu với học hàm, học vị cao, trong đó có 5 Giáo sƣ, 31 Phó Giáo sƣ, 15 Tiến sỹ Khoa học, 120 Tiến sỹ, 439 Thạc sỹ. HUTECH hiện đang áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9001:2008 để đảm bảo quản lý tốt, hiệu quả quá trình đào tạo, mang đến chất lƣợng giáo dục tốt nhất cho ngƣời học. Trƣờng có 171 phòng học lý thuyết đƣợc trang bị máy tính và projector, 60 trung tâm thí nghiệm, xƣởng thực hành, phòng mô phỏng doanh nghiệp; Hệ thống trung tâm máy tính với hơn 2.000 máy đƣợc nối mạng ADSL.

Thƣ viện trung tâm của Trƣờng có hơn 400 chỗ ngồi, 50 máy tính truy cập internet miễn phí cho sinh viên, trên 50.000 đầu sách (cả ebook và giấy), 80 nhan đề báo và tạp chí các loại, hơn 5.000 luận văn tốt nghiệp và các nghiên cứu khoa học, với 12 cơ sở dữ liệu miễn phí và hệ thống học liệu điện tử kết nối dữ liệu với nhiều trƣờng đại học khác trong cả nƣớc, phục vụ tốt cho công tác đào tạo từ xa của Nhà trƣờng. Là trƣờng Đại học đào tạo đa ngành, đa bậc học với chất lƣợng cao, HUTECH đã trở thành địa chỉ học tập tin cậy của thí sinh trong cả nƣớc và là đơn vị cung cấp nguồn nhân lực chất lƣợng cao phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

2.1.4 Các ngành đào tạo và các hoạt động đánh giá nhằm đảm bảo chất lƣợng tại trƣờng Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM. lƣợng tại trƣờng Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM.

Ngành Công nghệ thông tin: Đào tạo sinh viên nắm vững các kiến thức, kỹ năng về lập trình phần mềm; thiết kế, cài đặt hệ thống số, mạng máy tính; quản lý hệ thống thông tin để có thể là ngƣời tƣ vấn thiết kế, vận hành, bào trì, gia công các phần mềm, các giải pháp xử lý thông tin, các hệ thống mạng máy tính với các chuyên ngành: Hệ thống thông tin, Công nghệ phần mềm, Mạng máy tính.

38

Ngành Cơ – Điện – Điện tử: Đào tạo sinh viên có khả năng tham gia thiết kế, xây dựng, khai thác, vận hành, sử dụng, bảo trì các hệ thống điện tử, sữa chữa hệ thống phân phối, cung cấp điện, phân tích thiết kế mô phỏng các sản phẩm cơ khí, robot công nghiệp với các chuyên ngành: Kỹ thuật điện tử truyền thông; Kỹ thuật điện điện tử; Kỹ thuật cơ khí.

Ngành Xây dựng: Đào tạo sinh viên có khả năng lập dự án, thiết kế, tổ chức thi công giám sát, quản lý các dự án xây dựng, các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.

Ngành Công nghệ sinh học & Môi trƣờng: Đào tạo sinh viên có khả năng thiết kế, thi công và vận hành các công trình xử lý nƣớc cấp, nƣớc thải, khí thải, chất thải rắn, tiếng ồn, quy hoạch và thiết kế mạng lƣới cấp thoát nƣớc đô thị, công nghiệp, lập và thẩm định các dự án môi trƣờng.

Ngành Công nghệ thực phẩm: Đào tạo sinh viên có kiến thức chuyên môn vững chắc về nguyên liệu thực phẩm, quy trình chế biến thực phẩm, đánh giá chất lƣợng thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm và dinh dƣỡng.

Ngành Mỹ thuật công nghiệp: Đào tạo sinh viên có khả năng thiết kế nội thất hoàn chỉnh, tổ chức thi công các hạng mục nội thất của các công trình nhƣ nhà ở, biệt thự, chung cƣ, nhà hàng, khách sạn, văn phòng công sở, cửa hàng, thành thạo về thiết kế thời trang, qui trình sản xuất và quản lý chất lƣợng hàng may mặc.

Ngành Tiếng Anh: Đào tạo sinh viên có khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo, có khả năng biên phiên dịch tiếng Anh trong lĩnh vực xã hội, thƣơng mại và du lịch, có kiến thức về thƣơng mại, tài chính ngân hàng, nhà hàng khách sạn, quan hệ quốc tế.

Ngành Quản trị kinh doanh: Đào tạo sinh viên có khả năng xây dựng và triển khai các hợp đồng ngoại thƣơng, thành lập, điều hành quản lý doanh nghiệp, kiểm soát tình hình tài chính doanh nghiệp. Nắm vững nghiệp vụ về

39

nhà hàng và dịch vụ ăn uống, yến tiệc, lễ tân,… các kỹ năng quản trị khách sạn, qui trình nghiệp vụ khách sạn. Có kiến thức về du lịch và lữ hành, tổ chức du lịch, sự kiện, thiết kế, điều hành và thực hiện các chuyến du lịch. Các chuyên ngành: Quản trị nhà hàng khách sạn; Quản trị du lịch và lữ hành.

Ngành Kế toán – Tài chính ngân hàng: Đào tạo sinh viên có khả năng tổ chức, điều hành trực tiếp thực hiện công tác kế toán, kiểm toán,kế toán tài chính ngân hàng, hoạch định tài chính, đầu tƣ, kinh doanh tiền tệ, kinh doanh chứng khoán, điều hành công tác tài chính và các hoạt động của ngân hàng.

Các hoạt động đánh giá nhằm đảm bảo chất lƣợng tại trƣờng Đại học

Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM.

Thực hiện công văn số 1276/BGDĐT/NG ngày 20/02/2008 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc “Hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ

SV về hoạt động giảng dạy của GV” và công văn số 2754/BGDĐT-

NGCBQLGD của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 20/5/2010 về việc “Hướng dẫn lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên

của Bộ Giáo dục Đào tạo”. Hàng năm Nhà trƣờng đã tổ chức lấy ý kiến phản

hồi của ngƣời học về hoạt động giảng dạy thông qua môn học, tổ chức lấy ý kiến phản hồi về khóa học và khảo sát sinh viên vừa tốt nghiệp để khảo sát đánh giá chất lƣợng về các hoạt động đào tạo của nhà trƣờng. Lấy ý kiến phản hồi của sinh viên thông qua môn học để đánh giá chất lƣợng hoạt động giảng dạy của giảng viên, lấy ý kiến về khóa học của sinh viên năm cuối nhằm đánh giá tổng thể chất lƣợng dịch vụ đào tạo của nhà trƣờng và khảo sát sinh viên tốt nghiệp cung cấp thông tin về hiện trạng việc làm và những kiến thức nào đáp ứng đƣợc công việc và nhu cầu những kiến thức nào cần bổ sung cho công việc. Hơn nữa trƣờng vận hành theo hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9001:2008 tất cả các hoạt động đƣợc vận hành theo các quy trình, hƣớng dẫn công việc cụ thể nhằm đảm bảo chất lƣợng đáp ứng tốt nhu cầu ngƣời học.

40

2.2 Xây dựng công cụ đánh giá 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Bằng phƣơng pháp định tính, ban đầu tác giả nghiên cứu tài liệu, tham khảo các công trình nghiên cứu liên quan, hỏi ý kiến chuyên gia để xác định xây dựng các chỉ báo. Sau đó phát bảng hỏi thăm dò và cùng thảo luận để điều chỉnh bảng hỏi. Bƣớc kế tiếp điều tra thử và sau cùng là điều tra chính thức.

Nghiên cứu chính thức đƣợc thực hiện phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng. Nghiên cứu này đƣợc điều tra bằng bảng hỏi, dữ liệu khảo sát đƣợc dùng để đánh giá thang đo và kiểm định các giả thuyết và kiểm định mô hình. Quy trình nghiên cứu đƣợc thể hiện qua sơ đồ hình 2.2.

Hình 2. 2 Quy trình nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết Mô hình

nghiên cứu Thang đo các chỉ báo

Nghiên cứu sơ bộ: Phát bảng hỏi thăm dò, thảo luận Điều chỉnh thang đo Bảng hỏi thử nghiệm Điều tra thử Bảng hỏi chính thức Phù hợp Chƣa phù hợp Điều tra chính thức

Đánh giá thang đo

Phân tích Cronbach‟s Anlpha Phân tích EFA

Kiểm định giả thuyết Phân tích hồi quy tuyến tính Phân tích ANOVA

41

2.2.2 Xây dựng các chỉ báo cụ thể:

Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với môn học khối kiến thức chuyên ngành có thể đƣợc thực hiện thông qua đánh giá cụ thể môn học trong khối kiến thức chuyên ngành. Khi đánh giá môn học, mọi ngƣời thƣờng hỏi ý kiến, khảo sát sinh viên về môn học đó thông qua hoạt động giảng dạy. Nhờ vào các ý kiến, các kết quả khảo sát mà nhà trƣờng cải tiến chất lƣợng môn học, chất lƣợng giảng dạy và chất lƣợng giáo dục.

Một bộ công cụ đo lƣờng tốt là một bộ công cụ phải đƣợc thiết kế khoa học, theo đúng trình tự, các nguyên tắc thiết kế hơn nữa đƣợc đánh giá về mặt thực tế và bộ công cụ này đƣợc kiểm nghiệm bằng thống kê để cho chúng ta những thông tin tin cậy và chính xác.

Theo Phạm Xuân Thanh (2004) một số tiêu chí đánh giá môn học có thể sử dụng nhƣ sau[21]:

- Mục đích, yêu cầu môn học rõ ràng đối với SV; - Môn học đƣợc giảng dạy tốt;

- Nội dung môn học bổ ích đối với SV;

- Tƣ liệu học tập cho môn học đƣợc cung cấp đầy đủ; - Khối lƣợng chƣơng trình học tập phù hợp với SV; - SV đƣợc động viên, khuyến khích học tốt;

- SV nhận đƣợc những thông tin bổ ích về sự tiến bộ của mình trong quá trình học tập;

- GV quan tâm đến nhu cầu nâng cao kiến thức và kĩ năng của SV; - Quá trình kiểm tra đánh giá công bằng và khách quan [22]

Bộ Giáo dục và đào tạo có văn bản số 2754/BGDĐT- NGCBQLGD ngày 20 tháng 5 năm 2010: Về việc hƣớng dẫn lấy ý kiến phản hồi từ ngƣời học về hoạt động giảng dạy của giảng viên. Hƣớng dẫn một số nội dung và công cụ thu thập ý kiến thông qua môn học: 1/ Nội dung và phƣơng pháp giảng dạy

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành (Nghiên cứu trường hợp tại trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP. Hồ Chí Minh (Trang 44 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)