- Hệ nghề (1 năm) gồm các ngành nghề: Lễ tân khách sạn.
3.2.3. Xây dựng Cơ chế lựa chọn cán bộ cấp khoa theo đúng tiêu chuẩn đã đề ra: Nội dung biện pháp
Nội dung biện pháp
Lựa chọn cán bộ quản lý cấp khoa là một vấn đề nhạy cảm, do đó chúng ta cần tiến hành công khai, dân chủ. Người được lựa chọn phải xứng đáng với vị trí, nhiệm vụ mà anh ta đảm nhận đồng thời được sự cảm phục của các đồng nghiệp. Theo tác giả đối với vị trí là Tổ trưởng bộ môn áp dụng cơ chế dân chủ trong tổ bộ môn. Đối với lãnh đạo khoa phải do Hiệu trưởng chỉ định những người có khả năng, năng lực lãnh đạo cấp khoa.
* Cơ chế dân chủ, bình bầu đối với vị trí là Tổ trưởng bộ môn
Người Tổ trưởng bộ môn được chọn lựa phải là người có chuyên môn giỏi, có đạo đức, lối sống lành mạnh, trong sáng và có uy tín trong tập thể tổ bộ môn, có khả năng sư phạm tốt và được học sinh, sinh viên kính trọng. Khi tiến hành bình bầu các tổ trưởng tổ bộ môn do trưởng khoa chủ trì tổ chức một cách công khai dân chủ trong toàn bộ môn.
* Đối với lãnh đạo khoa: Hiệu trưởng chỉ định
Trưởng khoa, Phó trưởng khoa có vai trò không những quan trọng đối với khoa mà còn quan trọng đối với sự nghiệp phát triển của nhà trường. Lãnh đạo khoa cần được lựa chọn người không chỉ giỏi chuyên môn mà còn có năng lực lãnh đạo, phát triển khoa và phải do Hiệu trưởng chỉ định và bổ nhiệm.
Căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ quản lý cấp khoa đã được quy định như trên nhà trường tiến hành lựa chọn cán bộ quản lý khoa .
* Các nguồn tuyển mộ Trưởng Khoa, Phó Trưởng Khoa, Tổ Trưởng bộ môn:
Tuyển mộ hoặc đề bạt từ bên trong nhà trường: Việc tuyển mộ từ bên trong nhà trường có các ưu điểm sau: Họ là những thành viên của tổ chức nên đã quen thuộc với hoạt động, truyền thống, luật lệ… của tổ chức và họ có thể nhanh chóng thích nghi với nhiệm vụ được giao nếu họ đáp ứng được các yêu cầu nêu trong các văn bản mô tả công việc hay chức vụ và các tiêu chuẩn tuyển mộ. Việc đề bạt từ bên trong tổ chức khích lệ sự trung thành, kiên định với nhà trường cũng như cổ vũ sự nỗ lực của các thành viên trong tổ chức. Việc tuyển mộ từ bên trong tổ chức có thể ít tốn kém hơn việc tuyển mộ mới từ bên ngoài.
- Tuyển mộ hoặc đề bạt từ các nguồn bên ngoài nhà trường:
+ Các cơ sở giáo dục đào tạo: Đại học kinh tế quốc dân, đại học tài chính- kế toán, các nghệ nhân, doanh nhân du lịch, chuyên gia về quản lý nhà hàng, khách sạn, nấu ăn ....
- Để lựa chọn được nhà trường có thể sử dụng nhiều phương pháp như phương pháp thi tuyển, phương pháp quan sát phát hiện năng khiếu, phương pháp trưng cầu ý kiến, bỏ phiếu kín, phương pháp thử nghiệm ( thử nghiệm trí tuệ, tài năng,nghề nghiệp, tính cách, thử nghiệm bằng thực tiễn ). Theo tác giả với điều kiện hiện nay ,
nhà trường nên sử dụng phương pháp trưng cầu ý kiến và bỏ phiếu kín là thích hợp nhất. Sau khi đã lựa chọn được lãnh đạo cấp khoa, Hiệu trưởng nhà trường tiến hành bổ nhiệm các Trưởng Khoa, Phó Trưởng Khoa, Tổ trưởng bộ môn trực thuộc Khoa.
Cách thức thực hiện
Phòng Tổ chức là đầu mối giúp Hiệu trưởng bổ nhiệm các Trưởng khoa và phó trưởng khoa:
Trường Cao đẳng Du lịch Hà nội được nâng cấp từ trường Trung học Nghiệp vụ Du lịch Hà nội. Sự phát triển đi lên như vậy chứng minh rằng : ắt hẳn phải có sự nỗ lực đóng góp không mệt mỏi của toàn thể cán bộ, công nhân viên trong toàn trường. Trong đó đội ngũ lãnh đạo của nhà trường Trung học Nghiệp vụ Du lịch Hà nội là rất đáng kể và tất nhiên đó chính là đội ngũ lãnh đạo cấp Ban của trường trung học Nghiệp vụ Du lịch Hà nội- Những người có trình độ chuyên môn hàng đầu của nhà trường. Do đó, theo tác giả việc đề cử vị trí Trưởng khoa, phó trưởng khoa nhất thiết phải có mặt những người đã và đang dành nhiều tâm huyết cho sự phát triển đi lên của nhà trường. Tuy nhiên những người được bổ nhiệm phải là những người có chuyên môn giỏi tương ứng với khoa mình phụ trách.
Với cách thức lựa chọn như trên, Phòng Tổ chức tiến hành tham mưu giúp hiệu trưởng trong việc lựa chọn được những cán bộ lãnh đạo khoa cho nhà trường. Trên cơ sở ý kiến của phòng tổ chức, Hiệu trưởng ra quyết định bổ nhiệm Trưởng khoa, phó trưởng khoa.