- Hệ nghề (1 năm) gồm các ngành nghề: Lễ tân khách sạn.
3.1.1.2. Yêu cầu về số lượng và cơ cấu lao động của ngành
Theo kinh nghiệm của các nước phát triển du lịch ở Châu Âu, đào tạo nhân lực cho ngành du lịch hướng tới cung cấp lao động cho ngành với cơ cấu:
5% cán bộ quản lý bậc cao cần đào tạo trình độ đại học trở lên; 10% cán bộ quản lý bậc trung cần đào tạo bậc cao đẳng và
85% lao động nghiệp vụ cần đào tạo trình độ trung cấp và học nghề. Kết quả điều tra nguồn nhân lực du lịch năm 2000 do Tổng cục Du lịch tiến hành phục vụ cho Chương trình hành động quốc gia về du lịch năm 2000, chỉ tính riêng lực lượng lao động đã qua đào tạo bồi dưỡng về du lịch có:
7,4% lao động có trình độ đại học và trên đại học. 45,4% lao động trình độ sơ cấp, trung cấp du lịch. Số còn lại đã qua bồi dưỡng về du lịch .
Như vậy, muốn có cơ cấu lao động hợp lý, du lịch Việt nam cần mở ra và tăng cường đào tạo trình độ cao đẳng du lịch, khách sạn. Hơn nữa, hiện nay trong cả nước chưa có trường đào tạo về du lịch ở trình độ cao đẳng mà mới dừng ở trình độ trung cấp và sơ cấp hoặc ở trình độ đại học.
Các trường đại học đào tạo về du lịch hiện tại tập trung vào đối tượng là cán bộ quản lý mà không kết hợp được giữa quản lý với kỹ thuật nghiệp vụ. Những năm gần đây chất lượng đào tạo du lịch tại các trường đại học này còn nhiều bất cập, đa số chỉ tập trung đào tạo lý thuyết mà không đào tạo nghiệp vụ kỹ thuật và thực hành.