Tổ chức kiểm tra, đánh giá ĐNGV

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội theo chuẩn nghề nghiệ (Trang 68 - 69)

Để phát triển đội ngũ giáo viên trong trường thì việc kiểm tra, đánh giá chuyên môn nghiệp vụ cũng như đạo đức của giáo viên luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu. Hàng năm, cứ sau một học kỳ, các trường thường tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy cũng như trình độ chuyên môn của giáo viên thông qua buổi dự giờ, sinh hoạt chuyên môn và sinh hoạt khoa học. Bên cạnh đó, các trường cũng xây dựng phiếu đánh giá của học sinh đối với giáo viên của các môn.

Qua công tác kiểm tra, đánh giá các trường THPT Huyện Mê Linh trong 03 năm vừa qua, có thể rút ra một số nhận xét:

- Việc đánh giá, xếp loại GV của các trường THPT về cơ bản đảm bảo khách quan, công khai, dân chủ, phản ánh đúng năng lực và phẩm chất của GV. Làm rõ được ưu khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực và hiệu quả công tác, khả năng phát triển của giáo viên. Thông qua đó giúp Hiệu trưởng các trường bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ chính sách đối với GV một cách tương đối hợp lý và có hiệu quả.

- Tuy nhiên, công tác đánh giá, sàng lọc ĐNGV còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế:

+ Chưa có thang thước chuẩn với các tiêu chuẩn, tiêu chí chung để đánh giá giáo viên. Chưa có nội dung, phương pháp đánh giá thống nhất cho các trường trong huyện. Vì vậy, tạo ra kết quả khác nhau trong đánh giá GV giữa các trường.

+ Việc đánh giá ở một số trường còn mang tính hình thức, nâng đỡ là chính nên chưa phản ánh đúng năng lực và phẩm chất của GV.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội theo chuẩn nghề nghiệ (Trang 68 - 69)