Trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội theo chuẩn nghề nghiệ (Trang 57 - 116)

2.3.2.1. Về trình độ đào tạo

Bảng 2.11. Trình độ đào tạo đội ngũ giáo viên

Năm Trƣờng

THPT

Tổng số

Cao đẳng Đại học Sau Đại học

SL % SL % SL % 201 1 - 201 2 Yên Lãng 61 0 44 72,2 17 27,8 Mê Linh 66 0 52 78,8 14 21,2 Quang Minh 59 0 53 89,8 6 10,2 Tiền Phong 62 0 51 82,3 11 17,7 Tiến Thịnh 43 0 38 88,4 5 11,6 Tự Lập 48 0 46 95,8 2 4,2 Tổng số 339 0 284 83,8 55 16,2

(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội)

Giáo viên có trình độ đào tạo sau đại học đội ngũ giáo viên ở các trường THPT trong Huyện khá cao. Tuy nhiên, sự đầu tư và quan tâm cho đội ngũ đi đào tạo sau đại học ở các trường THPT trong Huyện khác nhau rất lớn, điều này đã tạo khoảng cách trên nhau về trình độ giữa các trường THPT trong Huyện.

2.3.2.2. Trình độ ngoại ngữ, tin học

Bảng 2.12. Trình độ ngoại ngữ, tin học đội ngũ giáo viên

Năm Trường THPT T. số Trình độ ngoại ngữ Trình độ Tin học Đại học Cao đẳng Chứng chỉ Đại học Cao đẳng Chứng chỉ hoặc tương đương A B C A B C 2011 201 2 Yên Lãng 61 6 0 14 24 17 5 0 23 33 0 Mê Linh 66 8 0 24 20 14 8 0 31 27 0 Quang Minh 59 5 0 20 28 6 5 0 36 18 0 Tiền Phong 62 8 0 22 21 11 6 0 41 15 0 Tiến Thịnh 43 4 0 12 22 5 5 0 18 20 0 Tự Lập 48 4 0 23 19 2 4 0 25 19 0 Tổng số 339 35 0 115 134 55 33 0 174 132 0

(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội)

Tất cả giáo viên các trường THPT trên địa bàn Huyện đều có trình độ ngoại ngữ, và trình độ tin học từ loại A trở lên. Tuy nhiên, số giáo viên có chứng chỉ C ngoại ngữ trở lên còn rất thấp (đạt khoảng 16,2%).

Nhìn chung, nhiều giáo viên đã biết sử dụng máy vi tính để soạn giáo án, sử dụng bài giảng điện tử, khai thác mạng internet để phục vụ cho dạy học. Điều này là tín hiệu rất tốt để nâng cao chất lượng dạy học của các giáo viên cũng như chất lượng truyền đạt bài giảng cho học sinh

2.3.2.3. Xếp loại đội ngũ giáo viên

Bảng 2.13. Xếp loại phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống ĐNGV

Năm học Trƣờng THPT T. số Tốt Khá TB SL % SL % SL % 201 1 2 01 2 Yên Lãng 61 61 100 Mê Linh 66 63 55,5 3 4,5 Quang Minh 59 59 100 Tiền Phong 62 62 100 Tiến Thịnh 43 43 100 Tự Lập 48 47 97,9 1 2,1 Tổng số 339 335 98,8 4 1,2

(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội)

Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của đội ngũ giáo viên nhìn chung là tốt, tỷ lệ giáo viên cả trường THPT công lập và dân lập đạt kết quả từ khá trở lên rất cao (trên 95%). Chỉ rất ít giáo viên đạt kết quả trung bình về đạo đức, chính trị và lối sống (chỉ 1 đến 2 giáo viên). Điều này nói lên các giáo viên thực hiện rất nghiêm nội quy, quy chế cơ quan cũng như sự chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chính trị của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Bảng 2.14. Xếp loại chuyên môn - nghiệp vụ đội ngũ giáo viên

Năm học Trƣờng THPT T. số Tốt Khá TB Kém SL % SL % SL % SL % 201 1 - 201 2 Yên Lãng 61 28 45,9 33 54,1 Mê Linh 66 21 31,8 41 62,1 4 6,1 Quang Minh 59 25 42,4 34 57,6 Tiền Phong 62 24 38,7 28 45,2 10 16,1 Tiến Thịnh 43 14 32,6 24 55,8 5 11,6 Tự Lập 48 4 8,3 44 91,7 Tổng số 339 116 34,2 204 60,2 19 5,6

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên ở các trường THPT trong Huyện Mê Linh khá, tốt (chiếm hơn 90%). Điều này cũng phần nào phản ánh kết quả học tập của học sinh các trường.

Sau khi khảo sát 200 giáo viên về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và 5 năng lực của đội ngũ giáo viên ở các trường Huyện Mê Linh

(phụ lục 01), chúng tôi đã thu được kết quả sau:

Bảng 2.15. Tổng hợp ý kiến đánh giá của chuyên gia về chất lượng ĐNGV

TT Các tiêu chuẩn, tiêu chí ĐNGV Mức độ Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % S L % TC1. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống 1 tc1. Phẩm chất chính trị 184 92,0 16 8,0 2 tc2. Đạo đức nghề nghiệp 179 89,5 21 10,5 3 tc3. Ứng xử với học sinh 142 71,0 48 24,0 10 5,0 4 tc4. Ứng xử với đồng nghiệp 132 66,0 62 31,0 6 3,0 5 tc5. Lối sống, tác phong 117 58,5 79 39,5 4 2,0

TC 2. Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục

6 tc6. Tìm hiểu đối tượng

giáo dục 94 47,0 70 35,0 36 18,0 7 tc7. Tìm hiểu môi trường

giáo dục 131 65,5 55 27,5 14 7,0 TC 3. Năng lực dạy học - - - - - - - - 8 tc8. Xây dựng kế hoạch dạy học 94 47,0 67 33,5 39 19,5 9 tc9. Bảo đảm kiến thức môn học 65 32,5 93 46,5 42 21,0 10 tc10. Bảo đảm chương trình môn học 87 43,5 88 44,0 25 12,5 11 tc11. Vận dụng các 58 29,0 73 36,5 63 31,5 6 3,0

12 tc12. Sử dụng các

phương tiện dạy học 85 42,5 41 20,5 50 25,0 24 12,0 13 tc13. Xây dựng môi

trường học tập 85 42,5 77 38,5 38 19,0 14 tc14. Quản lý hồ sơ dạy

học 165 82,5 24 12,0 11 5,5

15 tc15. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh 117 58,5 68 34,0 15 7,5 TC 4. Năng lực giáo dục - - - - - - - - 16 tc16. Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục 84 42,0 97 48,5 19 9,5 17 tc17. Giáo dục qua môn

học 69 34,5 86 43,0 45 22,5 18 tc18. Giáo dục qua các hoạt động giáo dục 116 58,0 63 31,5 21 10,5 19 tc19. Giáo dục qua các hoạt động cộng đồng 127 63,5 57 28,5 16 8,0 20 tc20. Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục 83 41,5 89 44,5 28 14,0 21 tc21. Đánh giá kết quả

rèn luyện đạo đức của học sinh

101 50,5 92 46,0 7 3,5

TC 5. Năng lực hoạt động chính trị, xã hội

22 tc22. Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng

107 53,5 88 44,0 5 2,5 23 tc23. Tham gia các hoạt

động chính trị, xã hội 116 58,0 71 35,5 13 6,5

TC 6. Năng lực phát triển nghề nghiệp

24 tc24. Tự đánh giá, tự học

và tự rèn luyện 82 41,0 118 59,0 2 1,0 25 tc25. Phát hiện và giải

quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiền giáo dục

Từ bảng tổng hợp ý kiến đánh giá của chuyên gia trên cho thấy: phần lớn các tiêu chí xếp loại khá, tốt đều đạt từ 80% trở lên; trong đó tiêu chí 1, 2 tỉ lệ khá, tốt đạt 100%. Điều đó chứng tỏ đội ngũ giáo viên THPT Huyện Mê Linh có lập trường tư tưởng vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, lối sống trong sáng, lành mạnh, tận tuỵ, gắn bó với nghề và có uy tín cao trong học sinh và nhân dân; có tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau, có nghị lực vượt khó để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Những phẩm chất đạo đức của đội ngũ giáo viên được đánh giá cao, điều đó cũng có nghĩa là đạo đức của người người giáo viên phải chuẩn mực. Do vậy những chuẩn mực đạo đức xã hội phải hội tụ ở người thầy thì mới giúp học sinh phát triển toàn diện, hoàn thiện nhân cách; người thầy phải chuẩn mực mới đảm đương được nhiệm vụ “trồng người” cao cả.

Trình độ kiến thức, năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên nhìn chung đều đạt yêu cầu, đảm nhiệm được công việc chuyên môn được giao theo chuyên ngành đã được đào tạo. Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ chưa đồng đều, số giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi còn ít, một số giáo viên còn ngại đổi mới phương pháp, chưa tiếp cận được với công nghệ thông tin. Giáo viên được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó nguồn đào tạo từ cử tuyển và các lớp tạo nguồn năng lực chuyên môn cũng như khả năng tổ chức các hoạt động giáo dục còn nhiều hạn chế nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học của các trường.

Hầu hết các tiêu chí về năng lực chuyên môn đều có mức trung bình chiếm tỉ lệ còn cao, điều này cũng đồng nghĩa với việc đặt ra yêu cầu đối với đội ngũ giáo viên phải có sự nỗ lực rất lớn trong việc nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ mới hoàn thành tốt nhiệm vụ, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

2.3.2.4. Danh hiệu thi đua

Bảng 2.16. Danh hiệu thi đua đạt được của đội ngũ giáo viên THPT Huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội

Năm Trƣờng THPT số GV Tổng Lao động tiên tiến CSTĐ cấp cơ sở CSTĐ thành phố Không đạt 20 1 1 – 201 2 Yên Lãng 61 61 23 5 Mê Linh 66 62 21 1 4 Quang Minh 59 59 12 0 Tiền Phong 62 62 24 1 Tiến Thịnh 43 43 14 0 Tự Lập 48 47 8 0 1 Tổng số 339 334 102 7 5

(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội)

Số giáo viên đạt các danh hiệu thi đua đặc biệt là danh hiệu “Chiến sĩ thi đua thành phố” nhìn chung không đồng đều, đặc biệt còn có 03 trường THPT không có GV đạt “Danh hiệu chiến sĩ thi đua thành phố”. Điều này cũng cho thấy số giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ còn ít, chưa có nhiều điển hình tiên tiến làm nòng cốt cho các hoạt động dạy học và giáo dục, đội ngũ chưa mạnh về chất lượng.

2.4. Thực trạng quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trƣờng trung học phổ thông Huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội

Để tìm hiểu về thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên của trường trong thời gian vừa qua, chúng tôi đã điều tra, khát sát 200 cán bộ quản lý, giáo viên của trường (Phụ lục 02) và thu được kết quả sau đây:

Bảng: 2.17: Khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên của các trường về nội dung phát triển đội ngũ giáo viên

TT Nội dung hoạt

động quản lý của nhà trƣờng

Mức độ thực hiện Rất hiệu

quả Có hiệu quả

Phân vân Ít hiệu

quả hiệu quả Rất ít

SL % SL % SL % SL % SL % 1 Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ 48 24,0 66 33,0 42 21,0 34 17,0 10 5,0 2 Quá trình tuyển dụng và sử dụng đội ngũ 56 28,0 119 59,5 12 6,0 9 4,5 4 2,0

3 Đào tạo, đào tạo

lại, bồi dưỡng 54 27,0 85 42,5 23 11,5 31 5,5 7 3,5 4 Kiểm tra, đánh giá 85 42,5 91 45,5 10 5,0 11 5,5 3 1,5

5

Chế độ, chính sách đối với giáo viên có học hàm, học vị, có đề tài nghiên cứu khoa học

5 2,5 46 23,0 54 27,0 60 30,0 35 17,5

6 Chính sách đãi ngộ trong đào tạo bồi dưỡng

48 24,0 100 50,0 29 14,5 13 6,5 10 5,0

2.4.1. Công tác quy hoạch phát triển đội ngũ

Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác tổ chức cán bộ đã chỉ rõ: “Công tác tổ chức cán bộ còn nhiều yếu kém. Đội ngũ cán bộ xét cả về số lượng, chất lượng cơ cấu còn nhiều mặt chưa đáp ứng yêu cầu cả trước mắt và lâu dài chưa ngang tầm với thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.

Trong việc xây dựng công tác quy hoạch phát triển ĐNGV, các trường THPT Huyện Mê Linh chỉ thực hiện việc lập kế hoạch tuyển chọn GV cho từng năm học mà chưa xây dựng được kế hoạch chiến lược và quy hoạch phát triển ĐNGV trong giai đoạn trung hạn 3 – 5 năm hay 5 – 10 năm. Hiệu trưởng nhà trường thường căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh, số học sinh đào tạo

trong năm, số lượng ĐNGV hiện có, các điều kiện về CSVC,... để lập kế hoạch bổ sung GV cho năm học mới. Việc lập kế hoạch đã vận dụng một cách khéo léo giữa hai mô hình quản lý phát triển ĐNGV, đó là:

- Mô hình phát triển ĐNGV từ trên xuống dưới, trong đó người hiệu trưởng chịu trách nhiệm chính trong việc xác định nhu cầu, thiết kế thực hiện và đánh giá hoạt động phát triển ĐNGV trên cơ sở kế hoạch của nhà trường; từ đó vạch ra các biện pháp về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và tạo động lực để phát triển ĐNGV.

- Mô hình phát triển ĐNGV từ dưới lên trên, trong đó, cá nhân và tập thể các tổ, nhóm chuyên môn chỉ ra những mặt mạnh, hạn chế và nhu cầu phát triển của từng cá nhân, tổ, nhóm môn. Từ đó tự đề ra nhu cầu và tham gia tự giác vào quá trình phát triển ĐNGV dưới sự quản lý của lãnh đạo nhà trường.

2.4.2. Triển khai công tác tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên

Công tác tuyển chọn giáo viên là công tác quan trọng nhằm phát triển về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao chất lượng ĐNGV trong hệ thống các trường THPT.

Việc thực hiện tuyển chọn đội ngũ được thực hiện theo quy trình các bước sau:

- Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch đã được xây dựng, Hiệu trưởng nhà trường tiến hành tuyển cho ̣n giáo viên cho các bộ môn còn thiếu . Việc tuyển chọn chủ yếu là dành cho các giáo sinh mới ra trường về làm công tác giảng dạy hợp đồng thử việc tại trường. Số lượng giáo viên được tuyển chọn làm công tác giảng dạy hợp đồng thường bằng hoặc ít hơn số lượng giáo viên cần tuyển dụng, hầu như không tuyển dôi dư do các nhà trường không có kinh phí chi trả. Bên cạnh đó một số bộ môn lại không có giáo sinh mới để tuyển cho ̣n. - Do các trường THPT là đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT nên công tác tuyển dụng viên chức nhà nước được tiến hành theo quy định của liên Sở

GD& ĐT - Sở Nội vụ. Việc tiến hành tuyển dụng không được diễn ra liên tục hàng năm mà diễn ra từng đợt theo quy định của UBND thành phố.

Nhiều bộ môn do còn thiếu giáo viên nên số giờ dạy của một số giáo viên còn trên 20 tiết/tuần, ngoài ra còn phải kiêm nghiệm công tác khác, do đó thiếu thời gian cho việc soạn giảng, chấm trả bài, tự học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả công việc.

Trong năm học vừa qua một số trường THPT trên địa bàn Huyện Mê Linh đã mạnh dạn bố trí những giáo viên có mới ra trường dạy lớp 12 ở những bộ môn khoa học cơ bản Toán, Văn, Lý, Hóa. Ban đầu, các giáo viên này rất rụt rè và có phần lúng túng nhưng được sự động viên khích lệ của BGH, sự ủng hộ của các tổ trưởng chuyên môn, các đồng nghiệp số giáo viên này sau một năm trình độ tay nghề đã được khẳng định, tự tin trong các hoạt động giảng dạy.

2.4.3. Tổ chức công tác đào tạo và bồi dưỡng ĐNGV

- Việc đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn, nâng chuẩn; bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng theo chu kỳ; bồi dưỡng đổi mới giáo dục phổ thông, bồi dưỡng thay sách được thực hiện theo kế hoạch của Sở GD&ĐT, các trường là đơn vị thực hiện.

- Nội dung bồi dưỡng, tự bồi dưỡng tại các nhà trường được tiến hành đó là: + Bồi dưỡng về quy chế hành chính chuyên môn;

+ Bồi dưỡng về nội dung, chương trình và SGK mới; + Bồi dưỡng về đổi mới phương pháp giảng dạy; + Bồi dưỡng đổi mới cách kiểm tra đánh giá học sinh; + Bồi dưỡng cách sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học ; + Bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác chủ nhiệm;

+ Báo cáo chuyên đề và viết sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy,…

- Hình thức đào tạo, bồi dưỡng: các lớp nâng cao trình độ học theo chương trình quy định của trường đại học, học tập trung hoặc vừa học, vừa làm; các lớp bồi dưỡng tổ chức theo bộ môn học tập trung tại Sở hoặc bồi dưỡng tại các đơn vị theo nội dung quy định.

+ Tổ chức học tập bồi dưỡng tại các trường thông qua các tổ nhóm chuyên môn: Sinh hoạt chuyên đề theo tổ nhóm; thao giảng trên lớp, hội

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội theo chuẩn nghề nghiệ (Trang 57 - 116)