Triển khai đa dạng hoá các loại hình đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội theo chuẩn nghề nghiệ (Trang 81 - 87)

cao chất lượng ĐNGV đạt chuẩn và trên chuẩn

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tại các các trường trung học phổ thông huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội theo chuẩn nghề nghiệp.

- Đa dạng hoá mô hình, thực hiện nội dung, phương pháp và quy trình đào tạo, đào tạo lại và đào tạo nâng chuẩn giáo viên giảng dạy ở các các trường trung học phổ thông huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội theo chuẩn khu vực và quốc tế

Nội dung và phương pháp đào tạo giáo viên trường THPT của huyện cần nghiên cứu và áp dụng theo chuẩn của một số nước trong khu vực và quốc tế. Ngoài việc tập trung đào tạo chuyên sâu về chuyên môn, cần tập trung vào đào tạo các năng lực nghề nghiệp đảm bảo cho người giáo viên THPT thành phố Hà Nội làm việc có hiệu quả trong hoạt động nghề nghiệp. Xuất phát từ quan điểm coi việc dạy học có hiệu quả là nâng cao tính tích cực trong dạy và học (giáo viên chủ động, học sinh tích cực); bên cạnh khối

lượng kiến thức chuyên sâu cần bổ sung một số môn học mới như công nghệ dạy học, kỹ thuật giáo dục hiện đại, ứng dụng công nghệ đa phương tiện, học tập qua mạng, quản lý trường học… vào nội dung đào tạo giáo viên THPT của huyện Mê Linh.

- Cải tiến công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trung học phổ thông huyện Mê Linh.

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng theo nhu cầu giáo viên trung học phổ thông của huyện Mê Linh:

+ Đối với số giáo viên có bằng cử nhân đại học, có thâm niên giảng dạy cao, những giáo viên chưa có điều kiện đi học cao học tập trung…cần được bồi dưỡng các chuyên đề sau đại học để tích luỹ lý luận dạy học, phương pháp nghiên cứu khoa học, các chuyên đề mang tính chuyên ngành…

+ Đối với những giáo viên giảng dạy có điều kiện và thời gian, đủ điều kiện về ngoại ngữ và trong diện quy hoạch đào tạo nâng chuẩn, bồi dưỡng thành giáo viên cốt cán của trường, cần sớm có kế hoạch cho đi đào tạo trên đại học nhằm tạo ra đội ngũ kế cận quản lý cho những giáo viên cốt cán, đồng thời đảm bảo sự luân phiên giáo viên đi bồi dưỡng.

- Xây dựng hệ thống chương trình, nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội theo chuẩn nghề nghiệp

Chương trình, nội dung bồi dưỡng đội ngũ giáo trường THPT huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội theo chuẩn nghề nghiệp phải được cập nhật theo chuẩn tri thức, kỹ năng của các nước trong khu vực và quốc tế. Hình thức bồi dưỡng đa dạng, linh hoạt để đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên THPT.

- Chuẩn hoá các bước thực hiện công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.

Hiệu trưởng trường THPT của huyện cần chỉ đạo các bộ phận chức năng thực hiện các nội dung công việc như: khảo sát, tổng hợp tình hình và phân loại nhu cầu bồi dưỡng giáo viên; Tham mưu xây dựng kế hoạch, chương trình và định hướng công tác phát triển đội ngũ giáo viên, trong đó có công tác bồi dưỡng; tham gia đánh giá một cách khoa học và khách quan hoạt động của ĐNGV làm cơ sở trong việc phân loại, quy hoạch và sử dụng, bổ nhiệm giáo viên. Cần tiến hành xem xét lựa chọn các đối tượng giáo viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo đúng mục tiêu đã xác định; phối hợp tổ chức thực hiện tốt cáo hoạt động bồi dưỡng ĐNGV trường theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị; công khai và phân tích rõ cho ĐNGV về chương trình, kế hoạch và những định hướng phát triển ĐNGV, làm cho mọi người đều nhận thức đầy đủ nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ, coi đó là nghĩa vụ và quyền lợi để mỗi giáo viên xác định động cơ và mục tiêu phấn đấu một cách đúng đắn.

Kế hoạch hoá chương trình bồi dưỡng theo chương trình của Bộ và của sở GD&ĐT, theo chương trình chuyên môn nghiệp vụ của từng người; tất cả các thành viên đều có kế hoạch tham gia vào việc học tập, bồi dưỡng theo các kỳ, theo chuyên đề, theo các lớp huấn luyện. Tổ chức công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng: Tổ chức sinh hoạt chuyên môn ở các tổ, thường xuyên dự giờ để trao đổi kinh nghiệm; tổ chức phong trào thi đua dạy tốt; tổ chức các hội giảng, hội thi xử lý tình huống sư phạm, thi giáo viên tài năng; tổ chức công tác nghiên cứu khoa học: động viên khuyến kkhích giáo viên tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm; động viên khuyến khích giáo viên tham nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học để nâng cao hiệu quả giảng dạy, giáo dục.

- Đổi mới công tác quản lý nội dung, điều kiện bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội theo chuẩn nghề nghiệp.

Quản lý nội dung bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội theo chuẩn nghề nghiệp trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi phải quan tâm đến những vấn đề sau:

+ Các cấp quản lý nghiên cứu kỹ nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp.

+ Xây dựng mối quan hệ hợp tác, cơ chế phối hợp giữa Sở GD&ĐT, các trường THPT trong huyện với các cơ sở giáo dục tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng để biết đầy đủ các thông tin về nội dung, chương trình khoá học, nắm bắt kịp thời tình hình học tập, nghiên cứu của giáo viên các trường THPT theo yêu cầu khoá học. Đồng thời, phản ánh kịp thời những yêu cầu cần đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên đáp ứng yêu cầu thực tế giảng dạy, nghiên cứu khoa học của các trường THPT.

+ Xây dựng chương trình bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên giảng dạy tại các trường THPT của huyện nhằm kịp thời cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội theo chuẩn nghề nghiệp trong tình hình mới. Về điều kiện thực hiện công tác bồi dưỡng ĐNGV cần đặc biệt quan tâm đến công tác kế hoạch tài chính. Ngay đầu năm học, Hiệu trưởng các trường phải xây dựng kế hoạch tài chính chi cho công tác đào tạo bồi dưỡng giáo viên của đơn vị, trình sở GD&ĐT thành phố Hà Nội phê duyệt và ghi vào kế hoạch ngân sách của sở GD&ĐT. Đồng thời huy động nguồn kinh phí đóng góp của giáo viên tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng để đảm bảo kế hoạch đề ra. Cần xây dựng những quy định cụ thể, khoa học, phù hợp với thực tế đơn vị trong việc đảm bảo kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên; có chế độ khen thưởng, khuyến khích bằng vật chất, tinh thần nhằm động viên những giáo viên tích cực tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ.

- Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán tại các trường THPT huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội theo chuẩn nghề nghiệp.

+ Trên cơ sở nguồn giáo viên cốt cán đã được phát hiện, các trường THPT cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng những năng lực cần thiết như: kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, trình độ ngoại ngữ, khả năng nghiên cứu khoa học, kiến thức quản lý… việc đào tạo, bồi dưỡng nhằm phát triển ĐNGV cốt cán cần thực hiện theo các mục tiêu gần, mục tiêu xa

+ Từ lý luận hình thành và phát triển năng lực, cần tạo ra môi trường hoạt động cụ thể để ĐNGV cốt cán rèn luyện năng lực; đồng thời, chỉ có đánh giá ĐNGV cốt cán có năng lực thông qua hoạt động giảng dạy, NCKH và tham gia các hoạt động thực tiễn của họ. Muốn vậy, cần giao các hoạt động đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, kỹ năng giảng dạy tốt, khả năng nghiên cứu khoa học thuần thục để ĐNGV cốt cán chủ trì thực hiện; cũng cần đạt ra cho những giáo viên này nhiệm vụ dìu dắt những giáo viên mới ra trường và những người còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ. Bên cạnh đó, cần thường xuyên có những hoạt động giao lưu giữa các trường THPT trong huyện và ngoài tỉnh để giáo viên cốt cán có dịp trao đổi kinh nghiệm với những giáo viên giỏi của đơn vị khác.

Để thực hiện tốt công tác xây dựng ĐNGV cốt cán, các trường THPT huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội cần tham mưu với Sở GD&ĐT đề ra những chính sách đãi ngộ phù hợp như quyền lợi trong học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, đi tham quan học tập trong và ngoài nước để tiếp cận với những nền giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới, giúp họ có những động lực cần thiết phát huy năng lực của mình.

- Xây dựng tập thể sư phạm tại các trường trung học phổ thông huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội theo chuẩn nghề nghiệp..

Xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong cán bộ quản lý của trường cần chú ý: đảm bảo cơ chế quản lý phù hợp; thống nhất ý chí và hành động

về mục tiêu; phối hợp hỗ trợ nhau trong quản lý; mỗi cán bộ lãnh đạo cần không ngừng hoàn thiện mình để trở thành thủ lĩnh trong lĩnh vực mình quản lý.

Xây dựng các mối quan hệ nhân ái trong tập thể: Quan hệ giữa cán bộ quản lý với giáo viên, nhân viên; người cán bộ cần có sự tin tưởng, tôn trọng tận tụy, chân thành, khách quan, dân chủ và tạo cơ hội tốt nhất cho cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ, cán bộ cần phải trở thành chỗ dựa vững chắc cho cấp dưới về công việc cũng như cuộc sống riêng tư. Giáo viên, nhân viên cần tôn trọng sự chỉ đạo của cấp trên, tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, sẵn sàng góp ý với cán bộ trên tinh thần xây dựng; cần tránh các hiện tượng cấp trên quan liêu, mệnh lệnh, cửa quyền, áp đặt, trù úm, cấp dưới đối phó, ỷ lại, chống đối…; cán bộ quản lý và giáo viên không chỉ là mối quan hệ phụ thuộc, quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới mà cần có mối quan hệ thiện chí, thông cảm chân thành và khoan dung với nhau.

Quan hệ giữa giáo viên và nhân viên trong trường là mối quan hệ bình đẳng, phối hợp. Cần xây dựng một mối quan hệ hợp tác, tương thân, tương ái, khoan dung, độ lượng, để tạo bầu không khí tâm lý lành mạnh, thắm đượm tình đồng nghiệp, anh em, bạn bè, yêu thương và tin cậy lẫn nhau;

- Xây dựng các mối quan hệ khác:

Quan hệ với học sinh, giáo viên cần thể hiện tình thương trách nhiệm với học sinh bằng sự tôn trọng, yêu thương, yêu cầu cao, độ lượng, bao dung… không được quá khắt khe, hẹp hòi, lạnh lùng, không công bằng, không khách quan, thành kiến, trù úm học sinh. Mối quan hệ với gia đình cũng thể hiện nhân cách cao đẹp của người giáo viên; giáo viên cần sống gương mẫu, xây dựng gia đình nhà giáo văn hoá, trong đó người giáo viên cần làm tròn bổn phận người con, người cha, người mẹ, người vợ, người chồng mẫu mực trong gia đình. Quan hệ với phụ huynh học sinh và nhân dân địa phương: giáo viên phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh trong các

hoạt động giáo dục, đặc biệt là với những học sinh cá biệt, cần giữ trọn “đạo” làm thầy để trở thành nhà giáo chân chính, ảnh hưởng tốt tới nhân dân địa phương.

Giải quyết các mâu thuẫn xung đột trong tập thể: mâu thuẫn giữa các cán bộ quản lý, giữa các nhóm hoặc các tổ chức, giữa cán bộ hoặc một vài nhóm giáo viên, giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với một số học sinh hoặc với phụ huynh học sinh, giữa giáo viên với gia đình họ; mỗi mâu thuẫn đều có nguyên nhân riêng của nó, có thể do phong cách quản lý không phù hợp của một số lãnh đạo (chuyên quyền độc đoán, quan liêu mệnh lệnh, tham quyền cố vị, đánh giá thiếu chính xác, kỷ luật và khen thưởng không khách quan công bằng, thậm trí tham ô, lãng phí…).

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội theo chuẩn nghề nghiệ (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)