Vận dụng chuẩn vào việc đánh giá, xếp loại GV

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội theo chuẩn nghề nghiệ (Trang 36 - 39)

1.3.3.1. Bản chất của việc đánh giá GV theo Chuẩn

Đánh giá GV theo Chuẩn thực chất là đánh giá năng lực nghề nghiệp của GV. Năng lực nghề nghiệp biểu hiện ở phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực sư phạm của người GV.

Năng lực sư phạm là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của hoạt động giáo dục và dạy học, đảm bảo cho hoạt động này có kết quả. Theo Chương II Quy định Chuẩn nghề nghiệp GV trung học, ngoài yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, còn nêu ra 5 loại năng lực sư phạm cơ bản của người GV, bao gồm: năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục; năng lực dạy học; năng lực giáo dục; năng lực hoạt động chính trị xã hội; năng lực phát triển nghề nghiệp.

Đánh giá GV theo Chuẩn là một quá trình thu thập các minh chứng thích hợp và đầy đủ nhằm xác định mức độ năng lực nghề nghiệp của GV. Đánh giá giáo viên theo Chuẩn đòi hỏi có sự thay đổi cơ bản trong suy nghĩ của GV, hiệu trưởng và CBQL: đánh giá GV theo Chuẩn không phải chủ yếu để bình xét danh hiệu thi đua hằng năm, mà là xem xét những gì GV phải thực hiện và đã thực hiện được, những gì GV có thể thực hiện được. Trên cơ sở đó khuyến cáo GV xây dựng chương trình, kế hoạch tự rèn luyện, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp.

1.3.3.2. Mục đích của việc đánh giá GV theo Chuẩn

Đánh giá GV theo Chuẩn nhằm:

+ Xác định chính xác, khách quan mức độ năng lực nghề nghiệp của GV ở thời điểm đánh giá theo các tiêu chí trong Chuẩn. Trên cơ sở đó đưa ra những khuyến nghị cho GV và các cấp QLGD trong việc tổ chức đào tạo bồi dưỡng (xây dựng chương trình, lập kế hoạch, quy hoạch đào tạo bồi dưỡng, v.v...) nâng cao năng lực cho GV;

+ Trên cơ sở xác định mức độ năng lực nghề nghiệp GV, tiến hành xếp loại GV;

+ Cung cấp thông tin cho việc xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục;

+ Cung cấp những thông tin xác đáng làm cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện các chính sách đối với GV...

1.3.3.3. Phương pháp đánh giá, xếp loại GV theo Chuẩn

Khi thực hiện phương pháp đánh giá, xếp loại GV (Điều 11 Quy định Chuẩn nghề nghiệp GV trung học) cần chú ý:

+ Việc đánh giá giáo viên phải căn cứ vào các kết quả đạt được thông qua các chỉ báo và nguồn minh chứng phù hợp với các tiêu chí trong từng tiêu chuẩn của Chuẩn;

+ Việc xếp loại phải căn cứ vào cả hai điều kiện: Các mức điểm đạt được của các tiêu chí và tổng số điểm đạt được của tất cả các tiêu chuẩn.

Khi xếp loại, GV được xếp vào loại đạt chuẩn hoặc chưa đạt chuẩn. Điều kiện để xếp loại cụ thể như sau:

- Đạt chuẩn: Được xếp vào một trong ba loại: + Loại xuất sắc: Tất cả các tiêu chí đạt 3 điểm, có ít nhất 15 tiêu chí đạt mức 4 điểm, 90  tổng điểm 100.

+ Loại khá: Tất cả các tiêu chí đạt  2 điểm,

có ít nhất 15 tiêu chí đạt mức 3 điểm, mức 4 điểm, 65  tổng điểm 89.

+ Loại trung bình: Tất cả các tiêu chí đều đạt 1 điểm nhưng không xếp được ở các mức cao hơn.

- Chưa đạt chuẩn - loại kém

Xảy ra một trong hai trường hợp sau: tổng số điểm < 25 hoặc 25 điểm nhưng có tiêu chí không được cho điểm.

1.3.3.4. Quy trình đánh giá, xếp loại GV theo Chuẩn

Quy trình đánh giá, tính điểm và xếp loại GV trung học theo Chuẩn được tiến hành theo các bước cụ thể như sau:

Bước 1. GV tự đánh giá, xếp loại

Bước 2. Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại Bước 3. Hiệu trưởng đánh giá, xếp loại.

Nội dung các bước đã được trình bày trong Công văn số 660/BGDĐT- NGCBQLGD ngày 09/02/2010 của Bộ GDĐT hướng dẫn đánh giá, xếp loại GVtrung học theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT.

1.3.3.5. Một số điểm cần chú ý khi đánh giá, xếp loại theo Chuẩn

- Nếu việc đánh giá, xếp loại GV theo Chuẩn chỉ dừng lại ở việc tính điểm, xếp loại GV thì sẽ chỉ tác động vào một bộ phận nhỏ GV yếu kém

hoặc xuất sắc mà không kích thích được sự nỗ lực phấn đấu phát triển nghề nghiệp của toàn đội ngũ. Cần coi trọng việc đối chiếu với từng tiêu chí, kiểm tra các nguồn minh chứng, đánh giá đúng điểm mạnh, điểm yếu của mỗi GV, chỉ ra phương hướng khắc phục nhược điểm, phát huy ưu điểm của GV đó thì mới đạt được mục đích cơ bản của Chuẩn.

- Phải làm cho mỗi GV tự giác vận dụng Chuẩn để tự đánh giá, làm cho tập thể tổ chuyên môn thực sự quán triệt mục đích của Chuẩn và các yêu cầu đánh giá, xếp loại theo Chuẩn, tránh qua loa đại khái, dĩ hòa vi quý, chỉ nhằm vào cho điểm, xếp loại thì Chuẩn mới thực sự có tác động đến trình độ

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội theo chuẩn nghề nghiệ (Trang 36 - 39)