Nội dung phát triển đội ngũ GVcác trường THPT theo chuẩn nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội theo chuẩn nghề nghiệ (Trang 39 - 42)

1.4. Nội dung phát triển đội ngũ GV các trường THPT theo chuẩn nghề nghiệp nghề nghiệp

Đối với giáo dục đổi mới và phát triển ĐNGV các trường THPT theo chuẩn nghề nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng và cần thiết cho việc đảm bảo chất lượng giáo dục, chăm lo xây dựng ĐNGV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu chuyên môn, đạt chuẩn đào tạo theo quy định của Luật giáo dục.

UNESCO khẳng định: chỉ có đổi mới và phát triển mạnh mẽ ĐNGV mới đảm bảo chất lượng và phù hợp của giáo dục trong một thế giới đang thay đổi. Vì vậy, quản lý phát triển ĐNGV các trường THPT theo chuẩn nghề nghiệp là phải xây dựng và phát triển đủ về số lượng và mạnh về chất lượng.

ĐNGV các trường THPT là nguồn nhân lực quan trọng, quyết định chất lượng giáo dục. Vì vậy, việc phát triển đội ngũ ĐNGV nói chung và ĐNGV các trường THPT theo chuẩn nghề nghiệp nói riêng là điều tất yếu không thể thiếu được, đây cũng là một phần việc quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực của ngành giáo dục.

Nội dung phát triển nguồn nhân lực của ngành giáo dục bao gồm: Dự báo, quy hoạch phát triển ĐNGV, sử dụng ĐNGV, tạo môi trường sư phạm

thuận lợi để đảm bảo thu hút và duy trì ĐNGV làm việc có chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục – đào tạo của nhà trường.

- Dự báo là công việc thường ngày, không thể thiếu trong các hoạt động của người lao động. Mục tiêu cuối cùng của công tác dự báo là chỉ ra xu thế phát triển của đối tượng dự báo trong tương lai, tạo ra tiền đề cho quy hoạch, lập kế hoạch có căn cứ khoa học. Dự báo là xác lập những thông tin có căn cứ khoa học về các trạng thái của đối tượng dự báo trong tương lai, vạch ra các con đường khác nhau với một độ tin cậy nhất định.

Có nhiều cách hiểu khác nhau về dự báo: Dự báo được hiểu là những kiến giải có căn cứ khoa học về trạng thái khả dĩ của đối tượng như dự báo trong tương lai về các con đường khác nhau để đạt tới trạng thái tương lai ở các thời điểm khác nhau.

Như vậy, dự báo đóng vai trò quan trọng trong việc đề xuất những hoạch định chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội, giáo dục,… Đối với hoạt động quản lý phát triển ĐNGV các trường THPT thì dự báo giúp nhà quản lý, lãnh đạo đoán định được xu thế khả năng phát triển về số lượng, chất lượng, cơ cấu ĐNGV trong tương lai. Từ đó có kế hoạch, biện pháp tác động phù hợp để có kết quả cao nhất, góp phần phát triển ĐNGV các trường THPT theo chuẩn nghề nghiệp.

- Quy hoạch phát triển ĐNGV các trường THPT theo chuẩn nghề nghiệp là bản luận chứng khoa học về tiến trình phát triển ĐNGV trong thời gian quy hoạch. Trên cơ sở tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng ĐNGV, điểm mạnh, điểm yếu.

+ Về số lượng giảng viên môn học.

+ Về chất lượng, cơ cấu ĐNGV trong giai đoạn phát triển tiếp theo của nhà trường: Trình độ chuẩn nghề nghiệp của một giáo viên nói chung và trình

độ cần có để có thể đáp ứng việc mở rộng, phát triển quy mô cũng như cơ cấu trình độ đào tạo của nhà trường hiện nay.

- Trên cơ sở có quy hoạch phát triển ĐNGV, việc hiện thực hóa quy hoạch số lượng, chất lượng, cơ cấu, ĐNGV được thực hiện qua công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng ĐNGV và tạo môi trường sư phạm thuận lợi.

- Những nội dung đào tạo, bồi dưỡng cho ĐNGV cần phải được coi trọng hàng đầu là: cần phải bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm, nhận thức chính trị, nhằm trước hết là để đạt được chuẩn theo quy định của Nhà nước, tiếp đến là đào tạo nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội trong thời đại thông tin.

- Việc lãnh đạo thực hiện quy hoạch tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng ĐNGV được thể hiện ở những chỉ đạo tác động tới ĐNGV để họ nhận thức được yêu cầu của nhà trường và nhu cầu của bản thân, trên cơ sở đó có thái độ nhiệt tình, tự giác nỗ lực phấn đấu học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, đồng thời phát huy hết khả năng để thực hiện tốt nhất mục tiêu giáo dục đào tạo và xu thế phát triển của nhà trường.

- Kiểm tra, đánh giá là nhiệm vụ thường xuyên nhằm tìm ra những mặt ưu điểm, mặt hạn chế trong công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng ĐNGV và môi trường sư phạm của nhà trường, từ đó đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh nếu có sự lệch hướng quy hoạch, làm cho quy hoạch được thực hiện hóa một cách đúng hướng và có hiệu quả.

Tóm lại, quản lý phát triển ĐNGV các trường THPT theo chuẩn nghề nghiệp là việc thực hiện các chức năng quản lý trong các nội dung của phát triển ĐNGV.

Như vậy, quản lý việc phát triển ĐNGV các trường THPT không chỉ đơn thuần là duy trì ĐNGV là những giải pháp tình thế, mà phải được thực hiện

trong một kế hoạch tổng thế, có tính chiến lược lâu dài theo sát sự phát triển nhà trường và ĐNGV.

1.4.1. Phát triển đội ngũ GV về số lượng

Việc phát triển ĐNGV các trường THPT theo chuẩn nghề nghiệp về số lượng thực chất là xây dựng ĐNGV các trường THPT theo chuẩn nghề nghiệp đủ về số lượng, chuyên sâu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Khi xem xét về số lượng ĐNGV các trường THPT theo chuẩn nghề nghiệp, một nội dung quan trọng là những biến động liên quan đến sự chi phối việc tính toán số lượng như: Việc bố trí, sắp xếp đội ngũ, tình trạng sĩ số học sinh/lớp cũng như việc định mức giờ dạy, chương trình môn học, phương pháp dạy học mới đều có ảnh hưởng đến việc chi phối đến số lượng ĐNGV.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội theo chuẩn nghề nghiệ (Trang 39 - 42)