Chuẩn nghề nghiệp giáo viên của Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội theo chuẩn nghề nghiệ (Trang 33 - 36)

Chuẩn nghề nghiệp GV trung học tiếp thu những kinh nghiệm xây dựng Chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 4/5/2007 của Bộ GDĐT, Chuẩn nghề nghiệp GV mầm non được ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 21/01/2008 của Bộ GDĐT và những kết quả nghiên cứu của một số đề tài khoa học do Dự án Phát triển giáo viên THPT & TCCN tiến hành trong năm 2007 và 2008.

a. Chuẩn nghề nghiệp GV trung học (dưới dây gọi tắt là Chuẩn) phải tuân thủ những quy định đối với GV trong các văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam.

b. Chuẩn phải tiếp thu vận dụng những xu hướng thế giới và những kinh nghiệm trong nước về xây dựng Chuẩn nghề nghiệp và công tác đánh giá GV.

c. Chuẩn phải bảo đảm tính khoa học, tính thực tiễn, khả thi, dễ vận dụng.

1.3.2.3. Cấu trúc chuẩn

- Chuẩn được xây dựng trên cơ sở kết hợp mô hình cấu trúc nhân cách

với mô hình hoạt động nghề nghiệp, phản ánh những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của ĐNGV. Ở nước ta có thói quen truyền thống phân biệt phẩm chất với năng lực, phân biệt năng lực chuyên môn với năng lực nghiệp vụ, năng lực dạy học với năng lực giáo dục (nghĩa hẹp). Trong thực tế, người GV môn học thực hiện chức năng dạy học và giáo dục một cách đan xen, hoà quyện với nhau, thể hiện năng lực chuyên môn và nghiệp vụ tích hợp, xen kẽ với nhau. Sự phân biệt trên chỉ là tương đối, thuận tiện cho việc đánh giá GV theo tư duy phân tích trước khi có sự đánh giá chung theo tư duy tổng hợp. Việc phân biệt các nhóm năng lực của người GV tuỳ thuộc vào thực tế sử dụng GV ở mỗi nước trong từng giai đoạn. Ở nước ta thường phân biệt năng lực chuyên môn (kiến thức) với năng lực nghiệp vụ (kĩ năng sư phạm). Thực ra phẩm chất và kiến thức cũng là những yếu tố cấu thành năng lực của người GV.

Trong xây dựng Chuẩn, việc phân tích các năng lực của người GV được căn cứ vào các hoạt động cơ bản trong nghề dạy học, lần lượt theo các công đoạn hành nghề của người GV. Theo cách tiếp cận này, có thể trình bày các năng lực của người GV như sau:

+ Năng lực xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục;

+ Năng lực thực hiện kế hoạch giáo dục (gồm năng lực dạy học và năng lực giáo dục nghĩa hẹp);

- Năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục; + Năng lực hoạt động xã hội ;

+ Năng lực giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục; + Năng lực phát triển nghề nghiệp.

Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay cần đặc biệt nhấn mạnh các năng lực chẩn đoán, đánh giá, giải quyết các vấn đề và cần chú ý những yêu cầu mới về năng lực thực hiện kế hoạch giáo dục.

Với các năng lực đó, có thể ghép lại thành 5 nhóm năng lực: + Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục; + Năng lực dạy học;

+ Năng lực giáo dục;

+ Năng lực hoạt động chính trị, xã hội ; + Năng lực phát triển nghề nghiệp.

- Chuẩn (từ Điều 4 đến Điều 9, Chương II: Chuẩn nghề nghiệp GV trung học) được trình bày thành 6 tiêu chuẩn (mỗi Điều là một tiêu chuẩn); mỗi tiêu chuẩn được cụ thể hoá thành một số tiêu chí (từ 2 đến 8 tiêu chí, tuỳ nội dung của tiêu chuẩn). Mỗi tiêu chí đều có tiêu đề để dễ nhớ, có nội dung cô đọng, chứa đựng những dấu hiệu cơ bản về chất lượng theo định hướng đổi mới giáo dục hiện nay. Tất cả các tiêu chí đều được đánh giá theo thang điểm 4. Mức 1 điểm phản ánh yêu cầu tối thiểu GV phải đạt về tiêu chí đó. Mức điểm của từng tiêu chí có thể tham khảo trong Phụ lục 1 của Công văn số 660/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 09/02/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mỗi mức điểm cao hơn bao gồm các yêu cầu của mức điểm thấp hơn liền kề cộng thêm một vài yêu cầu mới đối với mức điểm đó. Việc phân biệt

các mức điểm cao, thấp dựa vào số lượng và chất lượng các hoạt động giáo viên đã thực hiện. Tuỳ từng tiêu chí, phần chỉ báo cho mức độ đạt được của tiêu chí được thể hiện hoặc bằng số lượng hành động hoặc bằng chất lượng sản phẩm hoạt động của giáo viên. Điều này được đánh giá bởi các động từ hành động hoặc các trạng từ, tính từ (xem Phụ lục 1 kèm theo Công văn số 660/BGDĐT-NGCBQLGD) và được gọi là từ khóa. Để người tự đánh giá hoặc người đánh giá dễ đối chiếu, 4 mức điểm trong mỗi tiêu chí đều được trình bày theo một cấu trúc đồng dạng.

Nguồn minh chứng được quy định chung cho từng tiêu chuẩn (không quy định cho từng tiêu chí). Nói chung, các nguồn minh chứng này nằm trong số các loại hồ sơ, sổ sách đã được quy định trong Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Ở một số tiêu chuẩn, khuyến khích giáo viên chuẩn bị thêm một vài nguồn minh chứng khác. Mỗi nguồn minh chứng được mã hoá bằng số thứ tự để giáo viên tiện kê khai những cái mình có vào phiếu tự đánh giá.

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội theo chuẩn nghề nghiệ (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)