Thị trường xuất khẩu sản phẩm từ rau quả

Một phần của tài liệu đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm từ rau quả của công ty cổ phần thương mại xây dựng 5 hải phòng (Trang 42 - 85)

Chúng ta biết rằng hoạt động kinh doanh luôn diễn ra trên thương trường và phải bắt nguồn từ thị trường, các sản phẩm từ rau quả là sản phẩm luôn gắn liền với thị trường và xuất phát từ thị trường, sản xuất theo yêu cầu của thị trường. Có thể nói rằng, thị trường cho sản phẩm từ rau quả là khá lớn. Tuy nhiên rất khó có một điều kiện cho bất cứ một công ty nào có đủ sức mạnh vươn ra thị trường trên toàn thế giới, các công ty chỉ có thể quan tâm tới một số thị trường trọng điểm để tập trung vào các bạn hàng ở đó. Mở rộng thị trường xuất khẩu luôn là điều mà Công ty cổ phần Thương mại Xây dựng 5 Hải Phòng mong muốn nhất. Công ty xác định để tồn tại và phát triển không chỉ dựa vào thị trường hiện có mà phải vươn tới các thị trường mới. Vì bên cạnh những bạn hàng tiềm năng thì việc có thêm những bạn hàng mới ở những nước khác cũng giúp cho công ty nâng cao

được sản lượng xuất khẩu của mình thị trường mới công ty sẽ có nhiều cơ hội khai thác các tiềm năng và thế mạnh mới. Vì vậy mà công tác mở rộng thị trường là vấn đề quan trọng đối với công ty hiện nay.

Trước tình hình cực kỳ khó khăn của nền kinh tế toàn cầu, công ty cổ phần Thương mại Xây dựng 5 Hải Phòng đã từng bước mò mẫm, tìm kiếm thị trường mới, củng cố thị trường tìm được và không ngừng tìm cách mở rộng thị trường. Mặt khác chính sách kinh tế mới hướng vào xuất khẩu đã tạo cho công ty vươn mạnh hơn ra thị trường thế giới, tăng dần kim ngạch xuất khẩu sản phẩm từ rau quả. Và đến năm 2011, sản phẩm của công ty đã có mặt tại 3 thị trường là Nga, Mông Cổ và Mỹ.

Chúng ta có thể xem xét số liệu cụ thể sau về cơ cấu thị trường hai năm 2010 và 2011 qua hai biểu đồ sau:

(Nguồn: Báo cáo thường niên của CTCPTMXD5HP)

(Nguồn: Báo cáo thường niên của CTCPTMXD5HP)

Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng các thị trường xuất khẩu năm 2011

Hai biểu đồ tròn trên đã chỉ ra rõ tỷ trọng xuất khẩu của công ty sang mỗi thị trường. Năm 2010 thì xuất khẩu sang Nga chiếm đến 90,1 %, trong khi tỷ trọng thị trường Mông Cổ chỉ là 8,97% và thị trường Mỹ là 0,93%. Sang đến năm 2011, tỷ trọng giữa 3 thị trường không thay đổi nhiều, chiếm phần lớn vẫn là thị Nga với tỷ trọng 91,42%, tỷ trọng thị trường Mỹ với 1,66% có tăng thị phần lên một chút, trái lại thì tỷ trọng của thị trường Mông Cổ giảm về thị phần còn 6,92%. Do mới chỉ có số liệu của 2 năm gần đây nên chúng ta chưa thể đưa ra được kết luận nào và xu hướng của tỷ trọng các thị trường trong thời gian tới. Tuy vậy qua đây chúng ta cũng khẳng định được thêm mục đích kinh doanh công ty ở mỗi thị trường đã được phản ánh đúng qua các số liệu nêu trên.

Sau đây chúng ta sẽ đi xem xét cụ thể từng thị trường, có ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của công ty.

Thị trường Nga

Có mặt từ những ngày đầu công ty tham gia xuất khẩu sản phẩm từ rau quả, thị trường Nga luôn được công ty xác định là thị trường trọng điểm mà mình hướng tới. Sở dĩ có được điều này là do thông qua tìm hiểu thị trường và các công ty trong nước cũng tham gia lĩnh vực này.

Thực tế cho thấy Nga là đất nước rộng lớn nhất thế giới với diện tích 17 075 400 km2 bao phủ hơn một phần chín diện tích lục địa Trái nên dân số đông. Trên lãnh thổ nước Nga hiện nay có tổng cộng 142,9 triệu người sinh sống, đây là nguồn cầu lớn cho rau quả đóng hộp. Nga trải dài trên phần phía bắc của siêu lục địa Á -Âu, chiếm phần lớn khu vực Bắc cực và cận Bắc cực nên khí hậu ở đây khắc nghiệt. Trên hầu khắp lãnh thổ chỉ có hai mùa riêng biệt - mùa đông và mùa hè, mùa xuân và mùa thu thường chỉ là những giai đoạn thay đổi ngắn giữa thời tiết cực thấp và cực cao. Vào mùa đông, nhiệt độ lạnh đi cả từ phía nam tới phía bắc và từ phía tây tới phía đông. Việc trồng nông sản hoa mầu trên đất nước Nga đặc biệt ở phía Bắc là rất khó khăn, có trồng được thì thu hoạch với số lượng rất ít, không đủ để đáp ứng nhu cầu của cả nước với số dân đông như vậy.

Tuy vậy thì chính khí hâu lạnh này khiến cho các sản phẩm từ rau quả đóng hộp khi xuất sang đây có thể bảo quản được lâu. Thêm nữa là đặc tính của dưa chuột đóng hộp, cà chua đóng hộp và dứa đóng hộp ăn lạnh ngon hơn nên các sản phẩm này được người dân Nga rất ưa chuộng sử dụng. Vậy nên nguồn cầu sản phẩm từ rau quả là khá lớn. Chính vì những lý do này Công ty cổ phần Thương mại Xây dựng 5 Hải Phòng đã xác định thị trường Nga là thị trường đầu tiên và thị trường chính mà Công ty xuất khẩu sản phẩm từ rau quả.

Thị trường Mông Cổ

Mông Cổ là một quốc gia Trung Á giáp với Liên bang Nga về phía bắc. Đây là quốc gia có diện tích lớn thứ 19 trên thế giới đồng thời là quốc gia không giáp biển có diện tích lớn thứ nhì. Với một diện tích rộng lớn nhưng dân số chỉ khoảng hơn 3 triệu người, Mông Cổ trở thành nước có mật độ dân cư thấp nhất hành tinh. Hầu hết nước này đều nóng vào mùa hè và rất lạnh về mùa đông, một số vùng tại đó có hầu như không có mưa trong nhiều năm. Phần lớn đất đai Mông Cổ không thể trồng trọt được, chủ yếu là thảo nguyên, đồi núi và sa mạc. Chính thời tiết khắc nghiệt như vậy nên người dân Mông Cổ không có đủ rau quả để đáp ứng nhu cầu của người dân, vậy nên phải nhập khẩu các sản phẩm rau quả đóng hộp từ nước ngoài.

Khi đã xác định được thị trường Nga thì công ty cũng đã nghĩ tới thị trường Mông Cổ nhưng đến năm 2010 công ty mới có đủ điều kiện sản xuất để tìm kiếm đến thị trường này. Tính đến nay thì đây là thị trường lớn thứ hai đối với công ty, nhưng doanh thu từ thị trường này chưa cao, mới chỉ là bước tiếp cận thị trường nên công ty còn cần cải thiện phần xuất khẩu sang thị trường này.

Nhắc đến thị trường Mỹ thì cả thế giới đều biết đến với sự “khó tính” của người tiêu dùng và yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn kỹ thuật mà nước này đề ra. Cụ thể là trước khi xuất khẩu mặt hàng thực phẩm đồ uống sang thị trường Hoa Kỳ, doanh nghiệp Việt Nam cần đảm bảo các yêu cầu sau: Đảm bảo sản phẩm của bạn đáp ứng các tiêu chuẩn của Ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ (CPSC); Đảm bảo thương hiệu của công ty bạn đã được đăng ký quốc tế; Đảm bảo sản phẩm của bạn đáp ứng các quy định về dán nhãn thực phẩm có liên quan; Đảm bảo công ty bạn đã được bảo hiểm phù hợp; Đảm bảo công ty bạn có đăng ký với Cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) nhằm phù hợp với Đạo luật chống khủng bố của Hoa Kỳ; Đảm bảo thông báo trước cho FDA trước khi hàng hóa của bạn rời khỏi Việt Nam

Nhưng không thể phủ định đây là nguồn cầu lớn của toàn thế giới ở nhiều mặt hàng. Trong mọi lĩnh vực kinh doanh các doanh nghiệp đều mong muốn có khả năng đáp ứng được yêu cầu của thị trường này để có thể khẳng định được uy tín, thương hiệu trên thế giới. Và Công ty cổ phần Thương mại Xây dựng 5 Hải Phòng cũng không nằm ngoài số đó. Công ty xác định Mỹ không phải là thị trường chính mà công ty muốn hướng tới. Nhưng để có thể mở rộng được thị trường của công ty thì bước tiếp theo cần làm là tạo được lòng tin với các bạn hàng mới để họ tin tưởng mà kí kết hợp đồng với công ty. Vậy nếu xuất khẩu được sản phẩm từ rau quả vào thị trường Mỹ thì cũng đồng nghĩa với việc uy tín được tạo dựng. Có xuất khẩu được vào thị trường “ khó tính” như Mỹ thì đương nhiên các sản phẩm này phải đạt được những tiêu chuẩn khắt khe về kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm mà công ty này đề ra và công ty cũng đã làm được điều đó.

Năm 2010, song song với việc mở rộng thị trướng sang Mông Cổ thì công ty cũng đã xuất khẩu được những lô hàng đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ. Đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực kinh doanh này, đặc biệt là về mặt chất lượng sản phẩm. Tuy rằng số lượng không phải là lớn, kim ngạch xuất khẩu không phải là cao nhưng công ty đã đạt được mục đích tạo dựng lòng tin vào chất lượng sản phẩm của mình.

Như vậy tính đến năm 2010 khi mà công ty đã có được 3 thị trường là Nga, Mỹ và Mông Cổ thì ta có thể dễ dàng nhận thấy tỷ trọng kim ngạch thị trường Nga là cao hơn cả. Giải thích cho điều này có 2 lý do: một là ngay từ ngày đầu công ty đã xác định rõ ràng Nga là thị trường trọng điểm và lâu dài mà công ty hướng đến làm thị trường xuất khẩu sản phẩm từ rau quả, hai là thị trường Mông Cổ và Mỹ mới chỉ bắt đầu được công ty xâm nhập vào hai năm, lại là lúc khó khăn kinh tế toàn cầu nên kim ngạch vào hai thị trường này mới còn thấp như vậy. Trong những năm tới đây, bên cạnh việc giữ thị trường tiềm năng là Nga thì công ty cũng cần có

chiến lược đúng đắn để đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu vào hai thị trường là Mông Cổ và Mỹ.

Thông qua việc phân tích từng thị trường cụ thể nói trên thì chúng ta cũng đã nắm bắt được mốc thời gian mà công ty xuất khẩu sản phẩm của mình sang mỗi thị trường, đồng thời cũng hiểu được nguyên nhân tại sao mà công ty lại hướng đến từng thị trường. Nói đúng hơn là hiểu rõ mục đích của công ty khi xuất khẩu sản phẩm của mình sang các thị trường đó.

2.3.4 Giá cả sản phẩm xuất khẩu từ rau quả

Trong kinh doanh thì giá cả luôn là vấn đề mà cả hai bên đối tác đều qua tâm hàng đầu. Làm sao để có một giá cả hợp lý để những doanh nghiệp bán hàng không bị thua lỗ mà vấn khiến cho doanh nghiệp mua hàng chấp nhận được giá đó luôn là một trong những câu hỏi đặt ra cho những người lãnh đạo. Không những thế, trên thị trường nghiêm khắc hiện nay thì giá cả của một doanh nghiệp còn ảnh hưởng đến cả một ngành, đặc biệt là khi luật chống bán phá giá bắt đầu được ban hành ở một số quốc gia trên thế giới. Điều này đòi hỏi một doanh nghiệp khi tính toán, xác định giá mỗi sản phẩm cho doanh nghiệp còn phải quan tâm đến những doanh nghiệp khác cùng ngành. Có như vậy thì doanh nghiệp đó mới có thể phát triển được lâu dài.

Trong vòng 5 năm vừa qua, Công ty cổ phần Thương mại Xây dựng 5 Hải Phòng luôn thận trọng trong vấn đề xác định giá cả của mỗi loại sản phẩm. Hơn nữa do không phải chỉ có một thị trường nên công ty cũng phải xác định giá cả cho sản phẩm trên mỗi thị trường. Điều này phải tùy thuộc vào điều kiện của phía đối tác nói riêng và thị trường nói chung.

Thị trường Nga là nơi mà công ty xuất khẩu tất cả các loại sản phẩm và giá cả mà công ty đặt ra cho những bạn hàng Nga này cũng thay đổi theo từng năm như ta thấy ở các bảng số liệu cụ thể từng mặt hàng ở từng thị trường như dưới đây:

2.3.4.1 Giá cả thị trường Nga

Mặt hàng chủ lực của công ty đã được xác định ngay từ những ngày đầu sản xuất kinh doanh sản phẩm từ rau quả là dưa chuột đóng hộp nên thông qua diễn biến giá cả của mặt hàng này chúng ta cũng có thể suy ra được diễn biến chung về giá cả các sản phẩm xuất khẩu của công ty trong giai đoan 2007-2011.

Bảng 2.11: Giá cả dưa chuột đóng hộp trên thị trường Nga (2007-2011) (Đơn vị: USD/lọ) STT Tên sản phẩm Dung tích Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1 Dưa chuột bao tử dầm dấm vị mù tạt 500ml 0,316 0,338 0,378 0,3333 0,3666 2 Dưa chuột bao tử dầm dấm vị tỏi 500ml 0,311 0,335 0,375 0,3333 0,3666 3 Dưa chuột bao tử vị tiêu 500ml 0,311 0,335 0,375 0,3333 0,3666 4 Dưa chuột bao tử dầm dấm vị hành tây 500ml 0,311 0,335 0,375 0,3333 0,3666 5 Dưa chuột trung tử dầm dấm vị mùi tạt 720ml 0,322 0,4 0,425 0,3666 0,44 6 Dưa chuột trung tử dầm dấm vị tỏi 720ml 0,372 0,395 0,417 0,3666 0,44 7 Dưa chuột trung tử vị tiêu 720ml 0,372 0,395 0,417 0,3666 0,44 8 Dưa chuột trung tử dầm dấm vị hànhtây 720ml 0,372 0,395 0,417 0,3666 0,44

9 Dưa chuột bao tử dầm dấm lọ 1500ml - - - - 0,92

10 Dưa chuột Phú Thịnh dầm dấm lọ 720ml 0,335 0,365 0,425 0,3666 0,4183 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1500ml - 0,79 0,84 0,75 0,8

11 Dưa chuột A-Jax dầm dấm lọ 720ml 0,355 0,385 0,42 0,375 0,44

1500ml - 0,795 0,84 0,75 0,8

(Nguồn: Báo cáo thường niên của CTCPTMXD5HP)

Bảng giá trên cho chúng ta thấy ở tất cả các mặt hàng thuộc về dưa chuột đóng hộp có năm 2007 thì giá dao động từ 0,311USD/lọ đến 0,372USD/lọ. Sang năm 2008, 2009, giá của các sản phẩm này đều tăng dần. Năm 2008 giá dao động từ 0,335 USD/lọ đến 0,4USD/lọ nếu không tính sản phẩm mới có ở năm này. Năm 2009 giá tăng hơn khi dao động từ 0,375USD/lọ đến 0,417/lọ, với sản phẩm mới có năm 2008 thì giá đã tăng từ 0,79 đến 0,84USD/ lọ.

Năm 2010, do cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2009 mà đến giờ công ty mới chịu tác động thì ngay lập tức đã làm giá thành các sản phẩm giảm đáng kể. Lúc này giá chỉ còn dao động từ 0,3333 đến 0,75USD/lọ, thậm chí giá còn thấp hơn cả năm 2008. Điều này chắc chắn đã làm doanh thu công ty trong linh vực này giảm nhiều. Năm 2011, khi mà hậu quả khủng hoảng kinh tế đã giảm nhiều thì công ty đã tăng được giá của các sản phẩm này với giá dao động từ 0,3666USD/ lọ đến 0,8USD/ lọ. Tuy giá cả chưa được cao như năm 2009 nhưng cũng còn cao hơn giá năm 2008.

Bảng 2.12: Giá cả cà chua đóng hộp trên thị trường Nga (2007-2011) (Đơn vị: USD/ lọ)

STT Tên sản phẩm Dung tích Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1 Cà chua trứng

dầm dấm 720ml 0,335 0,365 0,4 0,388 0,38 2 1500ml - 0,79 0,8 - 0,72 3 Cà chua dầm dấm trong nước cà 720ml - - 0,416 0,4041 0,042 4 1500ml - - - - 0,8 5 Cà chua bi dầm dấm 500ml - - 0,32 0,3166 0,38 6 720ml - - 0,4 3,9 0,44 7 Cà chua bi đỏ vàng 500ml - - 0,25 0,2 0,3 8 Cà chua bóc vỏ trong hộp thiếc 850ml - - - - 0,5

(Nguồn: Báo cáo thường niên của CTCPTMXD5HP)

Năm 2007 cà chua chỉ có loại là cà chua trứng dầm dấm bán với giá 0,355USD/lọ. Năm 2008 sản phẩm này tăng giá lên 0,365USD/lọ. Năm 2009 khi mà sản phẩm cà chua đóng hộp đã đa dạng hơn 2 năm trước thì giá của 2 sản phẩm có năm 2008 cũng đã tăng lên, cà chua trứng dầm dấm là 0,4USD/lọ và cà chua dầm dấm trong nước cà là 0,8USD/ lọ.

Năm 2010 giá sản phẩm này giảm do khủng hoảng kinh tế từ năm 2009, các sản phẩm cà chua đóng hộp đều đồng loại giảm giá. Nếu như năm 2009 giá dao động từ 0,25 đến 0,8USD/lọ thì năm 2010 giá chỉ dao động từ 0,2 đến

Một phần của tài liệu đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm từ rau quả của công ty cổ phần thương mại xây dựng 5 hải phòng (Trang 42 - 85)