Tổng quan tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam

Một phần của tài liệu đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm từ rau quả của công ty cổ phần thương mại xây dựng 5 hải phòng (Trang 28 - 31)

Trong những năm gần đây, tình hình xuất khẩu rau quả Viêt Nam nhìn chung đang có những thay đổi theo chiều hướng tốt khi mà kim ngạch xuất khẩu này một tăng nhanh, chất lượng ngày một tốt hơn và thị trường được mở rộng, bên cạnh đó các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này cũng không thể tránh khỏi một số những tồn tại. Cụ thể trong vòng 5 năm trở lại đây:

Về Kim ngạch

Trong những năm qua xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang các thị trường có biến chuyển đáng kể khi mà kim ngạch ngày một tăng như bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam (2007-2011)

(Đơn vị: triệu USD)

Chỉ tiêu Năm

2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Kim ngạch xuất khẩu 304,5 381,3 421,5 450,5 601,2

Mức tăng tuyệt đối - 76,8 40,2 29 150,7

Mức tăng tương đối (%) - 25,2 10,5 6,9 33,4

(Nguồn: Báo cáo của hiệp hội rau quả Việt Nam)

Theo báo cáo của hiệp hội rau quả Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2007 đạt 304, 5 triệu USD thì đến năm 2011 đã tăng lên 601,2 triệu USD. Trong vòng 5 năm kim ngạch đã tăng lên gần 2 lần. Các năm 2008, 2009, 2010 có tăng so với những năm trước nhưng năm 2010 tăng rất ít chỉ là 29 triệu USD tương đương với 6,9%, nguyên nhân là do thời tiết xấu tại nhiều vùng chuyên canh rau quả lớn trên thế giới đã ảnh hưởng đến nguồn cung và giá rau quả tăng cao, tạo điều kiện cho xuất khẩu sản phẩm từ rau quả tăng cao. Nhưng nhìn chung các năm này mức tăng đều không cao đột biến như năm 2011 với mức tăng tương đối là 33,4%, đơn giá trung bình một số loại rau quả tăng khá mạnh do nhu cầu tăng cao.

Trong những năm đó kim ngạch xuất khẩu của từng loại mặt hàng rau quả không phải lúc nào cũng tăng và kim ngạch xuất khẩu sang mỗi thị trường cũng thay đổi tăng giảm thất thường. Điều này cho thấy các doanh nghiệp xuất khẩu mới chỉ quan tâm đến tổng kim ngạch xuất khẩu chứ chưa quan tâm đúng mực vào từng loại sản phẩm. Mặt khác, do đặc điểm của mặt hàng này là phụ thuộc phần lớn vào thiên nhiên nên tình trạng mất mùa là không thể tránh khỏi. Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng khá đều nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ so với kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Kim ngạch xuất khẩu tăng chủ yếu do giá tăng chứ khối lượng tăng ít. Vậy nên việc kiểm soát chặt chẽ tình hình kinh doanh mặt hàng này cần phải có sự liên kết của tất cả các doanh nghiệp và sự quan tâm của Nhà nước, hạn chế được rủi ro do thiên nhiên gây ra.

Về chất lượng

Bằng nhiều hoạt động đào tạo, tập huấn, xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn đã nâng cao kỹ thuật sản xuất và chất lượng rau quả tăng hiệu quả sản xuất so với giai đoạn trước đây. Ngành rau quả đã chủ động đầu tư công nghệ, giống mới nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng chiến lược phát triển của ngành. Đầu tư xây dựng mới nâng cấp một số nhà máy chế biến nước quả cô đặc, đồ hộp, rau quả động lạnh, với tổng công suất 100.000 tấn/năm. Nhằm bắt kịp nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, ngành rau quả cũng đang tích cực cải tiến mẫu mã sản phẩm, giảm cơ cấu nguyên liệu một số mặt hàng; tìm cách nhập khẩu các giống mới có năng suất và chất lượng cao hơn. Ngoài ra còn tăng cường quảng bá thương hiệu thông qua các hội chợ thực phẩm- đồ uống trong nước và quốc tế để ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, để sản xuất kinh doanh hiệu quả, các địa phương cần sớm quy hoạch vùng nguyên liệu ổn định cho các nhà máy.

Dù đã có những tiến bộ rõ rệt trong chất lượng sản phẩm như đã nêu ở trên nhưng do tập quán sản xuất quy mô nhỏ với lượng vốn nhỏ nên chất lượng hàng hoá thực sự còn thấp và không đồng đều so với những sản phẩm của đối thủ cạnh tranh các nước phát triển khác trên thế giới. Đặc biệt việc quản lý dư lượng thuốc Bảo vệ thực vật rất kém. Trong khi thế giới đang tiến tới sản xuất rau quả sạch, rau quả hữu cơ, yêu cầu khắt khe vệ sinh an toàn thực phẩm. Tham gia WTO, Việt Nam mở cửa thị trường, trong đó có thị trường rau quả nên đây cũng là thách thức lớn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng từ rau quả.

Mới đây nhất Theo Cục Bảo vệ thực vật, nông sản Việt Nam đang có nguy cơ mất thị trường EU, bởi lẽ, nhiều lô hàng rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang các nước EU bị thông báo vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật, do nhiễm vi sinh vật và một số dịch hại. Hiện Tổng vụ Sức khỏe và người tiêu dùng của Ủy ban châu Âu cũng đã ra thông báo kể từ ngày 15/1/2012

đến 15/1/2013, nếu phát hiện thêm 5 trường hợp vi phạm quy định an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật, EU sẽ cấm nhập khẩu rau quả của Việt Nam. Nguyên nhân chính của thực trạng này là công nghệ thu hoạch, bảo quản và chế biến rau quả VN còn yếu. Bên cạnh đó, việc chưa chuyên nghiệp trong quy trình sản xuất- tiêu thụ đã khiến sức cạnh tranh của rau quả Việt Nam giảm sút.

Vì vậy, để nâng cao chất lượng mặt hàng rau, quả xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài không chỉ thuộc EU thì Nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa công tác kiểm soát về chất lượng, đồng thời, các doanh nghiệp cần chủ động thu thập những thông tin về quy định của các nước, để có sự chủ động trong xuất khẩu hàng hóa, tránh những tổn thất nặng nề có thể xảy ra, làm mất uy tín của hàng hóa nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Về thị trường

Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình không chỉ là mong muốn của riêng các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh rau quả mà còn là của tất cả các doanh nghiệp nói chung. Nhằm thực hiện mục tiêu đó, trong những năm qua các doanh nghiệp đã không ngừng tìm kiếm và xâm nhập vào các thị trường tiềm năng trên thế giới.

Tính đến nay thì rau quả của Việt Nam đã có mặt trên 50 quốc gia trên thế giới, trong đó chủ yếu là Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hà Lan, CHLB Nga, Đài Loan, Đức, Pháp, Anh, Urkaina. Số liệu thống kê gần đây chỉ ra rằng Trung Quốc chiếm hơn một nửa (56%) xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Mặc dù xuất khẩu rau quả của Trung Quốc hiện nay lớn gấp 10 lần nhập khẩu nhưng hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc trong những năm gần đây gia tăng đáng kể. Tiếp theo là Đài Loan, nước nhập khẩu rau quả lớn thứ hai của Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật, mỗi thị trường chiếm từ 5-10% xuất khẩu của Việt Nam. Các nước khác chiếm dưới một phần tư (1/4) xuất khẩu của Việt Nam.

Với điều kiện khí hậu thuận lợi, cộng với gần 70% số dân làm nghề nông và diện tích đất canh tác rau, quả vào khoảng 1,5 triệu ha, Việt Nam có tiềm năng phát triển ổn định lâu dài trong sản xuất và xuất khẩu sản phẩm rau, quả. Thị trường rau quả mà Việt Nam có thể xuất khẩu còn nhiều, nhưng điều quan trọng là phải xuất khẩu được những mặt hàng đáp ứng được yêu cầu về chất lượng mà những thị trường đó. Vậy nên trong giai đoạn tới đây, để có thế mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả thì vấn đề đâu tiên mà Nhà nước và các doanh nghiệp cần quan tâm tới đâu tiên đó là chất lượng sản phẩm. Điều này không chỉ để tìm kiếm thêm thị trường mà còn là điều kiện để giữ vững được những thị trường tiềm năng mà Việt Nam đang có.

Một phần của tài liệu đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm từ rau quả của công ty cổ phần thương mại xây dựng 5 hải phòng (Trang 28 - 31)